- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Ứa nước mắt nữ sinh đại học quét rác kiếm tiền ăn học, mua thuốc cứu mẹ
Bỏ qua những dị nghị của bạn bè, ngoài giờ học Hà làm thêm việc quét rác để kiếm tiền trang trải việc học và mua thuốc cho mẹ bị bệnh.
Bỏ qua những dị nghị của bạn bè, ngoài
giờ học Hà làm thêm việc quét rác để kiếm tiền trang trải việc học và
mua thuốc cho mẹ bị bệnh.
Tuổi thơ bất hạnh
Đó là hoàn cảnh của cô sinh viên Đinh Thị Hà (SN 1996, trú tại xã Việt Hùng, huyện Vũ Thư, Thái Bình) hiện đang học năm 2, khoa Việt Nam học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Chúng tôi tranh thủ tới gặp Hà vào một buổi chiều sau khi em vừa tan giờ học ở trường. Nụ cười trên môi không che giấu nổi nét mệt mỏi in trên khuôn mặt Hà với vầng mắt thâm quầng do nhiều đêm thức trắng làm việc. Dường như những gánh nặng lo toan đã khiến cho vóc dáng của Hà lại càng thêm bé nhỏ.
Bố
mất sớm, ngay từ khi còn nhỏ Hà đã không nhận được sự chăm sóc của
người cha, hai mẹ con em sống lay lắt qua ngày nhờ đồng lương công nhân
ít ỏi của mẹ ở nông trường cao su.
Thế nhưng, bi kịch không dừng lại ở đó, năm Hà lên 7 tuổi, mẹ Hà đột ngột bị tai biến mạch máu não rồi bị liệt một phần cơ thể. Căn bệnh quái ác đã khiến mẹ Hà từ một người khỏe mạnh thành một bệnh nhân bại liệt, không còn sức lao động.
“Khi đó, bệnh mẹ rất nặng, bác sĩ bảo khó có thể chữa khỏi, em rất buồn, và lo sợ. Nghĩ đến cảnh không còn mẹ trên đời nữa nước mắt em lại tuôn trào”, Hà tâm sự.
Muốn cứu mẹ, Hà nhờ người thân làm thủ tục bán đi ngôi nhà đang ở Đắk Lắk để lấy tiền chữa bệnh cho mẹ. Giữ được tính mạng nhưng sức khỏe mẹ Hà yếu dần, chỉ đi lại được còn đôi tay bị liệt vĩnh viễn không còn lao động được. Không còn nhà ở, hai mẹ con Hà lại phải dắt díu nhau ra quê ngoại ở Thái Bình để sinh sống.
Cuộc sống đã vất vả nay càng khốn đốn hơn khi Hà còn quá nhỏ để giúp mẹ mưu sinh. Đã vậy, hàng tháng gia đình lại phải chi một số tiền lớn để mua thuốc thang và khám bệnh cho mẹ Hà.
Trước cảnh thiếu ăn, thiếu tiền dẫn đến nguy cơ phải bỏ học, mẹ con Hà may mắn được ông bà ngoại và bà con hàng xóm giúp đỡ, động viên em tiếp tục tới trường.
Với những cố gắng của mình, suốt 12 năm liền Hà luôn đạt học sinh giỏi của trường, giành được nhiều suất học bổng. Riêng lớp 9 và lớp 12 Hà đạt giải nhì cuộc thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Địa Lý
Quét rác, kiếm tiền ăn học và mua thuốc cho mẹ
Nỗ lực của cô nữ sinh nhỏ tuổi được đền đáp khi em nhận được giấy thông báo đỗ trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Niềm vui chưa kéo dài bao lâu thì những lo toan về gánh nặng cơm áo gạo tiền lại khiến Hà phải chạnh lòng.
“Khi đó, gia đình em đến cái ăn, cái mặc, tiền thuốc thang đã khó chứ chưa nói gì đến tiền học cho em. Em đã nghĩ đên chuyện nghỉ học để kiếm tiền mưu sinh, may có sự động viên của ông bà và người thân, em mới quyết tâm đi học tiếp”, Hà tâm sự.
Bắt đầu việc học, Hà thuê phòng ở kí túc xá của trường để tiết kiệm chi phí. Rồi em tìm đến nhà hàng, quán cà phê để làm thêm nhưng do thời gian học thất thường nên không ai nhận Hà.
Lo lắng không có tiền ăn học và chữa bệnh cho mẹ, Hà cuống cuồng tìm việc khắp nơi, may mắn thay khi Hà tìm tới phòng các bác lao công của trường, các cô đã thương tình để Hà đảm nhiệm việc quét rác ở sân trường, hành lang.
Lúc đầu các cô tưởng Hà nói đùa nhưng sau khi được Hà tâm sự về gia cảnh của mình thì ai cũng thương lòng giúp đỡ. Công việc của Hà không nặng nhọc nhưng phải dậy từ sớm, thường xuyên phải tiếp xúc và ngửi mùi hôi hám bốc lên từ đồ ăn, rác thải...
Cứ thế, mỗi ngày Hà lủi thủi thức dậy từ 4h sáng để quét rác và làm cho đến 8h Hà mới nghỉ để đi học.
“Lúc đầu, em đi quét rác ở sân trường thấy các bạn nhìn ngó, dị nghị em cũng ngại và tủi thân lắm nhưng sau đó quen dần với lại nghĩ sẽ kiếm được một khoản tiền lo cho việc ăn học và thuốc thang cho mẹ em càng quyết tâm hơn”, Hà tâm sự.
Làm vất vả như vậy nhưng mỗi ngày Hà chỉ nhận được 30.000 đồng, ngày thứ 7 và chủ nhật Hà xin làm thêm ngày cũng chỉ được 50.000 đồng.
“Thấy hoàn cảnh cháu vậy tôi thương lắm, cứ có việc là tôi dành cháu nó làm kiếm thêm tiền ăn. Hàng tháng, tôi vẫn hay cho cháu thêm dăm ba chục để ăn sáng”, ông Trần Văn Hữu, lao công trường ĐHSP Hà Nội tâm sự.
Làm thêm có tiền nhưng Hà không bao giờ phung phí mà còn rất tiết kiệm, không ít lần ăn mì tôm và bỏ bữa.
Cứ khi nào nhận được lương, Hà lại mua một thùng mì tôm để trong phòng. Có lần Hà ăn mì tôm cả tháng để tiết kiệm tiền gửi về mua thuốc cho mẹ.
Ngoài tiền làm thêm, Hà còn xuất sắc dành được những suất học bổng của trường giúp Hà phần nào trang trải được việc học tập.
Nói về ước mơ của mình, Hà cười nói: “Em chỉ mong sao hoàn thành được việc học ở trường, có một công việc ổn định để nuôi bản thân và gom góp tiền chữa bệnh cho mẹ.”
Tuổi thơ bất hạnh
Đó là hoàn cảnh của cô sinh viên Đinh Thị Hà (SN 1996, trú tại xã Việt Hùng, huyện Vũ Thư, Thái Bình) hiện đang học năm 2, khoa Việt Nam học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Chúng tôi tranh thủ tới gặp Hà vào một buổi chiều sau khi em vừa tan giờ học ở trường. Nụ cười trên môi không che giấu nổi nét mệt mỏi in trên khuôn mặt Hà với vầng mắt thâm quầng do nhiều đêm thức trắng làm việc. Dường như những gánh nặng lo toan đã khiến cho vóc dáng của Hà lại càng thêm bé nhỏ.
Sinh viên Đinh Thị Hà, quét rác kiếm thêm thu nhập |
Thế nhưng, bi kịch không dừng lại ở đó, năm Hà lên 7 tuổi, mẹ Hà đột ngột bị tai biến mạch máu não rồi bị liệt một phần cơ thể. Căn bệnh quái ác đã khiến mẹ Hà từ một người khỏe mạnh thành một bệnh nhân bại liệt, không còn sức lao động.
“Khi đó, bệnh mẹ rất nặng, bác sĩ bảo khó có thể chữa khỏi, em rất buồn, và lo sợ. Nghĩ đến cảnh không còn mẹ trên đời nữa nước mắt em lại tuôn trào”, Hà tâm sự.
Muốn cứu mẹ, Hà nhờ người thân làm thủ tục bán đi ngôi nhà đang ở Đắk Lắk để lấy tiền chữa bệnh cho mẹ. Giữ được tính mạng nhưng sức khỏe mẹ Hà yếu dần, chỉ đi lại được còn đôi tay bị liệt vĩnh viễn không còn lao động được. Không còn nhà ở, hai mẹ con Hà lại phải dắt díu nhau ra quê ngoại ở Thái Bình để sinh sống.
Cuộc sống đã vất vả nay càng khốn đốn hơn khi Hà còn quá nhỏ để giúp mẹ mưu sinh. Đã vậy, hàng tháng gia đình lại phải chi một số tiền lớn để mua thuốc thang và khám bệnh cho mẹ Hà.
Trước cảnh thiếu ăn, thiếu tiền dẫn đến nguy cơ phải bỏ học, mẹ con Hà may mắn được ông bà ngoại và bà con hàng xóm giúp đỡ, động viên em tiếp tục tới trường.
Với những cố gắng của mình, suốt 12 năm liền Hà luôn đạt học sinh giỏi của trường, giành được nhiều suất học bổng. Riêng lớp 9 và lớp 12 Hà đạt giải nhì cuộc thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Địa Lý
Quét rác, kiếm tiền ăn học và mua thuốc cho mẹ
Nỗ lực của cô nữ sinh nhỏ tuổi được đền đáp khi em nhận được giấy thông báo đỗ trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Niềm vui chưa kéo dài bao lâu thì những lo toan về gánh nặng cơm áo gạo tiền lại khiến Hà phải chạnh lòng.
“Khi đó, gia đình em đến cái ăn, cái mặc, tiền thuốc thang đã khó chứ chưa nói gì đến tiền học cho em. Em đã nghĩ đên chuyện nghỉ học để kiếm tiền mưu sinh, may có sự động viên của ông bà và người thân, em mới quyết tâm đi học tiếp”, Hà tâm sự.
Bắt đầu việc học, Hà thuê phòng ở kí túc xá của trường để tiết kiệm chi phí. Rồi em tìm đến nhà hàng, quán cà phê để làm thêm nhưng do thời gian học thất thường nên không ai nhận Hà.
Lo lắng không có tiền ăn học và chữa bệnh cho mẹ, Hà cuống cuồng tìm việc khắp nơi, may mắn thay khi Hà tìm tới phòng các bác lao công của trường, các cô đã thương tình để Hà đảm nhiệm việc quét rác ở sân trường, hành lang.
Lúc đầu các cô tưởng Hà nói đùa nhưng sau khi được Hà tâm sự về gia cảnh của mình thì ai cũng thương lòng giúp đỡ. Công việc của Hà không nặng nhọc nhưng phải dậy từ sớm, thường xuyên phải tiếp xúc và ngửi mùi hôi hám bốc lên từ đồ ăn, rác thải...
Em Đinh Thị Hà dọn rác trong trường học |
“Lúc đầu, em đi quét rác ở sân trường thấy các bạn nhìn ngó, dị nghị em cũng ngại và tủi thân lắm nhưng sau đó quen dần với lại nghĩ sẽ kiếm được một khoản tiền lo cho việc ăn học và thuốc thang cho mẹ em càng quyết tâm hơn”, Hà tâm sự.
Làm vất vả như vậy nhưng mỗi ngày Hà chỉ nhận được 30.000 đồng, ngày thứ 7 và chủ nhật Hà xin làm thêm ngày cũng chỉ được 50.000 đồng.
“Thấy hoàn cảnh cháu vậy tôi thương lắm, cứ có việc là tôi dành cháu nó làm kiếm thêm tiền ăn. Hàng tháng, tôi vẫn hay cho cháu thêm dăm ba chục để ăn sáng”, ông Trần Văn Hữu, lao công trường ĐHSP Hà Nội tâm sự.
Làm thêm có tiền nhưng Hà không bao giờ phung phí mà còn rất tiết kiệm, không ít lần ăn mì tôm và bỏ bữa.
Cứ khi nào nhận được lương, Hà lại mua một thùng mì tôm để trong phòng. Có lần Hà ăn mì tôm cả tháng để tiết kiệm tiền gửi về mua thuốc cho mẹ.
Ngoài tiền làm thêm, Hà còn xuất sắc dành được những suất học bổng của trường giúp Hà phần nào trang trải được việc học tập.
Nói về ước mơ của mình, Hà cười nói: “Em chỉ mong sao hoàn thành được việc học ở trường, có một công việc ổn định để nuôi bản thân và gom góp tiền chữa bệnh cho mẹ.”
Theo VTC
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.