- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Đừng ca ngợi homeschool thế, bởi bạn mới nói MỘT NỬA SỰ THẬT về việc dạy con tại nhà
Nếu như bạn nói về homeschool, phương pháp tự dạy con ở nhà với chỉ ở góc độ của những ưu điểm, thì tôi tin rằng bạn mới chỉ mang đến cho độc giả một nửa sự thật!
Nếu như bạn nói về homeschool, phương pháp tự dạy con ở nhà với chỉ ở góc độ của những ưu điểm, thì tôi tin rằng bạn mới chỉ mang đến cho độc giả một nửa sự thật!
Homeschool có
không ít ưu điểm khi bạn có thể tự lựa chọn một chương trình phù hợp để
dạy con, giúp con phát triển theo đúng cách mình mong muốn. Bạn không
phải lo lắng về những bất ổn của hệ thống giáo dục nước nhà. Bạn tiết
kiệm được một khoản tiền, không mất công sức đưa đón trẻ đến trường mỗi
ngày. Bạn có vô số thời gian để cho con hòa nhập với thiên nhiên và trải
nghiệm cuộc sống theo cách của mình. Homeschool trong một khoảng thời
gian ngắn có thể sẽ rất tuyệt, nhưng homeschool hoàn toàn thì không.
Con cái chúng ta trưởng thành theo từng cấp độ va đập của cuộc sống
Con
tôi bắt đầu đến trường lúc 3 tuổi và tôi tin đó là cách để đưa cháu ra
khỏi không gian nhỏ hẹp của gia đình, bắt đầu những va đập và tương tác
xã hội một cách có hệ thống. Đương nhiên, bạn sẽ nói rằng con bạn cũng
sẽ có tương tác xã hội nhưng nó nhỏ lẻ và khác hẳn với những tương tác
của một đứa trẻ được đưa đến trường lớp. Môi trường mới của những đứa
trẻ hẳn sẽ chứa những điều bất ổn nhưng đó là cách để dạy chúng về việc
trải qua những thất vọng. Những đứa trẻ homeschool
có thể như những cây con trong suốt được mọc lên từ lồng kính vô trùng
trong gia đình nhưng chúng sẽ ít sức đề kháng hơn so với những đứa trẻ
đã qua rất nhiều trải nghiệm trường lớp, đối mặt với nhiều khó khăn phía
bên ngoài cánh cửa nhà mình.
Những đứa trẻhomeschoolcó
thể như những cây con trong suốt được mọc lên từ lồng kính vô trùng
trong gia đình nhưng chúng sẽ ít sức đề kháng hơn so với những đứa trẻ
đã qua rất nhiều trải nghiệm trường lớp (Ảnh minh họa).
Nhà tâm lý học Ấn Độ Varkha khi nói về Homeschool đã nhấn mạnh rằng: “Dạy con tại nhà hạn chế khả năng phát triển kỹ năng giao tiếp
xã hội của một đứa trẻ, nó cũng điều chỉnh các đặc tính. Phát triển kỹ
năng xã hội phải đi kèm với thực hành. Con bạn càng được ném vào nhiều
tình huống, kết nối nhiều với người khác, tinh thần đồng đội của chúng
cũng tốt hơn. Shooling cung cấp sự phát triển toàn diện vì con bạn buộc
phải tham gia với cả những người mà có thể chúng không thích thú”.
Homeschool là chuỗi những thách thức không nhỏ
Nhiều bà mẹ đã rất hào hứng lựa chọn homeschool như
một giải pháp hoàn hảo để giáo dục con mình nhưng trên thực tế họ phải
đối mặt với rất nhiều khó khăn. Homeschool đòi hỏi bạn dành một khoảng
thời gian rất lớn cho con. Và thậm chí nếu bạn có nhiều hơn một đứa trẻ
thì yêu cầu về thời gian là 24/7. Điều ấy đồng nghĩa với việc bạn khó có
thể làm việc với một thu nhập đủ tốt. Kinh tế gia đình sẽ có thể chỉ
trông chờ ở một người. Một người mẹ bận rộn với homeschool rất có thể
thời gian cả ngày của họ chỉ quẩn quanh từ bếp đến bảng học và sách giáo
khoa.
Thầy cô ở trường lớp đều là những người
đã trải qua quá trình đào tạo, đặc biệt đào tạo về phương pháp sư phạm.
Trong khi đó những bà mẹ (hoặc những ông bố) không chắc đã đi qua những
trường lớp này. Homeschool sẽ
là một thách thức nếu như bạn phải dạy nhiều đứa trẻ cùng một lúc với
các cấp học khác nhau. Có không ít bà mẹ không thể giúp con hiểu một bài
toán lớp 4 khi chương trình học thời-của-mẹ đã xa xôi lắm với chương
trình học bây giờ. Có bà mẹ rất giỏi về kiến thức xã hội nhưng lại loay
hoay với một vật liệu mới khi giúp con thực hiện một thí nghiệm hóa học.
Một đứa trẻ đến trường sẽ được học nhiều thầy cô với nhiều phương pháp
giảng dạy khác nhau trong khi đó một đứa trẻ homeschool sẽ chỉ được học
có thể là duy nhất một người.
Những đứa trẻ schooling có thể tham gia đội bóng của trường, nhưng những đứa trẻ homeschool thì không (Ảnh minh họa).
Homeschool
không phải là sự chuẩn bị đầy đủ cho những đứa trẻ trước ngưỡng cửa đại
học dù ở Việt Nam hay ở nước ngoài. Nếu không qua các kỳ thi ở các
trường lớp sẽ không có ai đánh giá được khả năng của những homeschooler
đến đâu. Thêm nữa, homeschool không phải là sự lựa chọn của nhiều gia
đình ở Việt Nam hay các nước phương Tây. Vậy nên khi bà mẹ lựa chọn xu
hướng này cho con cái mình sẽ vấp phải những chỉ trích từ người thân
quen. Những chỉ trích cũng sẽ là áp lực lớn lao khi bạn lựa chọn dạy con ở nhà.
Mỗi
buổi sáng khi những đứa trẻ và người lớn ào đi đến trường đến lớp thì
những homeschooler vẫn cửa đóng, then cài trong ngôi nhà của mình. Người
mẹ lựa chọn homeschooler nói rằng, con cái họ sẽ “hái rau, nấu ăn, phơi
quần áo, gấp quần áo và dọn dẹp nhà cửa. Nói chung, việc nhà là bài học
của các con hàng ngày”. Nhưng ngay cả khi những đứa con của chúng tôi
lựa chọn xu hướng chung Schooling thì chúng vẫn được “hái rau, nấu ăn,
phơi quần áo, gấp quần áo và dọn dẹp nhà cửa”. Những đứa trẻ schooling
có thể tham gia đội bóng của trường, nhưng những đứa trẻ homeschool thì
không. Những ông bố bà mẹ của homeschool đang tước đi cơ hội được tương
tác thường xuyên với bạn bè cùng trang lứa của con mình.
Không
phải bất cứ xu hướng nào được sao chép từ các nước tiến bộ hơn đều có
thể áp dụng hoàn hảo. Con cái chúng ta mỗi ngày một lớn lên và chúng
không thể dừng lại để đợi bố mẹ rút kinh nghiệm từ những lựa chọn phương pháp giáo dục của mình.
Theo Trí Thức Trẻ
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.