- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Con thi vào lớp 10, cha mẹ mất ăn mất ngủ
“Từ ngày con lớn đến giờ, chưa bao giờ tôi lo lắng, căng thẳng như thời gian này. Con thi vào lớp 10 mà lo đến mất ăn mất ngủ”, chị Nguyễn Thu Hoài (Cầu Diễn, Hà Nội) nói.
Có con thi vào lớp 10, cha mẹ lo "mất ăn mất ngủ". Ảnh minh họa |
Càng gần đến ngày đăng ký nguyện vọng vào lớp 10 của con, chị Hoài
càng lo đến mất ăn mất ngủ. Chồng chị mất cách đây không lâu nên nỗi lo
càng đè nặng lên vai mà không có ai để chia sẻ. Chị thậm chí từ chối mọi
cuộc đi chơi, gặp gỡ, giao lưu với bạn bè… để tập trung cho con.
Cũng
giống như nhiều phụ huynh khác, điều khiến chị lo nhất là việc đăng ký
trường phù hợp với con. “Trường mà con và mẹ đều yêu thích là trường
THPT Nguyễn Thị Minh Khai, chất lượng học tốt và gần nhà. Mọi năm,
trường lấy điểm khá cao, năm ngoái là 51,5 điểm. Sức học của con không
quá xuất sắc nên khó đạt được mức điểm này.
Trường thấp hơn là
THPT Xuân Đỉnh, những năm trước lấy khoảng 49 điểm, nếu đăng ký nguyện
vọng 2 thì phải cộng thêm 2 điểm nữa, cũng rất mong manh. Chỉ cần thiếu
một chút may mắn và việc chọn trường không chuẩn, con sẽ không có cơ hội
được học trường công lập. Đây là điều khiến tôi vô cùng đau đầu”.
“Nếu đăng ký nguyện vọng 1 vào trường THPT Xuân Đỉnh nhưng biết đâu điểm của con lại đỗ vào trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai thì con mất cơ hội học ở ngôi trường có chất lượng học tập tốt hơn. Điều này cũng làm tôi thấp thỏm, lo lắng”, chị Hoài chia sẻ.
Kỳ thi vào lớp 10 THPT ở Hà Nội được đánh giá còn khó hơn thi ĐH. Ảnh minh họa |
Chị Hoài tập trung mọi nguồn lực cho con: Từ đầu năm, ngoài việc con
học cả ngày ở trường, chị còn thuê gia sư dạy con và vài người bạn 3
buổi/tuần sau giờ học chính khóa. Ngoài ra, tôi còn đăng ký cho con học
thêm toán, văn tại nhà một số giáo viên đang dạy THPT. Đây đều là những
người có uy tín, do bạn bè từng có con thi tốt trước đó giới thiệu. Nhìn
con phờ phạc vì học cũng thương lắm, nhưng muốn dành ghế vào THPT công
lập thì con buộc phải cố thôi.
“Thi ĐH, các con còn có nhiều lựa
chọn, còn không đỗ lớp 10 THPT công lập coi như “mất tương lai”. Học
trường ngoài công lập, con dễ đua đòi, sa ngã khi môi trường có không ít
bạn bè ham chơi, ghét học”.
Chị Hoài cũng cho biết, chị đang động viên con cố gắng để có thể đủ điểm vào ngôi trường mà 2 mẹ con yêu thích. “Tôi không dám mắng mỏ, càu nhàu mà chỉ luôn nhẹ nhàng động viên con. Chỉ sợ con bị áp lực mà mất tinh thần. Ngoài ra, tôi cũng chỉ biết lo bồi bổ tốt nhất cho con để con có sức “chiến đấu” trong chặng “nước rút” này. Thấy học sinh lớp 9 ở các tỉnh khác không phải gánh áp lực quá nặng nề như học sinh Hà Nội, tôi lại thấy thèm”, chị Hoài nói.
Không chỉ những phụ huynh có con có học lực nhàng nhàng mà những phụ
huynh có con học giỏi vẫn lo như thường. Con trai chị Phan Ngọc Anh (Đại
Từ, Hà Nội) luôn trong top đầu của lớp, Toán lúc nào cũng trên 9 phẩy,
văn trên 8 phẩy, 4 năm đều học sinh giỏi nhưng khi con chưa thi, chưa có
kết quả thì chị Ngọc Anh cũng không thể “ăn ngon, ngủ kỹ”.
“Từ
đầu năm học, tôi đã đăng ký cho con học Toán 300.000 đồng/buổi để con
thử sức thi vào trường chuyên. Trường con đăng ký nguyện vọng 1 là THPT
Thăng Long. Với lực học của con thì việc đỗ vào trường này chắc không
khó khăn. Nhưng tôi vẫn lo bởi học tài thi phận có thể xảy ra với bất kỳ
học sinh nào. Nhiều người vẫn nói chỉ là thi vào lớp 10 thôi, không cần
làm quá lên. Nhưng thực sự con lo 1 thì bố mẹ lo 10 - nhà nào có con
thi chắc chắn sẽ hiểu tâm trạng này của vợ chồng tôi”, chị Ngọc Anh chia
sẻ.
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.