Chạy đua tiến sĩ hủy hoại môi trường học thuật VN

Nhà báo Trần Ngọc Châu cho biết như vậy khi trao đổi với VietNamNet xung quanh chủ đề chấn chỉnh đào tạo tiến sĩ - một chủ trương mà Thủ tướng Chính phủ vừa có chỉ đạo trong ngày 4/5.

Nhà báo Trần Ngọc Châu cho biết như vậy khi trao đổi với VietNamNet xung quanh chủ đề chấn chỉnh đào tạo tiến sĩ - một chủ trương mà Thủ tướng Chính phủ vừa có chỉ đạo trong ngày 4/5.

>>Tiến sĩ “dởm” càng làm lãnh đạo càng chết!

Phóng viên: Theo quan sát của ông, trong đào tạo tiến sĩ hiện nay ở VN đang có lệch chuẩn gì?

Nhà báo Trần Ngọc Châu: Hiện nay ở Việt Nam đang có bất cập trong đào tạo tiến sĩ ở lĩnh vực khoa học xã hội. Lý do là nền tảng tư tưởng và học thuật là khoa học xã hội duy vật biện chứng Mác-Lê, nên sẽ khó có những lý thuyết khác được chấp nhận hay được nghiên cứu một cách công bằng, về mặt học thuật.

Theo ông, những đề tài nghiên cứu như thế nào thì đáng được xem xét để làm làm tiến sĩ?

Mỗi nền đại học và thậm chí mỗi định chế đại học, về nguyên tắc, có quyền định ra các tiêu chuẩn riêng biệt. Tuy nhiên, khoa học và học thuật nó có giá trị phổ quát nhân loại nên, theo tôi, có thể tham khảo cách học và chuẩn bị luận án tiến sĩ tại Hoa Kỳ.

Xin nói ngay là ở Mỹ, có những ngành học như dược khoa, thì chỉ cần học đủ 7 năm và đủ điểm thì được cấp bằng Doctor (tiến sĩ) mà không cần bảo vệ luận án.

Nên nhớ không có một đề tài nào là hoàn hảo. Tuy nhiên, trong việc tìm kiếm một đề tài bạn hãy nhớ 8 yếu tố quan trọng sau đây: Cần thiết và thú vị; Có cơ sở lý luận nghiên cứu; Có trách nhiệm với các phương pháp nghiên cứu; Có thời hạn hợp lý để hoàn thành: Kết quả nghiên cứu (tiềm năng) mang tính cân xứng, khách quan khoa học; Phù hợp với khả năng và sở thích (của nghiên cứu sinh); Đề tài dễ xin học bổng; Phát triển chuyên môn của nghiên cứu sinh.

Ngoài ra, các nguồn tiềm năng để phát hiện các đề tài luận án tiến sĩ bao gồm: Những luận đề tổng quát đã được chấp nhận nhưng chưa được chứng minh; Các luận đề với chứng minh còn yếu ớt, chưa thuyết phục bởi một cấp thẩm quyền trong lĩnh vực; Các lý thuyết hay khái niệm đã có nhưng chưa được củng cố hay cơ sở lý luận còn yếu. Một số lý thuyết hay phương pháp luận dù đã phát triển một thời gian nhất định, nhưng có thể vẫn còn điểm yếu hay “lổ hổng” lý luận; Cách tiếp cận khác để trắc nghiệm những kết quả quan trọng; Các sự kiện thời sự; Gợi ý từ những luận án trong quá khứ; Gợi ý từ những chuyên gia có uy tín hay thẩm quyền của lĩnh vực; Gợi ý từ những nhà hoạt động thực tiễn của các lĩnh vực.

>>Tiến sĩ 'suýt ngất' vì được vinh danh với giá 22 triệu đồng

Hiện nay, ngày càng nhiều cơ sở được phép đào tạo tiến sĩ, việc phát hiện cái mới có ý nghĩa không phải dễ dàng. Liệu đây có phải là lý do khiến các đề tài nghiên cứu ngày càng khó khăn để đạt được chuẩn mực khoa học?

-Không có một điều tra xã hội nào về uy tín của bằng cấp ở VN hiện nay, nhưng nhìn chung thì có vẻ như khi nói đến văn bằng tiến sĩ thì ai cũng nghi ngại.

Cái sai mang tính “bước ngoặt” này là do chính phủ cho “phiên ngang” tất cả học vị “phó tiến sĩ” thành “tiến sĩ” khi chúng ta định hội nhập vào thế giới, rồi thêm một “học vị” nữa là “Tiến sĩ khoa học” để phân biệt với “tiến sĩ phiên ngang”.

Điều này khiến cộng đồng hàn lâm (tiến sĩ) tăng đột biến mà xã hội không có thời gian và điều kiện kiểm soát. Do đó, không phải là đề tài nghiên cứu mà chính và cuộc chạy đua học vị tiến sĩ, cụ thể qua chỉ tiêu “khủng”, đang hủy hoại môi trường học thuật và uy tín bằng cấp Việt Nam.

Vậy mục tiêu học tiến sĩ của người học ở VN có điều gì lệch lạc?

Học tiến sĩ để thăng tiến- tức là thăng quan tiến chức là lệch lạc truyền thống từ thời mà cụ Nguyễn Khuyến có bài “tiến sĩ giấy”. Thực ra, ở Mỹ và hầu hết các nước phát triển, học vị PHD chủ yếu để dạy học và nghiên cứu, đó là “life-long study” (học suốt đời).

Trong quản trị, ở VN mình rất coi trọng chỉ tiêu. Có lần, được mời phản biện cho một buổi chấm thạc sĩ, khi tôi cho điểm, thì được dặn rằng: “Em này nằm trong diện chỉ tiêu đào tạo, quy hoạch gì đó, nên mong thầy cho điểm “du di” chút!”.

Theo thiển ý của tôi, bậc tiến sĩ là cao nhất trong bậc học, không nên có chỉ tiêu. Nếu có chăng thì tự mỗi giáo sư hay nhà nghiên cứu đầu đàn các lĩnh vực tự đặt ra cho mình “chỉ tiêu” mà đào tạo hậu bối.

Chứ một định chế nào đó đặt chỉ tiêu có bao nhiêu tiến sĩ thì sẽ có cuộc tranh đua về số lượng. Tôi chưa biết trên thế giới (trừ khối xã hội chủ nghĩa Đông Âu) có chỉ tiêu đào tao tiến sĩ hàng trăm, thậm chí hàng ngàn người (của một viện) như thế.

Xin cảm ơn ông!

Theo Vietnamnet

tiến sĩ

cử nhân và bằng cấp

lò sản xuất tiến sĩ


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.