- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Vận động phụ huynh đóng góp cơ sở vật chất cho trường: Cấm thì lách!
Tuần qua, các trường đã bắt đầu tổ chức họp phụ huynh đầu năm học. Dư luận ở TP.HCM lại trở nên “nhạy cảm” với chuyện vận động tiền nong của nhà trường.
Tuần qua, các trường đã bắt đầu tổ chức họp phụ huynh đầu năm học. Dư luận ở TP.HCM lại trở nên “nhạy cảm” với chuyện vận động tiền nong của nhà trường.
Các khoản đóng góp ngày càng khủng, công trình nào cũng từ vài chục đến vài trăm triệu. Điều lệ cha mẹ học sinh do Bộ GD-ĐT ban hành đã “cấm” Ban đại diện cha mẹ học sinh (ĐDCMHS) không được quyên góp của người học hoặc gia đình người học các khoản ủng hộ nhằm mua sắm máy móc, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho trường, lớp học, sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới các công trình của nhà trường... Tuy nhiên, cấm chỗ này thì “lách” chỗ khác.
Khi "cam kết" đổ vỡ
Hai năm trước, khi HS lớp 3/4 Trường tiểu học Kim Đồng (Q.Gò Vấp) mới vào lớp 1, PH của các em đã đóng góp đầu tư đầy đủ trang thiết bị cho lớp học, sau khi nhà trường “hứa” con họ sẽ được học suốt 5 năm tại căn phòng họ đầu tư. Nhưng năm nay, khi các em lên lớp 3, lời hứa ấy đã không giữ được.
Một PH kể: “Lúc con tôi vào lớp 1, Ban ĐDCMHS lớp đề xuất làm công trình trang thiết bị cho lớp học với lời hứa con tôi sẽ học suốt 5 năm ở lớp này. Vì thế, tất cả PH đã đồng ý. Lớp có sĩ số hơn 40, mỗi PH đóng khoảng 900.000đ, mua hai máy lạnh, quạt thông gió, bộ điện, bộ đèn tiết kiệm điện, ti vi, dàn âm thanh… Lên lớp 2, do xây trường nên lớp con tôi bị tách ra. Lớp 3, các cháu được gom về lại một lớp, nhưng không được học ở phòng cũ mà bị chuyển sang phòng học khác, không có những thiết bị đã mua sắm trước đây. Vì sao trường đã hứa mà không giữ lời? Nếu đổi lớp thì phải chuyển luôn những trang thiết bị PH đã sắm, chẳng lẽ giờ phải đóng tiền mua sắm lại?”.
PH có con học tại một trường tiểu học ở Q.Gò Vấp kể, đầu năm học này, Ban ĐDCMHS và cô chủ nhiệm đã phải xin lỗi PH vì “thất hứa”. Khi vào lớp 1, trường cũng hứa cho HS học một phòng suốt 5 năm để vận động PH đóng tiền gắn máy lạnh và trang trí lớp. Nhưng đầu năm nay, các cháu bị chuyển lên lầu khiến PH phản ứng vì phải góp tiền thêm để di dời “tài sản” và trang trí lại lớp”, vị PH này nhận xét.
Nền gạch hoa này sẽ được thay mới nhờ công trình CMHS (Ảnh chụp tại trường tiểu học Nguyễn Trãi, Q.12) |
CMHS chấp nhận đóng góp trang bị lớp học với mong muốn con mình có môi trường học tập tiện nghi, thoải mái; nhưng mỗi lớp lại làm một kiểu, nên tạo ra sự khác biệt giữa các lớp với nhau. PH lớp nào “chịu chơi” thì lớp con họ đẹp đẽ, tiện nghi và ngược lại. Ở những trường “làm ăn” kiểu này, không khó bắt gặp cảnh HS lớp này chạy sang đứng ké để hưởng... hơi máy lạnh lớp khác. Việc vận động PH đóng góp thực hiện các công trình nhiều lúc còn gây hệ lụy cho người quản lý.
Thầy Võ Minh Thông, Hiệu trưởng Trường tiểu học Kim Đồng, giải thích: “Tôi mới làm hiệu trưởng mấy tháng nên chuyện trước đó không rõ thế nào. Nhận được phản ánh của PH, tôi đã giải đáp là do điều kiện phòng ốc nên lớp 3/4 được chuyển lên lầu 2, phòng học cũng đã có trang thiết bị chứ không phải thiếu thốn. Dàn âm thanh còn thiếu thì trường sẽ trang bị bù chứ không bắt PH phải đóng góp".
Kẽ hở của quy định
Tại một lớp 2 ở Trường tiểu học Lê Lai (Q.Tân Phú), theo miêu tả của nhiều PH thì buổi họp PH vừa qua đã diễn ra như một phiên chợ. Cao trào là lúc nói về đóng góp mới và báo cáo các khoản đóng góp cũ đều bị âm.
“Theo báo cáo của Ban ĐDCMHS, năm học vừa qua tổng số tiền PH đóng góp là hơn 800 triệu đồng, nhưng chi lố đến 200 triệu đồng. Khoản đóng góp xây nhà vệ sinh cũng bị âm… Theo lời cô chủ nhiệm, 10 năm nay tiền PH ủng hộ là 180.000đ/năm, nhưng năm nay phải xin thêm 20.000đ. Rồi PH còn bị vận động để xây thêm hai nhà vệ sinh mới”.
Do bức xúc nên khi thu tiền, nhiều PH đã thắc mắc với cô chủ nhiệm là sao không thông báo rõ ràng các khoản thu chi. Đó là chưa kể, mỗi khoản thu lại ghi tách ra thành nhiều nội dung ứng với danh sách HS khiến PH phải ký lung tung, không biết đâu mà lần.
Điều lệ CMHS của Bộ GD-ĐT quy định rõ: Ban ĐDCMHS không được quyên góp của người học hoặc gia đình người học các khoản ủng hộ không theo nguyên tắc tự nguyện; các khoản ủng hộ không phục vụ trực tiếp cho hoạt động của Ban ĐDCMHS như: mua sắm máy móc, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho trường, lớp học, sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới các công trình của nhà trường...
Nhưng, theo một cán bộ quản lý thì: “Vẫn có cách để làm mà không “phạm luật”. Nếu Điều lệ CMHS cấm vận động PH đóng góp tiền cho các công trình nhà trường thì các trường dựa vào Thông tư 29 của Bộ GD-ĐT và Chỉ thị 14/2013 của UBND TP.HCM về quản lý các nguồn tài trợ cho giáo dục để thu, miễn là PH tự nguyện, không cào bằng. Thực chất cũng là tiền PH đóng, nhưng có tên gọi khác là tài trợ cho giáo dục.
Năm nay, Ban ĐDCMHS Trường tiểu học Nguyễn Trãi (Q.12) đề ra các công trình: ốp tường, thay nền và hành lang 12 phòng học dãy lầu cũ; mé nhánh cây xanh và bổ sung cây cảnh với kinh phí lên đến 365 triệu đồng. Để hợp thức hóa, Ban ĐDCMHS trường đã “biên chế” các khoản cần đóng góp vào hai mục: hội phí áp dụng theo Điều lệ và tài trợ giáo dục (các công trình tu sửa, quét lớp, bồi dưỡng dân quân). Dù hai cách gọi nhưng tiền vẫn được móc từ một nơi là túi PH.
Cô Lý Thị Mỹ Phượng, Hiệu trưởng trường cho biết: PH đồng ý 100%. Chúng tôi cố gắng vận động xã hội hóa, kết hợp với trường để sơn sửa cuốn chiếu hai dãy lầu cũ, sang năm khi dãy phòng học xây mới hoàn thành trường sẽ đồng bộ, đẹp mắt hơn. Trường cũ lắm rồi, cả trăm giáo viên chỉ có một nhà vệ sinh. Trường nói ra nhu cầu, Ban ĐD ủng hộ triển khai, không cào bằng…
Có một thực tế là khi các trường vận động đóng góp thì luôn đạt được sự đồng ý 100% từ PH trên văn bản, nhưng một tỷ lệ lớn trong số đó chỉ là miễn cưỡng gật đầu. Vận động các nguồn lực xã hội, trong đó có PH, để đóng góp cho giáo dục là việc nên làm, nhưng quan trọng là cách vận động và việc sử dụng đồng tiền của PH đóng góp sao cho thiết thực, hiệu quả, và nhất là phải công khai mình bạch để PH không cảm thấy bức bối khi phải “móc hầu bao”.
Trong cuộc họp Ban ĐDCMHS lớp đầu năm học mới, một PH đã đề nghị gắn máy lạnh cho lớp. Thế là, cô chủ nhiệm nhanh chóng cho PH biểu quyết trực tiếp bằng cách giơ tay. Kết quả, có 22/33 PH đồng ý, đa số thắng thiểu số. Ai đồng ý thì lên đóng tiền. Tuy nhiên, do không có sự bàn bạc trước, nên mọi người cứ nhìn nhau mà không ai đóng. Vận động đóng góp không thành, cuộc họp giải tán.
Thấy việc làm của cô chủ nhiệm là không đúng, vì gắn máy lạnh cho lớp là việc của CMHS chứ không phải của cô giáo, nên sau cuộc họp, tôi đã có thư góp ý với cô giáo và nhà trường. Bởi việc gắn máy lạnh cho lớp là việc của CMHS chứ không phải của cô giáo và trước khi thực hiện phải bàn bạc kỹ các vấn đề như: có nhất thiết phải gắn máy lạnh không, lỡ lớp có HS bị hen suyễn không thể ngồi học trong môi trường lạnh được thì sao? Mua máy hiệu gì, bao nhiêu tiền, đóng góp theo khả năng hay chia đều? Tiền điện hàng tháng thế nào? Nếu lớp chuyển phòng học thì có được mang theo hay phải đóng tiền mua cái khác? Những gia đình khó khăn đóng góp ra sao?
Tôi không phải người “coi đồng tiền to hơn bánh xe bò”, nhưng kiểm tra các khoản tài trợ của PH cho trường năm học trước (mức đóng góp là 360.000đ/năm và thêm ba lần đóng góp “tự nguyện” vào ba kỳ họp CMHS đầu, giữa và cuối năm) nhưng chi phần lớn cho giáo viên dịp 8/3, 20/11, đám ma, thăm viếng người thân của giáo viên... Cách chi như vậy khó thuyết phục được chúng tôi.
Minh Nhật (ghi theo lời kể của chị Đỗ Thị Thanh Thảo - Trưởng ban ĐDCMHS lớp 3/1, Trường tiểu học Tô Hiến Thành, Q.10)
Theo PNO
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.