- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Sách giáo khoa mới sẽ giảm kiến thức chết, dư thừa, gắn liền với thực tiễn cuộc sống nhiều hơn
Sách giáo khoa trong tương lai sẽ rất khác so với cuốn sách truyền thống mà chúng ta được học lâu nay, tăng cường thời gian giúp học sinh giải quyết các vấn đề gắn với thực tiễn cuộc sống, giảm bớt kiến thức dư thừa.
Sách giáo khoa trong tương lai sẽ rất khác so với cuốn sách truyền thống mà chúng ta được học lâu nay, tăng cường thời gian giúp học sinh giải quyết các vấn đề gắn với thực tiễn cuộc sống, giảm bớt kiến thức dư thừa.
Chương trình thời sự VTV1 vừa đưa phóng sự về cuộc hội thảo quốc tế mang tên "Sách giáo khoa theo định hướng phát triển năng lực - nhìn từ kinh nghiệm quốc tế" do Nhà xuất bản Giáo dục tổ chức. Cuộc hội thảo nhằm đem đến cho các tác giả viết sách giáo khoa những khái niệm bản chất nhất, quan trọng nhất về quy trình và cách thức phát triển sách giáo khoa, làm thế nào để định hướng phát triển năng lực? Hội thảo này cho thấy, sách giáo khoa trong tương lai sẽ rất khác so với cuốn sách truyền thống mà chúng ta được học lâu nay.
Sách giáo khoa hiện tại quen thuộc với nhiều thế hệ học sinh Việt Nam, toàn bộ cấu trúc bài học xoay quanh mạch kiến thức. Ví dụ một bài học môn Toán sẽ có Định nghĩa, Chứng minh, Khái quát kiến thức và thực hành.
Còn với sách giáo khoa mới của dự án mô hình trường học mới Việt Nam, sau khi xác định mục tiêu cụ thể, bài học sẽ được thiết kế dựa trên các hoạt động học tập như khởi động làm quen, hình thành kiến thức, vận dụng thực tế. Chủ thể của bài học hướng vào chuyển hóa kiến thức.
Giáo sư Bernd Meier, trường ĐH Potsdam, Đức cho biết: "Sách giáo khoa định hướng năng lực sẽ yêu cầu cao hơn, bên cạnh kiến thức chuyên môn cần ứng dụng chúng vào cuộc sống. Việc xây dựng sách giáo khoa mới sẽ giảm bớt kiến thức chết, kiến thức không cần thiết để tăng cường thời gian giúp học sinh giải quyết các vấn đề gắn với thực tiễn cuộc sống."
Tại hội thảo, các chuyên gia quốc tế cũng khẳng định, sách giáo khoa thay đổi thì quan niệm sách giáo khoa là pháp lệnh của giáo viên cũng cần được thay đổi.
Bà Eenariina Hamalainen, trường ĐH Timepere, Phần Lan, tác giả viết sách giáo khoa chia sẻ: "Công việc của giáo viên sẽ áp lực hơn trước rất nhiều. Cần tạo ra các thứ bên cạnh sách gồm có bảng biểu, biểu đồ, bảng thống kê hỗ trợ giáo viên để công việc của họ nhẹ nhàng hơn."
Việc thiết kế sách giáo khoa theo hướng mới cũng đặt ra những thách thức với các nhà biên soạn sách giáo khoa của Việt Nam, từ việc thay đổi tư duy, quan niệm đến việc chuẩn bị các dữ liệu và thiết kế các phương pháp dạy học khác nhau để xây dựng từng bài học sao cho hấp dẫn, hiệu quả, hướng đến phát triển năng lực cho học sinh; tránh sự đơn điệu, khô cứng như hiện nay.
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.