- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Ngỡ ngàng với lý do học sinh Nhật Bản thường đi chân đất
Trẻ em Nhật Bản được dạy đi chân trần không những vì nét văn hóa mà nó còn rất tốt cho sức khỏe của trẻ, kết quả học tập.
Trẻ em Nhật Bản được dạy đi chân trần không những vì nét văn hóa mà nó còn rất tốt cho sức khỏe của trẻ, kết quả học tập.
Hầu hết các mẹ sẽ gặp khó khăn trong việc lựa chọn loại giầy dép nào là phù hợp và tốt nhất cho trẻ ở những năm tháng đầu đời. Tuy nhiên, theo một số chuyên gia về sức khỏe trẻ em tại Nhật, tốt nhất nên để trẻ đi chân đất.
Vậy, vì sao đi chân đất là tốt cho sức khỏe của trẻ nhỏ?
Trẻ em ở Nhật Bản đi chân đất là một việc hết sức bình thường. Thậm chí đây còn là một phong tục của người Nhật. Nếu bạn đã từng đến hoặc tìm hiểu về đất nước nổi tiếng với loài hoa Anh Đào này bạn sẽ thấy ở tất các các hàng quán hay cửa hiệu nào, người Nhật đều để dép ở ngoài và đi chân đất vào trong nhà.
Để theo kịp với xu hướng hiện đại, nhiều người đã đề xuất việc để trẻ em đi học được đi giầy dép. Thế nhưng với đa số các bậc phụ huynh đều cho rằng, đi chân trần rất tốt cho sức khỏe của con.
Theo Skeanie, sân trường thường là nền đất hoặc cát nên rất tốt trong việc kích thích lòng bàn chân của trẻ. Một số nghiên cứu đã được thực hiện để so sánh sức khỏe của những trẻ được đi giầy và những trẻ đi chân đất trong trường học. Kết quả cho thấy những đứa trẻ đi chân đất ít bị cảm lạnh, ít nô đùa, chạy nhảy, thích học và thường đạt điểm số cao hơn. Từ đó giúp hình thành thói quen sạch sẽ và có trách nhiệm với cá nhân, với tập thể ở trẻ. Những đứa trẻ đi chân đất trong trường học cũng ít gặp các vấn đề và bệnh khi mang giầy dép.
Ngày càng có nhiều nghiên cứu đã chứng minh điều đó.
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí The Foot năm 2007 cho thấy hình dạng co thắt của chiếc giầy có thể làm thay đổi cấu trúc và chức năng của bàn chân, nhất là ở trẻ nhỏ. Điều đó khiến cho bàn chân trẻ không được phát triển theo cách tự nhiên.
Một bà mẹ hai con nhỏ ở Nhật cho biết bà cho phép các con cởi giầy, đi chân đất ởbất kì những nơi nào có thể để tốt cho sức khỏe. “Các bậc phụ huynh nên biết về cấu trúc bàn chân của trẻ em nhiều hơn. Chúng ta có thể ngăn ngừa bệnh về da do giầy dép gây ra ở trẻ nếu cho bé đi chân đất thường xuyên”, bà mẹ này cho biết.
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.