- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Học sinh lập nhóm kín phản đối trường dạy thêm
Học sinh trường THPT Cao Bá Quát (TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) lập nhóm kín trên Facebook đế phản đối nhà trường dạy thêm ngay từ đầu năm học.
Chiều 15/9, ông Trương Thức - Chánh văn phòng Sở GD&ĐT Đắk Lắk - cho biết đơn vị này đã yêu cầu Thanh tra sở kiểm tra những thông tin phản ánh về việc Trường THPT Cao Bá Quát (TP Buôn Ma Thuột) ép học sinh tăng tiết.
Theo ông Thức, sau khi có kết luận, Sở GD&ĐT Đắk Lắk sẽ thông tin với báo chí, nếu trường sai sẽ xử lý theo quy định.
Trước đó, nhiều phụ huynh có con học Trường THPT Cao Bá Quát bức xúc vì tất cả học sinh phải học phụ đạo tại trường. Khi phụ huynh thắc mắc, đại diện nhà trường lúc bảo phụ đạo, khi thì nói tăng tiết.
Mới đây, chiều 13/9, một số học sinh đã tụ tập trước cổng trường phản đối việc học phụ đạo.
Theo một học sinh, ngoài giờ học chính khóa, mỗi tuần các em phải học tăng tiết ba buổi, mỗi buổi bốn tiết. Giá mỗi tiết 6.000 đồng. “Mỗi lớp gần 30 học sinh, mức thu 6.000 đồng quá cao. Học sinh đông, không tiếp thu được hết kiến thức nên hiệu quả thấp”, em này nói.
Trường THPT Cao Bá Quát, nơi xảy ra sự việc. Ảnh: M. Q. |
Một số học sinh đã lập nhóm kín trên Facebook với tên gọi “Phản đối sự ép buộc học phụ đạo THPT Cao Bá Quát - BMT”. Nhóm này có gần 600 thành viên được cho là học sinh và phụ huynh của trường.
Ngày 15/9, trao đổi với Zing.vn, thầy Lê Văn Kiệt - Hiệu trưởng Trường THPT Cao Bá Quát - cho biết nhà trường dạy thêm cho học sinh đã được Sở GD&ĐT Đắk Lắk cấp phép.
Theo ông Kiệt, giấy phép được cấp có thời hạn từ tháng 9/2015 đến hết tháng 9/2016 và việc dạy thêm được triển khai từ năm 2013 đến nay.
Cũng theo thầy hiệu trưởng, việc có nhiều tên gọi như tăng tiết, phụ đạo vì giáo viên và học sinh quen miệng chứ chủ trương của trường là dạy thêm. Việc học thêm có sự đồng thuận của phụ huynh, học sinh và ban giám hiệu. Từ đó, ban lãnh đạo nhà trường mới làm hồ sơ xin sở cấp phép.
Ông Kiệt phủ nhận việc học sinh tụ tập tại trường chiều 13/9 để phản đối học thêm, mà là các em đi học tập trung đông trước cổng trường.
Với 6.000 đồng/tiết học thêm, ông Kiệt cho biết mức thu trên đúng theo nghị quyết của HĐND tỉnh.
“Tính ra mỗi tháng, một học sinh chỉ đóng hơn 150.000 đồng cho 4 môn, thấp hơn học bên ngoài nhiều. Ngoài ra, việc học thêm tại trường là không ép buộc, học sinh không thích có thể học ngoài”, vị hiệu trưởng nói.
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.