- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Xin học trái tuyến mà chỉ cầm mỗi hồ sơ đến thì đời nào được đồng ý!
Những năm đầu cấp như lớp 1, lớp 6, lớp 10 là khoảng thời gian mà các bậc cha mẹ vô cùng tủi cực, chạy đôn chạy đáo khắp nơi để nhờ vả tìm trường cho con.
LTS: Chạy trường công, học trái tuyến đang là vấn đề được
nhiều phụ huynh quan tâm. Không ít cha mẹ cho biết sẵn sàng bỏ ra hàng
chục triệu đồng để lo cho con vào trường hàng đầu, thuận tiện việc cha
mẹ đưa đón.
Hôm nay, trong bài viết này, thầy giáo Nguyễn Cao nhìn nhận ở một góc độ
khác khiến phụ huynh phải “chạy” đôn đáo, nhờ vả người này người kia để
xin học cho con trong thời gian qua.
Tòa soạn trân trọng gửi tới độc giả bài viết.
Khái niệm “chạy" trường dần trở nên quen thuộc đối với các bậc phụ huynh đặc biệt ở khu vực thành phố.
Có người muốn “chạy” cho con em mình vào các trường điểm, trường có
thương hiệu nhưng cũng có rất nhiều người “cực chẳng đã” nên cũng đành
phải “chạy” theo.
Ngày 2/6/2016, Bộ GD&ĐT ra văn bản nghiêm cấm chuyện "chạy" trường, chạy lớp, học trái tuyến, tiếp đó là các Sở GD&ĐT cùng đồng thanh siết chặt việc tuyển học sinh trái tuyến ở các cấp học.
Sự việc này được nhiều phụ huynh, dư luận đồng thuận nhưng cũng không ít bậc phụ huynh phải dở khóc, dở cười.
Xin học trái tuyến mà chỉ cầm mỗi hồ sơ đến thì đời nào được đồng ý! (Ảnh: minh họa trên giaoduc.net.vn) |
Trong bài viết này, chúng tôi muốn đề cập đến một góc nhìn khác về
một số gia đình học sinh mà cha mẹ các em làm việc ở thành phố nhưng
đang phải thuê mướn nhà cửa, chưa có hộ khẩu thường trú nơi thành phố.
Cuộc sống hiện đại, kinh tế phát triển nên hiện tượng di dân từ nông thôn đến nơi thành thị có tỉ lệ rất cao.
Một số người có trình độ, sau khi học xong cũng phải ở lại thành phố mới
có thể xin được các việc làm phù hợp, người lao động phổ thông cũng
phải tìm đến các khu công nghiệp mới có việc làm, mà thường các khu công nghiệp lại tập trung ở những nơi đô thị, nơi thuận tiện giao thương.
Khi họ đến với phố phường thì cũng đồng nghĩa với việc những người này
sẽ lập gia đình và định cư ở thành phố, người có gia đình rồi thì cũng
muốn vợ chồng sum họp bên nhau nên đưa nhau ra thành phố ở.
Có nhiều người làm ở các khu công nghiệp thì nhu cầu nhập khẩu thành phố
không cần thiết, những công nhân viên chức nhà nước muốn nhập khẩu thì
không có nhà nên đành lòng phải tạm trú hoặc làm khẩu KT3.
Điều này cũng đồng nghĩa với chuyện con cái họ không có khẩu nơi thành
phố, khi con cái đến tuổi đi học thì lại phải nhờ vả hoặc “chạy”
trường.
Xem thêm: Méo mặt với cuộc đua 'chạy' trường cho con
Những năm đầu cấp như
lớp 1, lớp 6, lớp 10 là khoảng thời gian mà các bậc cha mẹ vô cùng tủi
cực, chạy đôn chạy đáo khắp nơi để nhờ vả hết người này đến người khác
để tìm trường cho con.
Họ không chỉ tốn về tiền bạc mà còn mất nhiều thời gian, công sức thêm
cả lo lắng để xin xỏ hết giấy tờ này đến giấy tờ khác cũng chỉ mong sao
cho con cái được học hành thuận tiện, gần cha mẹ.
Với tiêu chí hiện nay của ngành giáo dục (nhất là những trường ở trung
tâm, trường có thương hiệu) là phải có hộ khẩu thường trú thì mới được
vào học đúng tuyến, hoặc phải có tạm trú từ 3 năm mới được tuyển vào học
ở các trường trên cùng địa bàn.
Chính từ những quy định khắt khe đó mà không ít các Ban giám hiệu nhà
trường nơi sở tại cương quyết không nhận những học sinh khác địa bàn và
những học sinh không có khẩu hộ khẩu tạm trú đúng theo hướng dẫn.
Từ đó, bắt đầu dẫn đến tình trạng tiêu cực. Người có vị thế xã hội, có
mối quan hệ quen biết thì nhờ vả, những người lao động thì bắt buộc phải
nhờ “cò” trung gian để chạy trường cho con.
>>Chạy trường trái tuyến một suất nghìn đô
Và, điều tất nhiên là rất tốn kém về tiền bạc mà còn phải ơn họ lâu dài. Như vậy, vô hình chung những người khó khăn lại chồng chất thêm khó khăn.
Vì vậy, họ đành lòng họ phải gửi bán trú hoặc vào các trường công lập học một buổi còn một buổi gửi nhà thầy cô để sau khi hết giờ làm việc thì đón con về.
Với điều kiện của một bộ phận công-viên chức nhà nước hay những người làm việc lao động phổ thông ở các khu công nghiệp thì chuyện đưa con vào học tại các trường quốc tế hay tư thục là một chuyện xa vời.
Vẫn biết vào các trường công lập khó khăn và tốn kém bước ban đầu nhưng rõ ràng vào các trường công lập thì chi phí nhẹ hơn rất nhiều so với các trường khác. Vì lẽ đó mà cũng góp phần gia tăng thêm lượng học sinh trái tuyến…
Chúng ta không phủ nhận chuyện nhiều bậc phụ huynh đang cố “chạy” con em mình vào các trường điểm, trường trung tâm đã gây nên nhiều nỗi bức xúc cho xã hội.
Nhưng, trong số những người chạy trường cho con em mình có rất nhiều những bậc phụ huynh rất cần được cảm thông.
Nếu như chúng ta quá siết chặt chính sách thì một bộ phận học sinh sẽ không biết học tập ở đâu. Và tình trạng tiêu cực trong việc “chạy” trường càng được đẩy giá lên cao.
Bởi, chuyện siết chặt học đúng tuyến đã được triển khai nhiều năm nay ở một số trường trọng điểm nơi thành phố.
Tuy nhiên, hiện tượng “chạy” trường vẫn âm thầm xảy ra bởi nhiều Ban giám hiệu đã xem đây là cơ hội để “làm thêm” cho riêng mình.
Nếu phụ huynh muốn xin con học trái tuyến mà chỉ cầm hồ sơ đến xin
thì chẳng đời nào được đồng ý. Nhưng nếu biết “gửi” cái gì đó thì mọi
chuyện lại có kết quả tốt đẹp không ngờ.
Mong muốn con em mình được học ở trường có truyền thống dạy tốt, học tốt là một nhu cầu tất yếu của xã hội.
Việc phụ huynh, thí sinh đổ xô đến tuyển sinh tại một số trường trên
địa bàn cũng là dịp để các trường còn lại nhìn nhận, đánh giá lại quá
trình hoạt động của trường mình để nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng
dạy.
Tuy nhiên, việc siết chặt tuyển sinh trái tuyến, nhất là ở các lớp đầu
cấp của ngành giáo dục cũng cần thận trọng, linh hoạt để vừa tránh được
một số học sinh chưa có hộ khẩu thường trú, chưa có nhà để làm hộ khẩu
nhưng cha mẹ các em đang công tác, làm việc nơi đô thị phải thất học
hoặc phải qua nhiều khâu trung gian mới xin được vào học.
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.