- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Hot girl xứ Nghệ "bắn liên thanh" 7 thứ tiếng giờ ra sao?
Cô gái nhại 7 thứ tiếng giờ đã là sinh viên của Học viện Ngoại giao và đang đặt mục tiêu chinh phục thêm hai ngoại ngữ.
Cô gái nhại 7 thứ tiếng giờ đã là sinh viên của Học viện Ngoại giao và đang đặt mục tiêu chinh phục thêm hai ngoại ngữ.
Xinh đẹp, tự tin lại có khả năng “bắn liên thanh” 7 thứ tiếng Trần Khánh Vy (sinh năm 1998, Nghệ An) là cái tên “gây bão” mạng xã hội đầu năm 2016.
Dù “mù tịt” tiếng Thái, Nhật, Ý… nhưng cô nàng vẫn “nhại” lại với ngữ điệu giống hệt người bản xứ. Đó là lý do clip của cô hút hàng triệu lượt theo dõi chỉ sau vài giờ đăng tải.
Sau đó, Khánh Vy tiếp tục gây ấn tượng bởi khả năng nói tiếng Anh như gió khi tham gia các show truyền hình thực tế như: Bữa trưa vui vẻ, talkshow về IELTS... Ngoài ra, cô nàng còn bộc lộ khá nhiều tài lẻ như nhảy, hát rap, dẫn chương trình.
Video: Hot girl xứ Nghệ "chém gió" 7 thứ tiếng gây bão mạng.
Với điểm thi đại học cao ngất ngưởng, hiện tại, Khánh Vy đã là nữ sinh lớp chất lượng cao của trường Học viện Ngoại giao.
Cùng nghe hot girl xứ Nghệ chia sẻ về cuộc sống sinh viên và dự định trong tương lai.
“Mình không phải người nổi tiếng”
- Sau thời gian "nổi đình nổi đám" với clip nhại 7 thứ tiếng, cuộc sống của bạn thay đổi thế nào?
Về cơ bản thì không có gì thay đổi cả, nhưng cũng thú vị hơn một chút (cười).
- Kể từ khi trở thành “hot girl mạng xã hội”, bạn có được thầy cô bạn bè chú ý và ưu ái?
Quả thật là sau clip nhại 7 thứ tiếng cùng những lần xuất hiện trên truyền hình, mình may mắn được nhiều người biết đến hơn. Thầy cô và bạn bè cũng khá bất ngờ trước sự "nổi tiếng bất thình lình" ấy. Mình biết ơn khi sau tất cả, mọi người vẫn luôn coi mình là một học sinh bình thường, không có khoảng cách nào cả.
Vào đại học, mình cũng được thầy cô và một vài người bạn nhận ra. Nhưng mình không để ý lắm vì thật sự nó không quan trọng bằng việc phấn đấu thế nào trong 4 năm sắp tới.
- Khánh Vy thường xuyên nhận lời tham gia các show truyền hình, sự kiện giải trí… Có vẻ bạn khá thích đời sống showbiz?
Mình luôn tâm niệm, các hoạt động xã hội, ngoại khóa rất quan trọng trong việc phát triển bản thân. Việc tham gia các sự kiện, chương trình truyền hình xuất phát từ sở thích cũng như một chút năng khiếu của mình về vai trò MC.
Mình cũng coi đây là cơ hội gặp gỡ người giỏi, học hỏi kinh nghiệm phục vụ cho công việc sau này.
- Có người nói, Khánh Vy ngày càng màu mè, không còn giản dị và trong sáng như trước? Bạn có tự thấy mình ít nhiều đã khác xưa?
Những công việc, dự án mình làm không liên quan gì đến showbiz. Tham gia các sự kiện giải trí cũng chỉ với mục đích giao lưu, học hỏi thôi.
Mình muốn xây dựng bản thân thật toàn diện, không chỉ có kiến thức mà còn phải năng động, hiện đại và có thể lan tỏa các giá trị đến cộng đồng. Mình muốn là một người trẻ “làm được, chơi được”.
Mình rất trân trọng ý kiến của mọi người và sẽ cố gắng chắt lọc để không ngừng hoàn thiện bản thân.
- Cái gì cũng có hai mặt, sự nổi tiếng cũng vậy. Việc được nhiều người biết đến có đem lại phiền phức cho bạn?
Mình chưa từng coi bản thân là người nổi tiếng vì thế nên không có phiền phức nào cả.
Được tham gia các show truyền hình, dự án về giáo dục, phát triển cộng đồng, được gặp gỡ và làm việc với nhiều người giỏi... toàn những điểm lợi đấy chứ! (Cười).
“Đã đến lúc quyết định mình sẽ là ai trong tương lai”
- Đỗ ba trường đại học danh giá, tại sao bạn lại quyết định theo học trường Học viện Ngoại giao?
Cái gì cũng có duyên cả. Mình thích trường Ngoại giao từ rất lâu rồi, từ cái tên cho đến ngành nghề đào tạo.
Mình cũng khá hoạt ngôn, năng động, thích giao tiếp. Những tính cách này sẽ phù hợp với trường Ngoại giao. Hơn nữa, mình đặc biệt hâm mộ những người làm ngoại giao, chính trị nên vào đây học để mong một ngày nào đó có cơ hội tiếp xúc với họ.
- Không ít bạn trẻ chia sẻ, vào đại học họ bị “vỡ mộng” vì giảng đường không màu hồng như trong tưởng tượng. Bạn thì sao?
Mình thì ngược lại, rất hài lòng với lựa chọn này. Môi trường học tập ở đây tích cực, giữa thầy và trò không có khoảng cách. Gặp nhau ở trường, trò chưa kịp chào thầy, thầy đã cười tươi chào trò rồi.
Ngoài ra, mình còn có cơ hội được tiếp xúc với các lãnh đạo trong Bộ Ngoại giao và được họ trực tiếp giảng dạy. Ở trường cũng có nhiều hoạt động ngoại khóa mà hầu hết các sinh viên năm nhất đều có cơ hội trải nghiệm.
- Sau ba tháng ngồi trên ghế giảng đường, bạn thấy khác biệt lớn nhất giữa môi trường phổ thông và đại học là gì?
Đó là tinh thần trách nhiệm. Trở thành sinh viên cũng là lúc phải quyết định tương lai mình sẽ là ai.
Thầy hiệu trưởng trường mình từng nói: “Xuất phát điểm của các em là như nhau nhưng mỗi người sẽ chọn cho mình một phương thức đi. Có người đi bộ, có người chạy, lại có người bò, có cả người đi lùi. Bạn chọn phương thức nào thì sau này bạn sẽ trở thành người như thế”.
Mình thấy đại học giống như một xã hội thu nhỏ và có rất nhiều người giỏi. Mình học được nhiều thứ ở họ.
- Bạn đặt ra những mục tiêu cụ thể nào cho bốn năm học?
Trước hết là phải học thật tốt, hoàn thành chương trình với kết quả tốt nhất có thể, ví dụ như đạt bằng giỏi chẳng hạn.
Ngoài tiếng Anh, mình sẽ cố gắng thành thạo thêm tiếng Trung. Cuối cùng là phải hoạt động ngoại khóa thật nhiều. Mình chỉ có 4 năm để trải nghiệm, 4 năm để thử và sai để có được những bài học quý giá.
Nỗ lực để trở thành một người toàn diện từ tri thức, sức khỏe cho đến ngoại hình là điều mình luôn mong muốn.
- Cảm ơn những chia sẻ của bạn và chúc bạn thành công!
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.