Lớp học tình thương của 200 em nhỏ sáng đi học, chiều đi bắt ốc, bán vé số giữa Sài Gòn

Có một lớp học giữa Sài Gòn mà ở đó khoảng 200 em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn phải lội bộ hàng cây số đến trường vào mỗi sáng học từng con chữ.

Có một lớp học giữa Sài Gòn mà ở đó khoảng 200 em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn phải lội bộ hàng cây số đến trường vào mỗi sáng học từng con chữ. Để đến được trường, hàng ngày có em phải đi hái rau, bắt ốc, phụ giúp gia đình trong cuộc sống mưu sinh.

Nằm nép mình trong một con hẻm nhỏ trên đường Phạm Thế Hiển (Q.8, TP.HCM), từ nhiều năm nay trung tâm phát huy Bình An đã trở thành nơi nuôi dưỡng, chắp cánh cho ước mơ của hàng trăm em nhỏ nghèo khó được cắp sách đến trường.

Lớp học tình thương của 200 em nhỏ sáng đi học, chiều đi bắt ốc, bán vé số giữa Sài Gòn - Ảnh 1.

Mỗi sáng, từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần, trung tâm phát huy Bình An trở thành nơi dạy học miễn phí cho khoảng 200 em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn

Lớp học tình thương của 200 em nhỏ sáng đi học, chiều đi bắt ốc, bán vé số giữa Sài Gòn - Ảnh 2.

Các em nhỏ theo học tại trung tâm phát huy Bình An

Được thành lập từ dự án của tổ chức Bạn trẻ em đường phố, trung tâm phát huy Bình An hiện có 6 lớp với khoảng 200 em, đa phần là trẻ mồ côi, cơ nhỡ, gia đình từ các tỉnh lẻ lên thành phố tìm kế sinh nhai.

Lớp học tình thương của 200 em nhỏ sáng đi học, chiều đi bắt ốc, bán vé số giữa Sài Gòn - Ảnh 3.

Các cô giáo ở đây đa phần là giáo viên của các trường tiểu học lân cận, nay đã nghỉ hưu nhưng vẫn tâm huyết với nghề, nặng lòng với việc mang "con chữ" đến cho trẻ

Lớp học tình thương của 200 em nhỏ sáng đi học, chiều đi bắt ốc, bán vé số giữa Sài Gòn - Ảnh 4.

Đến với lớp học, các em từ những đứa trẻ không biết đến mặt chữ nay đã biết đọc, biết viết một cách thành thạo

Vì cuộc sống quá khó khăn, lại không có giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, giấc mơ đến trường của các em dường như khép lại. Nhờ sự tâm huyết với nghề và lòng yêu trẻ của các thầy cô, cánh cổng tương lai đã lại mở ra với các em. Tuy nhiên, để kéo được các em đến trường, biết được mặt chữ là sự nỗ lực to lớn của những giáo viên tại đây.

Lớp học tình thương của 200 em nhỏ sáng đi học, chiều đi bắt ốc, bán vé số giữa Sài Gòn - Ảnh 5.

Tình bạn trong sáng, dễ thương của lớp học tình thương

Lớp học tình thương của 200 em nhỏ sáng đi học, chiều đi bắt ốc, bán vé số giữa Sài Gòn - Ảnh 6.

Chăm chú dõi theo từng nét chữ của bạn

Cô Đặng Thị Thu Hạnh, phụ trách trung tâm phát huy Bình An cho biết: "Các em đa phần là con em người lao động chân tay, nay đây mai đó nên việc đi học của các em gặp rất nhiều khó khăn. Dù đã đến tuổi đi học, nhưng nhiều em vẫn không đến trường vì bố mẹ bắt đi làm, ở nhà giữ em, thậm chí đi mò cua bắt ốc, hái rau nhút để bán…Thấy hoàn cảnh của các em đáng thương, lại khao khát được đến trường nên chúng tôi đi từng nhà để vận động phụ huynh, "bắt" các em về lớp học".

Lớp học tình thương của 200 em nhỏ sáng đi học, chiều đi bắt ốc, bán vé số giữa Sài Gòn - Ảnh 7.

Bé Anh Bình (bìa trái) mới đến lớp học một thời gian đã nhanh chóng hòa nhập cùng các anh chị

Lớp học tình thương của 200 em nhỏ sáng đi học, chiều đi bắt ốc, bán vé số giữa Sài Gòn - Ảnh 8.

Ngoài giờ học, các em vui vẻ vui chơi cùng bạn bè, xem trung tâm như mái nhà thứ hai của mình

Việc "bắt" các em đi học đã khó, để giữ các em ở lại với lớp học còn khó khăn hơn gấp nhiều lần. Nhiều em sau khi đến trường được một thời gian, bố mẹ lại bắt ở nhà vì không có người giữ em, có em thì phải nghỉ học để đi làm nên dù là lớp học miễn phí, phụ huynh vẫn "thờ ơ" với việc học chữ của các con.

Lớp học tình thương của 200 em nhỏ sáng đi học, chiều đi bắt ốc, bán vé số giữa Sài Gòn - Ảnh 9.

Các cô giáo ở đây đa phần đã về hưu, tình yêu thương học sinh đã đưa các cô đến lớp để dạy chữ

Lớp học tình thương của 200 em nhỏ sáng đi học, chiều đi bắt ốc, bán vé số giữa Sài Gòn - Ảnh 10.

Hình ảnh đáng yêu, vui vẻ tạo dáng trước ống kính của các em khi được chụp hình

"Đa phần phụ huynh các em là dân lao động, không biết chữ, vì cuộc sống mưu sinh quá vất vả nên họ không nghĩ đến việc phải cho con cái mình đi học đàng hoàng, cứ bắt tụi nhỏ ở nhà để phụ giúp gia đình", cô Hạnh buồn bã cho biết.

Lớp học tình thương của 200 em nhỏ sáng đi học, chiều đi bắt ốc, bán vé số giữa Sài Gòn - Ảnh 11.

Trong giờ tập viết, để thay đổi không khí, cô giáo đã cho các em lớp 1B chơi trò chơi vận động sôi nổi

Lớp học tình thương của 200 em nhỏ sáng đi học, chiều đi bắt ốc, bán vé số giữa Sài Gòn - Ảnh 12.

Những cử chỉ vô cùng đáng yêu của các em tại lớp học tình thương

Lớp học tình thương của 200 em nhỏ sáng đi học, chiều đi bắt ốc, bán vé số giữa Sài Gòn - Ảnh 13.

Những buổi học trở nên sinh động hơn với việc tổ chức các trò chơi cho các em học sinh

Để giữ chân các em đến lớp, Trung tâm hỗ trợ từ sách vở, cặp sách, quần áo đến mua bàn ghế, xe đạp để tạo động lực cho các em đến lớp. Chính nhờ sự ân cần, chu đáo của các cô tại trung tâm mà tụi nhỏ từ những đứa bé ương bướng, đi lang thang ngoài đường để kiếm sống đã trở nên ngoan ngoãn, biết chào hỏi người lớn và đặc biệt là khát khao được đến trường, đi học từng con chữ.

Lớp học tình thương của 200 em nhỏ sáng đi học, chiều đi bắt ốc, bán vé số giữa Sài Gòn - Ảnh 14.

Nhà của chị em Lê Thị Kim Ngân, Lê Thị Kim Yến, Lê Thị Kim Phụng có tới 12 anh chị em nhưng chỉ có 3 chị em được đến lớp để học chữ

Lớp học tình thương của 200 em nhỏ sáng đi học, chiều đi bắt ốc, bán vé số giữa Sài Gòn - Ảnh 15.

Từ khi học tại Trung tâm, nhiều em nhỏ không chỉ biết đọc, biết viết, làm toán giỏi mà còn luyện chữ rất đẹp

Vì cuộc sống nghèo khó nên hầu hết các em đến với Trung tâm, theo học tại các lớp không đúng với độ tuổi của mình. Nhiều em dù đã 13, 14 tuổi nhưng phải học lớp mẫu giáo, lớp 1.

Lớp học tình thương của 200 em nhỏ sáng đi học, chiều đi bắt ốc, bán vé số giữa Sài Gòn - Ảnh 16.

Em Nguyễn Văn Phúc – 9 tuổi, bị khuyết tật (quê ở Rạch Giá, đang ở trọ tại quận 8) hiện đang học lớp 1 tại Trung tâm với ước mơ trở thành bác sĩ

Lớp học tình thương của 200 em nhỏ sáng đi học, chiều đi bắt ốc, bán vé số giữa Sài Gòn - Ảnh 17.

Những bức tranh vô cùng đáng yêu của các em tại Trung tâm

Để đến được lớp học, em Đỗ Bảo Quý (8 tuổi) phải vượt qua chặng đường gần 3km, chèo phao xốp để đi học, hay em Nguyễn Văn Phúc (9 tuổi) dù bị tật từ nhỏ nhưng hàng ngày vẫn được ông bà chở đến trung tâm để học từng con chữ.

Có lẽ, niềm khát khao được đến trường của các em đã trở thành nguồn sức mạnh giúp cho trung tâm tiếp tục duy trì, là nơi ươm mầm tri thức cho các em.

Theo Trí Thức Trẻ

bán vé số

hoàn cảnh khó khăn

đi học

đến trường

Lớp học tình thương


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.