- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Tôi không chọn homeschool vì những bất công ở trường rất hoàn hảo để con trưởng thành
Đó là quan điểm của nhà báo Thu Hà xung quanh vấn đề đang gây dậy sóng dư luận: có nên homeschool cho con hay không?
Đó là quan điểm của nhà báo Thu Hà xung quanh vấn đề đang gây dậy sóng dư luận: có nên homeschool cho con hay không?
Mấy ngày gần đây, cư dân mạng xã hội xôn xao bàn luận về homeschooling - phương pháp tự dạy con tại nhà mà không cần đến trường. Là một người mẹ của hai cô con gái đang độ tuổi đi học, nhà báo Thu Hà (TP.Hồ Chí Minh) cũng bị cuốn vào guồng của vấn đề gây tranh cãi này, chị nửa đùa nửa thật: "Như nhà tôi, nếu homeshooling thì lấy ai đi cày nuôi Xu Sim? Còn cần cơm để ăn và nhà để ở, còn cần đi chơi nữa chứ! Với lại cả ngày nhìn thấy tụi nó, quanh quẩn cả tháng bên nhau chắc tui cũng phát điên lên mất. Mới có 4 ngày lễ mà đã cáu nhau rồi. Và kìa, còn 3 tháng hè đang sầm sập tới trước mặt kia...".
Chị Thu Hà cũng cho biết có nhiều người đã cho con homeschooling thành công nhưng nỗ lực họ đã bỏ ra thì nhiều khủng khiếp, "nhiều tới mức mà tôi nghĩ là với sức đó, nếu họ cho con đi học ở trường thì con họ cũng ngon lành chả kém!". Đi kèm với đó là rất nhiều vất vả và khó khăn mà phụ huynh không kể ra.
Chị Thu Hà cho rằng: "Việc con cần học tập nhất để sống giữa đời này, không phải là toán hay ngoại ngữ, mà là con cần hiểu thêm về chính mình và con người, con cần học thích nghi..:"
Đứng trên quan điểm của một vị phụ huynh, nhà báo Thu Hà bày tỏ quan điểm: "Chúng ta không thể tìm đâu trên thế giới này một trường học mà không bao giờ gây cho con mình tổn thương. Ở Mỹ cũng có học sinh tự tử, ở Nhật cũng đầy học sinh trầm cảm. Hãy thực tế! Ta không thể dạy các giáo viên. Ta chỉ có thể dạy con mình. Ta cũng không thể thay đổi Bộ trưởng. Ta chỉ có thể thay đổi chính mình. Và chẳng có ai bảo vệ con mình tốt bằng NỘI LỰC CỦA CHÍNH NÓ!",
Quan điểm của chị Thu Hà đã nhận nhiều "cánh tay" đồng tình của cư dân mạng. Và dưới đây là những lý do cụ thể mà tác giả này đưa ra để bảo vệ quan điểm "nói không với homeschooling":
Trong các buổi tọa đàm của tôi, tôi cũng gặp những phụ huynh tuyên bố sẽ homeshooling cho con với nhiều bức xúc. Tôi đã trả lời rằng tới trường không chỉ là kiến thức, mà trường học còn cho mình những người bạn (và cả mâu thuẫn!). Cuộc đời tôi bây giờ được như thế này, cũng nhờ tôi có những người bạn học rất tốt.
Ngay cả ĐH Harvard, họ cũng từng được nhận xét rằng, không phải là kiến thức, các công trình nghiên cứu, hay giải Nobel..., mà mạng lưới bạn bè sinh viên mới là điều nặng ký trong học phí của họ. Harvard cũng có cái nghiên cứu dài hơi suốt 75 năm trên 724 người, rằng: không phải tiền bạc, mà các mối quan hệ mới làm chúng ta hạnh phúc nhất!
Trong việc dạy con không có con đường tắt, không có cách nào nhàn nhã. Không có con đường nào tới thành công mà có thể đi bằng thang máy được.
Tôi không chọn homeschool vì tôi cảm thấy rằng ngay cả những bất công ở trường học cũng rất hoàn hảo để cho con trưởng thành. Sau này đi làm con còn gặp nhiều chuyện bất công hơn như thế nữa. Con cần bị giáo viên la mắng bởi vì ngày sau ngoài đời không thể tránh khỏi những lúc con gặp phải những người rất dễ nổi nóng, dù không phải lỗi của con! Con cần bị giáo viên "đì" bởi đời là vậy, không có xã hội nào không có những bất công! Con cần bị lừa, bởi vì sau này chắc chắn trong cuộc sống con sẽ gặp những kẻ lừa dối! Con cũng cần thử nếm 1 chút bạo lực học đường, thậm chí có thể bị bạn đánh hoặc bạn tẩy chay... để con hiểu cảm giác đó, con biết tránh cho mình sau này, hoặc đừng xài với người khác! Con cần bị phạt đứng ngoài hành lang, bởi sau này ra đời khi con làm sai so với cam kết, con có thể bị phạt hàng tỷ đồng, có thể mất hết sản nghiệp!
Con cần biết những típ người khác với mẹ và anh em trong nhà, bởi vì người khác biệt người là bình thường. Và sau này chắc chắn con phải LÀM VIỆC VÀ SỐNG CÙNG NGƯỜI KHÁC! Không có máy móc gì khó sử dụng bằng con người. Không có việc gì khó bằng nhân sự. Mọi công ty thành hay bại đều do nhân sự mà ra. Mọi công việc dù nhỏ hay lớn đều cần có sự hỗ trợ của người khác! Do đó việc con cần học tập nhất để sống giữa đời này, không phải là toán hay ngoại ngữ, mà là con cần hiểu thêm về chính mình và con người, con cần học thích nghi, con cần nhìn thấy những phiên bản khác của chính mình khi đối diện với người khác.
Trong việc dạy con không có con đường tắt, không có cách nào nhàn nhã (Ảnh minh họa).
Mình sẽ là ai? Mình sẽ cư xử làm sao khi phải nghe những câu nói đó, trong tương tác đó? Chất lượng giao tiếp không phụ thuộc vào số điểm IELTS cao. Tương tự, chúng ta nghe nói đọc viết tiếng Việt tốt, tuy nhiên để cảm nhận, để thấu hiểu, để ứng xử tốt, lại phụ thuộc vào trải nghiệm, sự rung động của trái tim và cái đầu có rộng mở hay không. Nếu chúng ta đo hiệu quả của việc giáo dục ở nhà bằng điểm cao và các thứ hạng cao, thì chúng ta cũng đang đi vào cái mà chúng ta đang lên án ở nhà trường, đó là học vì điểm số và thứ hạng!
Ở mọi lĩnh vực, dù nghiên cứu ngoài không gian hay trong các phòng thí nghiệm, hay chỉ một mình đối diện với những dữ liệu, thì mối quan hệ giữa con người với con người vẫn là điều quan trọng. Thế nên, những người xấu, việc xấu xuất hiện trong cuộc đời con, sẽ là bài học ý nghĩa, hơn cả sách giáo khoa chuẩn hay những điều tốt đẹp.
Nếu nhà trường hoặc xã hội không làm con vừa lòng, đừng rời bỏ nhà trường và xã hội, mà nỗ lực tìm cách cải thiện nó! Nhiều năm nay, thời gian tôi dành để nói chuyện với các phụ huynh, viết facebook "vác tù và hàng tổng" nhiều hơn thời gian tôi lo cho chính bản thân mình. Nhưng từng chút một, từng bước một, cứ nỗ lực, vì đó là cái xã hội mà ngày sau con tôi sẽ sống. Thậm chí dù Xu Sim có đi du học thì cũng chẳng phí đâu mà! Nếu phụ huynh ngồi tính toán, có thể nhận thấy rằng có những lựa chọn lợi hơn về thời gian và tiền bạc, lợi hơn về cơ hội làm việc. Nhưng có nhiều cái không đo đếm cộng trừ được!
Hôm nay vừa hỏi Xu Sim về homeschooling, Xu nói ngay: "Không! không có bạn thì con không thích học đâu!". Tôi vẫn tin rằng thật tốt khi tới trường!
Mấy ngày gần đây, cư dân mạng xã hội xôn xao bàn luận về homeschooling - phương pháp tự dạy con tại nhà mà không cần đến trường. Là một người mẹ của hai cô con gái đang độ tuổi đi học, nhà báo Thu Hà (TP.Hồ Chí Minh) cũng bị cuốn vào guồng của vấn đề gây tranh cãi này, chị nửa đùa nửa thật: "Như nhà tôi, nếu homeshooling thì lấy ai đi cày nuôi Xu Sim? Còn cần cơm để ăn và nhà để ở, còn cần đi chơi nữa chứ! Với lại cả ngày nhìn thấy tụi nó, quanh quẩn cả tháng bên nhau chắc tui cũng phát điên lên mất. Mới có 4 ngày lễ mà đã cáu nhau rồi. Và kìa, còn 3 tháng hè đang sầm sập tới trước mặt kia...".
Chị Thu Hà cũng cho biết có nhiều người đã cho con homeschooling thành công nhưng nỗ lực họ đã bỏ ra thì nhiều khủng khiếp, "nhiều tới mức mà tôi nghĩ là với sức đó, nếu họ cho con đi học ở trường thì con họ cũng ngon lành chả kém!". Đi kèm với đó là rất nhiều vất vả và khó khăn mà phụ huynh không kể ra.
Chị Thu Hà cho rằng: "Việc con cần học tập nhất để sống giữa đời này, không phải là toán hay ngoại ngữ, mà là con cần hiểu thêm về chính mình và con người, con cần học thích nghi..:"
Đứng trên quan điểm của một vị phụ huynh, nhà báo Thu Hà bày tỏ quan điểm: "Chúng ta không thể tìm đâu trên thế giới này một trường học mà không bao giờ gây cho con mình tổn thương. Ở Mỹ cũng có học sinh tự tử, ở Nhật cũng đầy học sinh trầm cảm. Hãy thực tế! Ta không thể dạy các giáo viên. Ta chỉ có thể dạy con mình. Ta cũng không thể thay đổi Bộ trưởng. Ta chỉ có thể thay đổi chính mình. Và chẳng có ai bảo vệ con mình tốt bằng NỘI LỰC CỦA CHÍNH NÓ!",
Quan điểm của chị Thu Hà đã nhận nhiều "cánh tay" đồng tình của cư dân mạng. Và dưới đây là những lý do cụ thể mà tác giả này đưa ra để bảo vệ quan điểm "nói không với homeschooling":
Trong các buổi tọa đàm của tôi, tôi cũng gặp những phụ huynh tuyên bố sẽ homeshooling cho con với nhiều bức xúc. Tôi đã trả lời rằng tới trường không chỉ là kiến thức, mà trường học còn cho mình những người bạn (và cả mâu thuẫn!). Cuộc đời tôi bây giờ được như thế này, cũng nhờ tôi có những người bạn học rất tốt.
Ngay cả ĐH Harvard, họ cũng từng được nhận xét rằng, không phải là kiến thức, các công trình nghiên cứu, hay giải Nobel..., mà mạng lưới bạn bè sinh viên mới là điều nặng ký trong học phí của họ. Harvard cũng có cái nghiên cứu dài hơi suốt 75 năm trên 724 người, rằng: không phải tiền bạc, mà các mối quan hệ mới làm chúng ta hạnh phúc nhất!
Trong việc dạy con không có con đường tắt, không có cách nào nhàn nhã. Không có con đường nào tới thành công mà có thể đi bằng thang máy được.
Tôi không chọn homeschool vì tôi cảm thấy rằng ngay cả những bất công ở trường học cũng rất hoàn hảo để cho con trưởng thành. Sau này đi làm con còn gặp nhiều chuyện bất công hơn như thế nữa. Con cần bị giáo viên la mắng bởi vì ngày sau ngoài đời không thể tránh khỏi những lúc con gặp phải những người rất dễ nổi nóng, dù không phải lỗi của con! Con cần bị giáo viên "đì" bởi đời là vậy, không có xã hội nào không có những bất công! Con cần bị lừa, bởi vì sau này chắc chắn trong cuộc sống con sẽ gặp những kẻ lừa dối! Con cũng cần thử nếm 1 chút bạo lực học đường, thậm chí có thể bị bạn đánh hoặc bạn tẩy chay... để con hiểu cảm giác đó, con biết tránh cho mình sau này, hoặc đừng xài với người khác! Con cần bị phạt đứng ngoài hành lang, bởi sau này ra đời khi con làm sai so với cam kết, con có thể bị phạt hàng tỷ đồng, có thể mất hết sản nghiệp!
Con cần biết những típ người khác với mẹ và anh em trong nhà, bởi vì người khác biệt người là bình thường. Và sau này chắc chắn con phải LÀM VIỆC VÀ SỐNG CÙNG NGƯỜI KHÁC! Không có máy móc gì khó sử dụng bằng con người. Không có việc gì khó bằng nhân sự. Mọi công ty thành hay bại đều do nhân sự mà ra. Mọi công việc dù nhỏ hay lớn đều cần có sự hỗ trợ của người khác! Do đó việc con cần học tập nhất để sống giữa đời này, không phải là toán hay ngoại ngữ, mà là con cần hiểu thêm về chính mình và con người, con cần học thích nghi, con cần nhìn thấy những phiên bản khác của chính mình khi đối diện với người khác.
Trong việc dạy con không có con đường tắt, không có cách nào nhàn nhã (Ảnh minh họa).
Mình sẽ là ai? Mình sẽ cư xử làm sao khi phải nghe những câu nói đó, trong tương tác đó? Chất lượng giao tiếp không phụ thuộc vào số điểm IELTS cao. Tương tự, chúng ta nghe nói đọc viết tiếng Việt tốt, tuy nhiên để cảm nhận, để thấu hiểu, để ứng xử tốt, lại phụ thuộc vào trải nghiệm, sự rung động của trái tim và cái đầu có rộng mở hay không. Nếu chúng ta đo hiệu quả của việc giáo dục ở nhà bằng điểm cao và các thứ hạng cao, thì chúng ta cũng đang đi vào cái mà chúng ta đang lên án ở nhà trường, đó là học vì điểm số và thứ hạng!
Ở mọi lĩnh vực, dù nghiên cứu ngoài không gian hay trong các phòng thí nghiệm, hay chỉ một mình đối diện với những dữ liệu, thì mối quan hệ giữa con người với con người vẫn là điều quan trọng. Thế nên, những người xấu, việc xấu xuất hiện trong cuộc đời con, sẽ là bài học ý nghĩa, hơn cả sách giáo khoa chuẩn hay những điều tốt đẹp.
Nếu nhà trường hoặc xã hội không làm con vừa lòng, đừng rời bỏ nhà trường và xã hội, mà nỗ lực tìm cách cải thiện nó! Nhiều năm nay, thời gian tôi dành để nói chuyện với các phụ huynh, viết facebook "vác tù và hàng tổng" nhiều hơn thời gian tôi lo cho chính bản thân mình. Nhưng từng chút một, từng bước một, cứ nỗ lực, vì đó là cái xã hội mà ngày sau con tôi sẽ sống. Thậm chí dù Xu Sim có đi du học thì cũng chẳng phí đâu mà! Nếu phụ huynh ngồi tính toán, có thể nhận thấy rằng có những lựa chọn lợi hơn về thời gian và tiền bạc, lợi hơn về cơ hội làm việc. Nhưng có nhiều cái không đo đếm cộng trừ được!
Hôm nay vừa hỏi Xu Sim về homeschooling, Xu nói ngay: "Không! không có bạn thì con không thích học đâu!". Tôi vẫn tin rằng thật tốt khi tới trường!
Theo Trí thức trẻ
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.