- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Mẹ Việt giả làm lao công ở trường mẫu giáo của con và cái kết bất ngờ
Sau khi thay đồ, mặc tạp dề, đeo khẩu trang kín mít, chị Hoa bước vào lớp con và bắt đầu quan sát.
Sau khi thay đồ, mặc tạp dề, đeo khẩu trang kín mít, chị Hoa bước vào lớp con và bắt đầu quan sát.
Chị Hoa (sinh năm 1986, quê Biên Hoà) hiện đang sống ở Tokyo, Nhật Bản cùng chồng đã được 10 năm nay. Con trai đầu lòng của chị, bé Trí Việt sinh tháng 9/2014, hiện tròn 22 tháng tuổi. Cách đây không lâu, chị Hoa vừa quyết định cho bé nhập học tại một trường mẫu giáo ở Tokyo.
Bà mẹ một con cho biết “Ở Nhật có hai loại trường mẫu giáo, một là trường có học phí dựa theo thu nhập của bố mẹ thường từ 2-10 triệu/tháng. Trường này khó vào, yêu cầu phải xét tuyển và bố mẹ đều phải đi làm. Kiểu trường thứ hai là trường không dựa theo thu nhập, cũng không cần xét tuyển, đóng học phí khoảng 14 triệu/ tháng. Bé nhà mình học trường loại đầu tiên. Lớp con theo học là lớp dành cho các bé 1 tuổi, tất cả đều mới nhập học được 3 tháng.
Cách đây một tháng, mình được nhà trường mời tham gia một buổi quan sát, trải nghiệm một ngày ở nhà trẻ của con mình. Đây là hoạt động thường xuyên mà tất cả các trường mẫu giáo ở Nhật đều có. Khi được hoá trang thành cô lao công để vào trường con quan sát, nhìn cách các con học, cách các cô chăm con, mình cảm thấy thật sự ngạc nhiên, thấy con khác hẳn so với lúc ở nhà với ba mẹ”.
Cùng nghe chị Hoa kể lại kỷ niệm lần giả làm lao công để thực hiện buổi quan sát đầy bất ngờ ở trường mẫu giáo Nhật Bản:
9h sáng mẹ đưa bạn đến trường, chào tạm biệt như mọi khi, sau đó được cô hiệu phó dẫn đi thay đồ. Toàn bộ quần, áo, áo tạp dề, tất chân, khăn quấn đầu, giày đi trong nhà, khẩu trang, giày đi bên ngoài được chuẩn bị sẵn.
Hôm nay có mình và hai mẹ nữa tham gia, ban đầu lo hoá trang thế nào cũng bị phát hiện, thế mà sau khi thay đồ, bịt khăn quấn đầu, đeo khẩu trang kín mít, mình nhìn một hồi mới nhận ra mẹ bạn Sana, lại được các cô bảo yên tâm, ít trường hợp bị lộ, con mà mà có nhìn vô mắt thì nhớ quay đi chỗ khác nhanh, coi như không quen biết là được nên yên tâm.
Hoá trang xong, cầm cái khăn lau giả vờ vào phòng dọn dẹp và bắt đầu quan sát.
- 9 giờ: Các bạn đến lớp xong sẽ tự do chơi thoải mái đồ chơi. Bạn thì chơi búp bê, bạn thì ngồi ghép hình cho khớp với ô, bạn chơi bóng... Su ngồi xếp lego một hồi thì lấy xe ra chơi cùng bạn Hayato, hai bạn vừa chơi vừa thi nhau gào "Bư bư" (tiếng xe chạy), thi thoảng giật xe của nhau nhưng diễn biến hoà bình vui vẻ.
- 9h20: Giờ ăn nhẹ buổi sáng. Cô phụ trách nấu nướng đẩy xe đồ ăn vào phòng gọi các bạn “Giờ ăn đến rồi, hôm nay có sữa chua, bánh qui và trà lúa mạch nhé". Thế là các bạn chạy tới bàn ăn, ngồi đúng vị trí của mình, nghiêm chỉnh đợi các cô đeo tạp dề, lau tay. Lớp Su 12 bạn, có hai cô trông chính, mỗi cô phụ trách 6 bạn, chia làm hai bàn. Các cô vừa lau mặt cho từng bạn vừa hát bài gì đó mà các bạn tỏ vẻ rất vui, hoan hô đủ kiểu.
Xong mỗi bạn được phát hai cái bánh, một hũ sữa chua, một ly trà. Tất cả đều tự xúc, tự cầm ly uống ngoan ngoãn. Bạn nào ăn xong thì đưa lại chén bát cho cô, đứng dậy không quên kéo cái ghế lại cho ngay ngắn vào bàn.
- Hơn 10 giờ
Xong là đến màn thay bỉm, chuẩn bị đi ra ngoài chơi. Cô vừa ra hiệu “đi ra ngoài chơi", mở cửa phòng một phát là tất cả các bạn nhanh như chớp lao ra ngoài, đến đúng vị trí bỏ mũ của mình lấy mũ, vô cùng nhanh gọn rồi cùng chạy ra cầu thang xuống tầng 1.
Ngạc nhiên nhất là khúc này, đến cầu thang tất cả cùng quay mông lại và bò xuống, nhìn nguyên một đám bé xíu, đầu đội mũ hồng, bò bò xuống cầu thang, rồi các cô lại hoà nhịp “xuống nào, xuống nào" mà không nhịn được cười, quá sức dễ thương. Xuống dưới tầng là tự chạy tới đúng hộp để giày của mình, cầm ra cho các cô đi vào cho.
Ra đến sân trước khi lên xe đẩy thì ngồi ở bậc sân để cô điểm danh, trật tự và nhanh lẹ. Hôm nay lịch trình của các bạn là sẽ đi xem tàu, vì trường gần đường tàu chạy qua.
- Hoạt động đi ngắm tàu hoả
Đoạn đường khoảng hơn 200m thôi mà bao nhiêu thứ mới lạ, đầu tiên là gặp con chó đang đi cùng một bác già mà các bạn gào lên "Wan wan" um sùm, xong “bye bye" kịch liệt, rồi đi qua mấy chậu hoa cũng chỉ chỏ, đi qua cửa kính của một cửa hàng, thấy hình mình trong kính thì giơ tay làm trò, ồ à xì xồ, rồi đi ngang qua hai chậu cá nhà nào để trước nhà lại chào cá, “bye bye” cá...
Đến nơi là một con đường nhỏ, một bên là đường tàu chạy, có hàng rào, môt bên là hàng cây mát rượi, có bậc thềm nhỏ. Ngồi đợi tàu chạy qua, sự háo hức ngóng trông hiên rõ, mỗi lần có tiếng kẻng kêu “kan kan” là các bạn đứng dậy ra đu hàng rào ngóng tàu, reo hò phấn khích. Hôm nay trời nắng to, xem được ba bốn lần tàu chạy là đã nắng lắm rồi nên phải về lại trường.
- Đây là khúc mà mình cảm động nhất, muốn khóc luôn
Lúc đi mình thấy mỗi xe đều có một bạn sẽ xuống đẩy cùng với cô, nghĩ đơn thuần là chắc mấy bạn không chịu đứng lên xe, đòi đi bộ. Thì ra không phải, các bạn sẽ thay phiên nhau đẩy xe, đợt về hôm nay là tới phiên bạn Su.
Trời nắng, đoạn đường hơn 200m mình nghĩ chắc Su chỉ đẩy nừa đường là cùng, vậy mà bạn đẩy đến cuối cùng, tay cứ bám thành xe, mặt đôi khi nhăn lại vì nắng nhưng không hề dừng lại, xong lại còn chơi "inai inai ba (ú oà) với các bạn đứng trên xe.
Nhìn bạn nhễ nhại mồ hôi, mặt đỏ bừng, xong đến nơi được cô khen vì giúp cô, đã cố gắng nhiều "Viet kun, arigato yoku ganbatta ne", bạn cười tươi ơi là tươi mà lúc đó muốn chạy lại ôm bạn ghê gớm!
Về tới trường, xuống xe là ngồi bậc thềm điểm danh đầy đủ, cất dép vào vị trị, tự leo lên cầu thang, cất mũ, trước khi vào lại phòng từng bạn ngồi xuống để cô lau chân,vào phòng chạy đến chỗ rửa tay để cô rửa cho.
Tất cả các hành động đều diễn ra trật tự, tự lập, các cô chỉ nhắc miệng thôi. Xong các cô đọc ehon (sách ảnh), các bạn ngồi nghe chăm chú, thích thú lắm luôn, chẳng bù ở nhà mẹ đọc là bạn ý cứ đòi lật trang khác cho nhanh.
-11h20
Tới giờ ăn trưa, cô phục vụ lại đẩy xe đồ ăn vào, nói to "giờ ăn trưa tới rôi, hôm nay có bánh mì, thịt gà, canh đậu hũ và rau xà lách nhé". Các bạn nhanh chóng ngồi vào ghế, cô đeo tạp dề, lại hát bài gì đó trước khi ăn, các bạn lại vỗ tay vui vẻ.
Bữa trưa diễn ra không suôn sẻ như ban sáng, bắt đầu có bạn không muốn ăn, bạn thì chỉ ăn bánh mì, không chịu ăn rau, bạn thì chỉ nghịch. Thịt gà hôm nay các cô không cắt nhỏ hẳn, để nguyên miếng nên nhiều bạn không cắn được dứt ra, đâm ra toàn bỏ thịt. Mình cứ nghĩ sao cô không cắt nhỏ ra cho dễ ăn nhỉ, vì thây Su cũng muốn ăn mà không cắn được thêm nên bỏ nửa. (lúc về cô mới giải thích là để tập dần cho các bạn tự dùng răng cửa cắn miếng nhỏ cho quen).
30 phút ăn trưa, cô phải xoay mòng mòng, mình thấy mà chóng mặt. Thế nào mà cuối cùng các bạn cũng đều ăn gần hết phần của mình chứ.
Ăn xong đến tiết mục thay quần áo, thay bỉm chuẩn bị đi ngủ, có bạn đi ị luôn lúc này, các cô lại phải thay chùi rửa đủ kiểu. Mình đến giờ này theo dõi không thôi mà còn thấy chóng mặt. Thực sự hâm mộ các cô.
- 12h giờ:
Tất cả trong tình trạng sạch sẽ no nê, được lùa qua phòng bên cạnh, chăn nệm của từng bạn đã được trải sẵn. Cô ngồi giữa các bạn, xoa đầu xoa chân, hát ru, một hồi là các bạn khò khò ngon lành hết. Quá vi diệu, không một tiếng khóc.
Bạn ngủ xong là mẹ hết giờ hoá trang, xuống nói chuyện với cô rồi về. Các bạn ngủ trưa dậy là sẽ được chơi, 3 giờ chiều ăn thêm một bữa nhẹ nữa, nhảy mùa hát hò và chờ ba mẹ tới đón, kết thúc một ngày ở nhà trẻ.
"Mới hai tháng thôi mà con đã học được nhiều thứ như thế này, từ những điều nhỏ nhất, tỉ mỉ nhất, thật lòng khâm phục và biết ơn các cô giáo rất nhiều. Hơn hết là cảm giác yên tâm, hanh phúc vì con đang được học ở một môi trường thật tốt, mà nếu chỉ ở với ba mẹ không bao giờ có được" chị Hoa hạnh phúc kết luận.
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.