- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Home school - gay gắt tranh cãi
Không hài lòng với phương pháp giáo dục tại trường học, một số gia đình đã chọn phương án cho con nghỉ học ở nhà và tự “soạn giáo trình” dạy con.
Không hài lòng với phương pháp giáo dục tại trường học, một số gia đình đã chọn phương án cho con nghỉ học ở nhà và tự “soạn giáo trình” dạy con. Câu chuyện về xu hướng home school dạy học tại nhà đang gây những tranh cãi gay gắt trong dư luận.
Thử nghiệm... không được thất bại?
Home school không phải là xu hướng mới lạ tại nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam, cách đây nhiều năm đã từng có một số gia đình áp dụng dạy học tại nhà thành công. Tuy nhiên, chỉ đến khi câu chuyện về chặng đường dạy con tại nhà của một gia đình ở TP.Hồ Chí Minh được đăng tải, những tranh cãi về xu hướng giáo dục này mới bắt đầu “nóng”.
Các chuyên gia giáo dục cho rằng kỹ năng giao tiếp, hòa nhập là thứ mà trẻ sẽ có được khi học ở trường. Ảnh: T.L
Đó là câu chuyện của gia đình anh Đặng Quốc Anh, chị Lê Thị Thanh (quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh) cùng 2 con trai là Đặng Thái Anh (sinh năm 2003) và Đặng Nhật Anh (sinh năm 1998). Con trai lớn của anh chị đã được cho nghỉ học ở trường từ năm 2014, sau đó là con trai nhỏ. Lý do anh chị đưa ra quyết định này là thấy con quá mệt mỏi với việc học ở trường lớp.
Chia sẻ với báo chí, chị Thanh cho biết, các con chị từng gặp những bất công khi học ở trường. Con trai lớn vì không thuộc bài đã từng bị cô giáo bắt phạt cùng 20 bạn khác đứng trước cửa phòng giám hiệu để học. Con trai nhỏ thì thường được “đặc cách” gọi truy bài và có lần được giao 10 trang bài tập về nhà, làm không hết sẽ bị phạt ngồi xuống đứng lên.
Cũng là giáo viên nên vợ chồng chị Thanh cho rằng, cách giáo dục như vậy là không hiệu quả. Hơn nữa, anh chị cũng nhận thấy chương trình học của các con còn nặng nề, quá tải, nhiều phần thừa thãi không cần thiết trong khi việc dạy kỹ năng chưa được chú trọng.
Quyết định cho các con học ở nhà, anh Quốc Anh đã phải nghỉ việc để chuyên tâm dạy con. Cuối năm 2016, cậu con trai út Thái Anh thi IELTS đạt 8.5 khi chưa tròn 13 tuổi; anh cả Nhật Anh IELTS đạt 8.0 năm 2015. Hiện Nhật Anh đang chuẩn bị đi du học với học bổng đạt được.
Tuy vậy, vợ chồng anh Quốc Anh cũng thừa nhận, kết quả này của các con là sự đánh đổi rất to lớn về cả công sức, nguồn lực, tiền bạc, thời gian... của cả gia đình.
Nhiều gia đình khác cũng từng chấp nhận đi vào con đường đầy khó khăn đó khi quyết định cho con bỏ học. Gia đình anh Trần Phương Khánh (khu đô thị Ecopark, Văn Giang, Hưng Yên) cũng là một trong số đó. Anh Khánh chia sẻ, khi quyết định cho 2 con nghỉ học, người thân và bạn bè đã nhìn vợ chồng anh với ánh mắt ái ngại. “Họ cho rằng chúng tôi gàn dở, đang hủy hoại tương lai và cuộc sống của các con. Tuy nhiên tôi không nghĩ như vậy. Tôi cho rằng đó là một lựa chọn có... mồ hôi và cả nước mắt” – anh Khánh chia sẻ.
Hiện, con gái lớn của anh Khánh đã đi du học tại Anh sau 4 năm tự học tại nhà. Con trai nhỏ hết tiểu học cũng được cho nghỉ học. Người dạy con ở nhà là vợ anh – một giáo viên chuyên ngữ.
Nói về những khó khăn khi dạy con tại nhà, chị Phạm Thiên Hương (Hà Nội) – quản trị diễn đàn “Homeschooling Việt Nam” trên mạng xã hội Facebook cho rằng, các gia đình cần xác định rõ mục tiêu và mong muốn khi chọn home school: Cần tìm được chương trình phù hợp; tạo môi trường thực tế, sáng tạo; tạo được cộng đồng cho con... 3 trong số 4 đứa con của chị Hương đã áp dụng học phương pháp này từ cấp học mầm non. Hiện, ngoài khả năng nói tiếng Anh thành thạo, các con còn được dạy rất nhiều về kỹ năng sống, hoạt động nhóm, làm việc nhà...
Đừng nhốt con trong lồng kính!
Nói về xu hướng dạy con học tại nhà, PGS Văn Như Cương – Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) cho rằng, phương pháp này chỉ là cá biệt, rất khó để phổ biến. Theo ông Cương, không phải bố mẹ nào cũng đủ điều kiện để bỏ việc ở nhà dạy con, cũng không phải bố mẹ nào cũng đủ trình độ để làm thầy của con ở tất cả các lĩnh vực.
Theo TS Vũ Thu Hương – giảng viên Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, riêng việc tách trẻ với thế giới bên ngoài đã là một thiệt thòi đối với các em. “Trẻ không chỉ cần kiến thức mà kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hòa nhập cũng rất quan trọng. Nếu không có những điều này, cả đời con sẽ phải chịu cô độc. Đến lúc có được cái bằng, vào cơ quan nào cũng phải có đồng nghiệp, không giao tiếp được, không làm việc nhóm được thì làm được mấy nỗi. Có đủ thời gian làm việc đến thành công không?” – bà Hương đặt câu hỏi.
Đồng tình, TS Nguyễn Tùng Lâm – Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội cho rằng, việc “đóng cửa” dạy con tại nhà sẽ ảnh hưởng nhiều đến tâm lý đứa trẻ: “Trẻ được tương tác, giao tiếp với bạn bè cùng lứa tuổi, cùng tâm, sinh lý... sẽ kích thích sự phát triển toàn diện, nó khác hoàn toàn với việc chỉ giao tiếp với bố mẹ hàng ngày”.
Nhiều chuyên gia giáo dục khác đề xuất, chương trình giáo dục phổ
thông mới cần cho phép áp dụng home school như là một lựa chọn chứ không
phải là một cách đối phó với sự tồi tệ của môi trường giáo dục. Khi đó,
học sinh theo đuổi home school sẽ được công nhận, được thi cùng các học
sinh khác trong các kỳ thi lấy bằng, chứng chỉ tương đương. Cách làm
này, nhiều nước trên thế giới đã áp dụng.
Theo Dân Việt
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.