- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Đổ xô cho con học chữ trước lớp 1: Coi chừng trẻ "sốc"
Chưa kịp nghỉ hè, nhiều bé vừa “tốt nghiệp” mầm non đã phải hối hả lao vào cuộc chạy đua học chữ, học Toán của bố mẹ.
Chưa kịp nghỉ hè, nhiều bé vừa “tốt nghiệp” mầm non đã phải hối hả lao vào cuộc chạy đua học chữ, học Toán của bố mẹ. Nhiều trẻ chỉ 3 tháng hè đã bị ép hoàn thành cả chương trình lớp 1 khi phải đọc thông viết thạo, biết cộng trừ, học thuộc bảng cửu chương.
>> Có nhiều thứ tồi tệ hơn việc trẻ không biết chữ trước khi vào lớp 1
Học ngày học đêm
Con gái 6 tuổi vừa “tốt nghiệp” mẫu giáo được 3 ngày, chị Hoàng Thị Liên (Vân Nội, Đông Anh, Hà Nội) đã vội vã tìm lớp, lên lịch để cho con học chữ. Gia sư mà chị tìm được để gửi gắm con gái 3 tháng hè là một cô giáo già đã nghỉ hưu ở xã bên. Mỗi tuần 5 buổi vợ chồng chị thay nhau đưa con gái đi học, buổi tối về nhà lại kèm con tập tô, tập viết đến 9 - 10h đêm.
Chị Liên cho biết: “Học hết mầm non mà con vẫn chưa thuộc hết bảng chữ cái. Vợ chồng lại có ý định cho con học tiểu học bên Xuân Đỉnh (Bắc Từ Liêm) nên không học trước không được. Trước khi vào lớp 1, con mình mà không học thì sẽ bị đuối, không theo kịp các bạn”.
Cũng theo chị, học cả Toán + Tiếng Việt mỗi tuần 5 buổi, mỗi tháng phải chi khoảng 2.500.000 đồng.
Hè này, lịch học chữ, học kỹ năng của bé Hoàng Kim Anh (6 tuổi, tại TP.Cao Bằng) cũng kín mít với 2 buổi học chữ, 2 buổi học toán và 1 buổi học múa. Chị Trần Thị Mai mẹ bé Kim Anh cho biết: “Thấy con gái vất vả cũng thương, nhưng thà vất vả một chút vào năm học con sẽ... nhàn hơn”.
Có cầu ắt có cung, kỳ nghỉ hè chưa đến nhưng nhiều trung tâm gia sư đã tung ra càng loạt các khóa học chữ cho trẻ tiền lớp 1 với giá cả tương đối đắt đỏ. Giá mà các trung tâm đưa ra cho 1 khóa học chữ dao động từ 160.000 đồng/1 buổi (đối với gia sư là sinh viên) đến 325.000 đồng/1 buổi (đối với gia sư là giáo viên); mỗi buổi học 2 tiếng.
Các khóa học tiền lớp 1 của các trường tiểu học ngoài công lập cũng được phụ huynh “săn đón” mặc dù giá cả khá đắt đỏ, khoảng 3 triệu đồng.
Việc không có ý nghĩa
Nói về vấn đề này, TS. Vũ Thu Hương, giảng viên khoa giáo dục tiểu học (ĐH Sư phạm Hà Nội) cho rằng, việc cho trẻ học chữ trước khi vào lớp 1 là việc làm không cần thiết và không có ý nghĩa với trẻ.
Theo bà Hương: “Nếu đọc kỹ luật giáo dục, chúng ta sẽ thấy, mục tiêu của 5 năm tiểu học là giúp trẻ làm quen. Vì vậy, nếu cho trẻ học trước không chỉ thừa mà còn có nhiều hệ lụy khác như làm cho con sợ học, chán nản, thờ ơ với việc học và có những mùa hè mệt mỏi vì phải học quá sớm”.
Cô giáo Trần Ngọc Trang, giáo viên trường mầm non 1 (TP.Hà Tĩnh) cho biết, ngay từ khi ở trường mầm non, nhiều phụ huynh đã muốn cho con biết chữ trước, đó là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm vì ở độ tuổi này nhu cầu lớn nhất của trẻ là vui chơi để hình thành thói quen và nề nếp.
“Trẻ được học trước khi vào lớp 1 chắc chắn sẽ khá hơn các trẻ khác, nhưng các em sẽ có tâm lý chủ quan, khi cô dạy trên lớp sẽ không nghe, ngồi lơ đễnh, đến năm lớp 2 sẽ đuối dần vì thái độ học tập. Chính vì vậy, tôi thường khuyên phụ huynh của mình không nên cho con học trước” - cô giáo Trang chia sẻ.
Bà Phạm Thị Cúc Hà, hiệu trưởng một trường mầm non ở Hà Nội cũng cho rằng, điều quan trọng nhất cho trẻ mầm non trước khi vào lớp 1 không phải là biết đọc biết viết mà là kỹ năng vệ sinh và kỹ năng tự phục vụ. Điều này tưởng rất đơn giản nhưng nhiều bé lại không làm được.
“Hãy dạy cho trẻ các kỹ năng vận động (cầm bút, cầm kéo, ngồi học đúng tư thế); kỹ năng chịu đựng để đáp ứng với sự thay đổi môi trường học mới. Ngoài ra, mỗi ngày cần dành cho con 30 phút để tâm sự cùng con vượt qua những khó khăn của năm học đầu tiên. Nhiều bé không được trang bị những kỹ năng này sẽ dễ bị “sốc” khi vào lớp 1” - bà Hà khuyến cáo.
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.