- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Lỗ hổng quản lý và chuyện nhiều “sâu” trong giáo dục
Mới chỉ qua cái Tết con gà mà giáo dục trở thành mối bận tâm hàng đầu của dư luận. Những vụ bạo lực học đường, sự gian dối của giáo viên,… tạo ra một bức tranh “khó tin” cho giáo dục nước nhà. Liệu đây có phải chỉ là chuyện “con sâu”… của ngành giáo dục?
Mới chỉ qua cái Tết con gà mà giáo dục trở thành mối bận tâm hàng đầu của dư luận. Những vụ bạo lực học đường, sự gian dối của giáo viên,… tạo ra một bức tranh “khó tin” cho giáo dục nước nhà. Liệu đây có phải chỉ là chuyện “con sâu”… của ngành giáo dục?
Ảnh minh họa
Thầy trò “hỗn chiến”: nỗi đau về đạo đức nghề nghiệp hay lỗ hổng quản lý?
Câu chuyện gian dối của bà Tạ Thị Bích Ngọc, bà Nguyễn Thị Hương (vừa bị cách chức hiệu trưởng, phó hiệu trưởng Trường tiểu học Nam Trung Yên) khiến không chỉ phụ huynh mà cả giáo viên cũng chạnh lòng. Dường như sự gian dối, thiếu trách nhiệm,…vẫn tồn tại ngay trong môi trường đòi hỏi phải đặt đạo đức, sự trung thực và trách nhiệm lên hàng đầu.
Không chỉ thế, những vụ “hỗn chiến” ngay trong trường học xảy ra và được phát hiện liên tiếp khiến chúng ta cảm thấy chua xót. Hai cô giáo của Trường mầm non Sen Vàng dùng dép đánh trẻ mầm non, cô hiệu trưởng một cơ sở giáo dục mầm non dốc ngược trẻ để dọa nạt; một thầy giáo dạy THPT ở Hậu Giang đánh nhau tay bo với nữ sinh… khiến các bậc phụ huynh lo lắng. Phải chăng trường học không còn là nơi an toàn cho những đứa trẻ, chúng được dạy dỗ trong môi trường ấy, liệu có thành người?
Nhưng sẽ là quá vội vàng khi cho rằng trường học không còn an toàn với trẻ. Bởi hầu hết những vụ việc kể trên đều có nguyên nhân ngoài giáo dục. Các bảo mẫu ở Trường mầm non Sen Vàng chỉ có bằng trung cấp y tế, cô hiệu trưởng dốc ngược học sinh ở một cơ sở giáo dục chưa được cấp phép; cô hiệu trưởng Tạ Thị Bích Ngọc đã từng ăn chặn khẩu phần ăn trưa của học sinh cách đây 10 năm nhưng vẫn được làm hiệu trưởng,… Điều đó đặt ra cho chúng ta câu hỏi về việc quản lý giáo dục hiện nay.
Nếu việc sai phạm của cô Tạ Thị Bích Ngọc được giải quyết triệt để cách đây 10 năm; nếu những người như hai nữ bảo mẫu ở MN Sen Vàng không được đứng lớp vì không có nghiệp vụ sư phạm; khi những cơ sở giáo dục chưa được cấp phép không có quyền hoạt động thì liệu những sự việc đau lòng kể trên có xảy ra? Phải chăng, chính những lỗ hổng trong công tác quản lý giáo dục tạo cơ hội để những tiêu cực trong trường học xuất hiện làm xấu đi hình ảnh của đội ngũ giáo viên.
Truyền thông đang gây áp lực cho giáo dục?
Có thể nói, chưa bao giờ giáo dục được quan tâm của báo chí và cộng đồng mạng như hiện nay. Không thể phủ nhận sự vào cuộc tích cực của báo chí đã góp phần phanh phui nhiều tiêu cực vốn đã tồn tại trong xã hội. Sự vào cuộc của các cơ quan truyền thông đã góp phần làm trong sạch môi trường giáo dục nước nhà.
Tuy nhiên, sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội, công tác truyền thông cũng tạo một áp lực không nhỏ cho giáo dục. Bên cạnh việc hỗ trợ phát hiện và xử lý những tiêu cực còn tồn tại đâu đó trong ngành giáo dục, sự “tích cực” của truyền thông và mạng xã hội cũng khiến dư luận có cái nhìn không được toàn diện về ngành này.
PGS.TS Vũ Trọng Rỹ (Viện Khoa học Giáo dục) từng chia sẻ: "Chưa bao giờ phương tiện thông tin đại chúng lại bôi nhọ nghề giáo như bây giờ". Việc quá tập trung vào những góc khuất, những vấn đề còn tồn tại trong giáo dục của báo chí góp phần tạo cảm giác bất an, lo lắng cho các bậc phụ huynh.
Việc khai thác một cách thái quá những “con sâu bỏ rầu nồi canh” trong giáo dục của truyền thông và mạng xã hội tạo nên một bức tranh giáo dục ảm đạm. Nhưng một nửa của sự thật không bao giờ là sự thật.
Dù phải chịu khá nhiều tai tiếng và áp lực nhưng đa số giáo viên vẫn còn tha thiết với nghề. Hình ảnh những thầy cô giáo vượt hàng chục km đường lầy lội đến các bản dạy học cho trẻ vùng cao khiến nhiều người trong chúng ta rung động. Với họ, tình yêu và lương tâm nghề nghiệp vẫn còn đầy nhiệt huyết và cũng là của hiếm trong thời đại kim tiền ngày nay. Bởi vậy, hình ảnh những thầy cô đang hành xử méo mó làm xấu đi hình tượng về nghề giáo, ảnh hưởng đến những trái tim yêu nghề của hàng triệu giáo viên.
Tuy nhiên, cái nhìn bao dung chỉ nên dành cho những con người biết nghĩ, còn với những kẻ cố tình lặp đi lặp lại cái sai trong giáo dục, họ nên ra khỏi ngành may ra mới đỡ “nghiệp”.
Theo Sống mới
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.