- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Nước mắt nghẹn ngào của con gái khi có 2 điểm 9
Hôm nay, khi nghe con rụt rè thông báo điểm thi hai môn toán và tiếng Việt là 9-9, tự nhiên tôi thấy thất vọng, bực bội trong lòng.
- Nếu không động viên được thì đừng gây áp lực cho con cái, video thức tỉnh những bậc làm cha mẹ mùa thi cử
- Áp lực chuyện sắm ti tỉ thứ đồ khi con học mầm non tại Nhật của mẹ Việt
- Bỏ dần thi cử, điểm số không phải thứ quan trọng nhất: Các nước trên thế giới đang giúp học sinh giảm áp lực học hành như thế nào?
Hôm nay, khi nghe con rụt rè thông báo điểm thi hai môn toán và tiếng Việt là 9-9, tự nhiên tôi thấy thất vọng, bực bội trong lòng.
Ảnh minh họa: Minh Tâm |
Đây là lần đầu tiên con bị 2 điểm 9 trong kì thi cuối năm kể từ lớp 1 đến nay. Năm nay lại là năm cuối cấp, điểm thi quan trọng hơn các năm học khác vì sẽ dùng để xét tuyển vào lớp 6 ở các trường chất lượng cao.
Không nén được lòng mình, tôi đã bật ra vài câu quát mắng con. Hình như chỉ chờ có thế, nước mắt con trào ra ngay lập tức, rồi cứ thế nức nở, nghẹn ngào mãi không thôi. Chắc hẳn suốt từ lúc cô giáo đọc điểm cho đến lúc ấy, con đã tự dằn vặt bản thân rất nhiều, lời mẹ mắng chính là giọt nước làm tràn ly. Nghe tiếng khóc của con, tôi thấy lòng mình se lại. Rõ là con đã quá buồn, quá giận bản thân rồi, tôi không cần phải xoáy sâu thêm vào nỗi khổ tâm của con nữa.
Giận mình thương con, tôi lại nhớ về thời đi học của bản thân. Hồi đó cũng bao lần khổ sở, khóc hết nước mắt vì điểm số. Sợ mẹ mắng, sợ thua kém bạn bè, sợ thầy cô, người ngoài đánh giá mình kém cỏi, ngu dốt. Mỗi lần bị điểm thấp là một lần lòng tự tin, tự trọng bị tổn thương ghê gớm. Thế mà, giờ đây tôi lại gây ra cho con những cảm giác tương tự.
Một lúc sau, khi đã hết cơn khóc, tâm trạng bình thường trở lại, con mới thỏ thẻ kể với mẹ ở lớp con hôm nay nhiều bạn khóc lắm.
Bạn điểm 9 như con thì khóc vì không được 10 theo yêu cầu của bố mẹ. Bạn điểm 8 thì khóc vì không được 9 để trượt mất danh hiệu học sinh giỏi.
Bạn nào cũng cảm thấy có một nỗi bất công nào đó với sự cố gắng, nỗ lực, mong chờ của mình. Và bạn nào cũng chung một nỗi lo lắng, sợ hãi khi nghĩ đến ánh mắt thất vọng, tiếng thở dài não nuột, cơn tức giận lôi đình của bố mẹ đang chờ sẵn ở nhà.
Thậm chí, có bạn còn lo sẽ bị no đòn nữa. Nghe con kể tôi thấy thương bọn trẻ quá.
Điểm! Thực chất chúng là cái gì, tại sao nó lại có sức công phá mãnh liệt tâm hồn con trẻ như vậy? Thế hệ này tiếp nối thế hệ kia học ngày học đêm, vui buồn sướng khổ theo con điểm vô tri.Tương lai có bao nhiêu kì thi phía trước là bấy nhiêu lần nước mắt trẻ lại tuôn rơi.
Điểm cao hay thấp chỉ là tạm thời, bài kiểm tra vài môn học chỉ là 1 kênh đánh giá nhỏ so với toàn bộ năng lực của trẻ. Hơn nữa, học tập là quá trình lâu dài, gian khổ. Người ngoài khen hay chê cũng chẳng để làm gì, bố mẹ mát mặt hay không mát mặt cũng chỉ là cảm xúc nhất thời, trong khi sự tổn thương của con trẻ là mãi mãi.
Đa số các phụ huynh đều lầm tưởng con đạt điểm cao nghĩa là học giỏi, học giỏi nghĩa là thành đạt và thành đạt là hạnh phúc, để ép con học theo guồng quay ấy. Vì thế mà quên mất hạnh phúc quan trọng nhất, có ý nghĩa nhất, ngay tại lúc này là hãy để trẻ được bình yên, nhẹ nhàng, thanh thản với việc học. Hãy trả việc học về với đúng bản chất của nó là học để biết, để làm, để chung sống với người khác và khám phá khả năng của bản thân chứ không phải học để thi, học để đạt điểm cao.
Là một người mẹ chứng kiến những giọt nước mắt nghẹn ngào của con vì điểm số, tôi tự thức tỉnh mình và mong mọi người cũng thức tỉnh để chiếc vòng kim cô điểm số không xiết chặt mãi lên đầu con trẻ.
Theo VietNamNet
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.