Học ở quê không đủ kiến thức nên thi rớt ĐH năm ngoái, mẹ đưa con lên thành phố ôn thi gói 15 triệu, quyết tâm đỗ trường Công an

Hiện tại thí sinh trên cả nước đã bước vào làm bài thi môn Ngữ văn, thế nhưng ở phía ngoài phụ huynh vẫn hết sức lo lắng bồn chồn.

Hiện tại thí sinh trên cả nước đã bước vào làm bài thi môn Ngữ văn, thế nhưng ở phía ngoài phụ huynh vẫn hết sức lo lắng bồn chồn.

Sáng ngày 25/6 gần 1 triệu thí sinh cả nước chính thức bước vào kỳ thi THPT Quốc gia 2019, đây là kỳ thì cực kỳ quan trọng sau 12 năm đèn sách nên các em và cả phụ huynh đều hồi hộp. Môn thi đầu tiên trong kỳ thi năm nay là Ngữ Văn với thời gian làm bài là 120 phút. Mặc dù thời gian làm bài kéo dài 2 tiếng đồng hồ nhưng các phụ huynh chở con đi thi vẫn chấp nhận đứng đợi ngoài cổng trường.

Tâm trạng chung của các phụ huynh đều rất lo lắng, dù không phải trực tiếp làm bài thi nhưng họ cũng căng thẳng hồi hộp chẳng kém con em mình. Ngoài cổng trường, hình ảnh các bậc cha mẹ đứng ngồi la liệt đã trở nên quá quen thuộc qua mỗi mùa thi.

Học ở quê không đủ kiến thức nên thi rớt ĐH năm ngoái, mẹ đưa con lên thành phố ôn thi gói 15 triệu, quyết tâm đỗ trường Công an-1Chị Bùi Thị Thì (Ảnh: Hà Thành)

Chị Bùi Thị Thì (40, Bạc Liêu), con trai là Nguyễn Văn Duy (2000) thi vào trường công an, nói rằng con mình học ở THPT Lý Thường Kiệt (Vĩnh Hưng, Bạc Liêu) 3 năm nhưng tiếp thu kiến thức không nhiều do trường quê dạy chưa thực sự tốt, đã thi rớt Đại học năm ngoái. Quyết tâm thi vào trường công an quá lớn, em và mẹ cuốn gói lên Sài Gòn ngay khi vừa hay tin con thi rớt cho con ôn thi. chị Thì tra cứu kỹ trường ôn thi Đại học tốt và chọn được trường THPT Lê Quý Đôn, thuê nhà trọ ở gần trường, ôn thi 3 môn khối D14 với 15 triệu. 

Sau đó có người mách chị là nên thi thêm môn Địa để chọn được 2 khối. Nếu con may mắn đậu chị phải cho con ra Hà Nội học. Chị Thì chia sẻ từ lúc lên Sài Gòn, em học ngày học đêm, rất chăm học và ngoan ngoãn. Có đêm 3h sáng dậy, nguyên phòng tối thui, chị chỉ thấy ánh đèn bàn học của con. Đêm trước khi thi, mẹ kêu con 12h ngủ nó mới chịu đi ngủ cho có sức. Tuy nhiên, hai mẹ con không tự tin lắm với môn Văn.

Học ở quê không đủ kiến thức nên thi rớt ĐH năm ngoái, mẹ đưa con lên thành phố ôn thi gói 15 triệu, quyết tâm đỗ trường Công an-2Phụ huynh tại Hà Nội (Ảnh Tiến Đạt)

Học ở quê không đủ kiến thức nên thi rớt ĐH năm ngoái, mẹ đưa con lên thành phố ôn thi gói 15 triệu, quyết tâm đỗ trường Công an-3Hình ảnh phụ huynh tại Hoà Bình (Ảnh: Vân Trang)

Cô Lê Kiều Thu (Tây Hồ) chia sẻ: “Con cô có nguyện vọng thi vào trường Đại học Điện lực, khoa Công nghệ thông tin. Dù môn Văn sáng nay em chỉ thi để lấy điểm tốt nghiệp nhưng cô và em đã cùng ôn bài suốt cả đêm qua, 12 năm rèn luyện cố gắng đây là kì thi quan trọng, là bước ngoặt lớn không thể chủ quan được!”

Chị Giang (phụ huynh của học sinh THPT Phạm Hồng Thái): “Hôm nay khá mát, và các em cũng đã chuẩn bị cả năm trời rồi nên mình cũng không lo lắng lắm. Mình nghĩ khá thoáng và mình cho rằng kỳ thi ĐH không phải là kỳ thi duy nhất nên mình động viên em mình cố gắng hết sức thôi. Trước khi thi thì gia đình cũng động viên chúc thi tốt, cho ăn uống tẩm bổ và kiểm tra lại bài và nấu xôi đỗ cho em ăn”.

Học ở quê không đủ kiến thức nên thi rớt ĐH năm ngoái, mẹ đưa con lên thành phố ôn thi gói 15 triệu, quyết tâm đỗ trường Công an-4
Học ở quê không đủ kiến thức nên thi rớt ĐH năm ngoái, mẹ đưa con lên thành phố ôn thi gói 15 triệu, quyết tâm đỗ trường Công an-5(Ảnh: Đức Thắng - Tiến Đạt)

Học ở quê không đủ kiến thức nên thi rớt ĐH năm ngoái, mẹ đưa con lên thành phố ôn thi gói 15 triệu, quyết tâm đỗ trường Công an-6

Cô Lê Thị Kim Đính (56 tuổi, Phú Yên), con là Phan Hoài Khoa (1999) học tại THPT Lê Trung Kiên, năm 2017 thi công an rớt do thiếu 1 điểm. Năm 2018 thi lại thành công và hiện đang học ngành Toán Kinh tế, ĐH Kinh tế - Luật thế nhưng vẫn không muốn từ bỏ ước mơ làm công an. Hiện tại em đang vừa học ĐH vừa ôn, đã bỏ kỳ học quân sự của trường để tập trung ôn luyện. Mẹ ở Tuy Hoà (Phú Yên) mới lên hôm chủ nhật đưa con đi thi. Cô chia sẻ, nếu con đậu quân đội sẽ chấp nhận từ bỏ ngành đang học hiện tại. Còn nếu không vẫn cho con học tiếp, vì thực ra cũng đam mê Kinh tế, chỉ là nhà ở quê nghèo nên muốn con theo quân đội cho bớt khổ, bớt lo. (Ảnh: Hà Thành)

Hai người con của chú Trọng và cô Kiên nay đã lớn và thành đạt. Và lần đưa đón con thi đại học này, là đời cháu của cô chú. Cô Kiên cho hay: "Cô và chú rất vui khi đi như thế này. Thực lòng là như vậy, vì biết cháu mình sắp đến cái ngưỡng cửa trở thành người lớn rồi, sau này thành đạt nên cô chú vui lắm, không lo âu gì nhiều cả. Cháu cô chọn nguyện vọng 1 là trường Tôn Đức Thắng, nguyện vọng 2 là trường đại học Bách Khoa ngành xây dựng vì ba cháu cũng làm xây dựng nên nó cũng muốn theo. Hồi cấp 2 cháu cô có học sa sút đi nên lên cấp 3 nó cố gắng nhiều lắm, học hành cũng tấn tới nhiều hơn, đặng mà đỗ đạt được trường của mình mong muốn. Giờ cô cháu có hai đứa con đã thành đạt đủ đầy cả rồi, giờ chỉ đợi có mỗi đứa cháu này làm nên kì tích thôi."

Học ở quê không đủ kiến thức nên thi rớt ĐH năm ngoái, mẹ đưa con lên thành phố ôn thi gói 15 triệu, quyết tâm đỗ trường Công an-7(Ảnh: Anh Khoa)

Học ở quê không đủ kiến thức nên thi rớt ĐH năm ngoái, mẹ đưa con lên thành phố ôn thi gói 15 triệu, quyết tâm đỗ trường Công an-8Phụ huynh ôm con động viên trước khi vào phòng thi. (Ảnh: Đức Thắng)

Học ở quê không đủ kiến thức nên thi rớt ĐH năm ngoái, mẹ đưa con lên thành phố ôn thi gói 15 triệu, quyết tâm đỗ trường Công an-9Nhiều bậc cha mẹ ngủ guc ngay trên xe trong lúc đợi con (Ảnh: Anh Khoa)

 

Theo Trí Thức Trẻ

 


thi THPT Quốc gia 2019

kỳ thi THPT quốc gia 2019

thi đại học

phụ huynh

ôn thi Đại học


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.