Phát hãi khi con cứ đến trường là 'sờ ngực' giáo viên

Trẻ tự kỷ gặp rất nhiều vấn đề khi bước vào tuổi dậy thì. Như 1 học sinh nam ở trung tâm SFORA, cứ đến trường là chạy ùa đến sờ ngực cô giáo. Các cô giáo càng la lên, chạy trốn thì cậu càng thích thú với hành động của mình.

Trẻ tự kỷ gặp rất nhiều vấn đề khi bước vào tuổi dậy thì. Như 1 học sinh nam ở trung tâm SFORA, cứ đến trường là chạy ùa đến sờ ngực cô giáo. Các cô giáo càng la lên, chạy trốn thì cậu càng thích thú với hành động của mình.
t-k.jpg
Bước vào tuổi dậy thì, trẻ tự kỷ thường gặp khủng hoảng tâm lý, rối loạn hành vi. Ảnh minh họa internet.

Nghệ sĩ Nguyệt Thu, người sáng lập trường SFORA (Sunrise for Arts) - trường đầu tiên ở Việt Nam sử dụng âm nhạc và nghệ thuật để trị liệu chứng tự kỷ ở trẻ em cho biết, trẻ tự kỷ gặp rất nhiều vấn đề khi bước vào tuổi dậy thì. Như 1 học sinh nam ở trung tâm SFORA, 18 tuổi, cứ đến trường là chạy ùa đến sờ ngực cô giáo. Các cô giáo càng rú lên, chạy trốn, cậu càng thích thú với hành động của mình. Được biết, cậu bé này ở nhà suốt ngày xem phim sex, đọc truyện sex khiến hôm sau mệt mỏi, không thể đến trường.

Với cậu bé này, chị Nguyệt Thu cho rằng, cha mẹ không nên cho con sử dụng máy tính bảng, điện thoại để con tự ý vào các trang khiêu dâm. Cần hướng con đến những hoạt động lành mạnh, những hoạt động mà con rất yêu thích và có năng khiếu. Còn các cô giáo nếu không tỏ ra hốt hoảng thì học sinh này cũng không có hứng thú với “trò chơi” của mình nữa.

Với những trường hợp này, cha mẹ cần gần gũi con và không được áp đặt con. Bởi rất nhiều cha mẹ không cần biết con có thích hay không mà chỉ hướng con theo ý muốn của mình. Cha mẹ hãy luôn nghe theo ước vọng của trẻ tự kỷ.

Chị Nguyệt Thu nhấn mạnh, không phân biệt trẻ tự kỷ nặng - nhẹ mà phân biệt trẻ tự kỷ có giáo dục và không có giáo dục. Không có giáo dục, trẻ bước vào tuổi dậy thì khi bị “bùng nổ” sẽ có hành vi khá dữ dằn.

t-k-2.jpg
Cha mẹ cần tôn trọng, không áp đặt trẻ tự kỷ khi bước vào tuổi dậy thì. Ảnh minh họa: internet.

Chia sẻ về khủng hoảng tuổi dậy thì của trẻ tự kỷ, chị Tuyết Hạnh, Chủ nhiệm câu lạc bộ gia đình trẻ tự kỷ Hà Nội, cho biết: Trẻ có những biểu hiện ở sự bùng nổ, rối loạn giác quan, cảm xúc, không hợp tác với cha mẹ. Trước tuổi này, trẻ dễ dàng học những buổi can thiệp nhưng khi bước vào tuổi dậy thì, sự tiếp thu của trẻ hạn chế. Trẻ không trao đổi với cô, không nói chuyện với mẹ. Nhiều hành vi của trẻ gây sự lo ngại khi trẻ không biết bảo vệ bản thân trước sự thay đổi của cơ thể, có những biểu hiện không chuẩn mực khi ở trước đám đông.

Bé trai thường có những biểu hiện như xung đột về giác quan, rối loạn cảm giác, có khi biểu hiện bằng việc tự làm hại bản thân, cứa đứt tay để chế ngự cảm xúc khi đó. Trẻ tự kỷ ở thời kỳ này có nhiều thử thách, nhiều sung năng về phát triển dục tính, các con không điều khiển được bản thân, cha mẹ cần theo sát con nhiều hơn để có thể bảo vệ con.

Khi con bước vào tuổi dậy thì, cha mẹ cần chú trọng là giải quyết những rối loạn về giác quan, tôn trọng con, tránh áp đặt, cần thương lượng, trao đổi với con nhiều hơn. Cha mẹ cần dạy con biết vệ sinh cá nhân, dạy con nói không với người lạ khi họ có ý định đụng chạm, giáo dục giới tính cho con qua quy tắc vòng tròn yêu thương…

Theo Phụ nữ Việt Nam



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.