- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
4 quán ăn "ông Tây" bán đồ ngon ngất ngây, giá bình dân ở Sài Gòn
Những phần xúc xích Đức, bánh crepe, bánh mì Hy Lạp hương vị siêu ngon, giá trung bình chỉ 35 ngàn khiến quán ăn những ông Tây này luôn tấp nập khách.
Những phần xúc xích Đức, bánh crepe, bánh mì Hy Lạp hương vị siêu ngon,
giá trung bình chỉ 35 ngàn khiến quán ăn những ông Tây này luôn tấp nập
khách.
1. Xúc xích Đức đường Dương Bá Trạc, quận 8
1. Xúc xích Đức đường Dương Bá Trạc, quận 8
Một
trong những món ăn phổ biến được nhiều chàng Tây lựa chọn bán ở Sài Gòn
chính là xúc xích. Trong đó phải kể đến xe xích xúc Đức vỉa hè của cặp
vợ chồng nhà Cliford Alexander Van Toor (người Hà Lan) - Phạm Thị Lan
Trinh. Xe xúc xích này nằm trên đường Dương Bá Trạc, đoạn vừa từ dốc cầu
Nguyễn Văn Cừ đi xuống, có thâm niên bán ở đây đã khoảng 2 năm.
Vợ chồng nhà Cliford Alexander Van Toor (người Hà Lan) - Phạm Thị Lan Trinh.
Quán
vỉa hè, không tên chỉ đúng cái bạt lớn với dòng chữ xúc xích Đức,
hamburger - hai món “chủ lực” của quán, mọi đồ nghề đều được đặt trên
yên chiếc xe máy. Khách ghé ăn ở đây không chỉ bởi hình ảnh một ông Tây
bán xúc xích mà lý do chính nằm ở chất lượng xúc xích ở đây. Đầu tiên
xúc xích ở đây được nhập hoàn toàn từ Đức do bạn của Van Toor cung cấp.
Sau đó xúc xíc được nướng trên than hoa và có khách mới nướng để đảm bảo
độ thơm, ngon. Các loại xúc xích ở quán "ông Tây" khá đa dạng so với
một quán lề đường với các loại bò, gà, heo và nhân phô mai, bán với giá
từ 35.000/ổ.
Theo chủ quán, xúc xích được nhập chính gốc từ nước Đức.
Giá
như vậy có vẻ cao nhưng cây xúc xích ở đây lớn, nướng lên thơm phức, ăn
vỏ dai, thịt thơm, ngọt, đậm đà, không bị cảm giác bột, lạt lẽo. Để
phục vụ thực khách, quán còn lấy thêm bánh mì và chả bò để làm
hamburger. Công thức chính vẫn là cho rau sống, cà chua, tương ớt, tương
cà, sốt mayonnaise và cây xúc xích hoặc chả bò được kẹp ở giữa.
Một phần căn bản với bánh mì, xúc xích có giá 35.000 đồng.
Hambuger với chả bò.
Ngoài
ra, quán của cặp vợ chồng Việt – Tây còn có thêm nhiều món “biến tấu”
khác như xúc xích cà ri, một mét xúc xích heo… với giá từ 35 - 70 ngàn
tùy loại. Quán bán vỉa hè, không có chỗ ngồi đợi và khá đông vào giờ cao
điểm.
Món cà ri xúc xích, gồm nhiều ớt và bột cà ri.
Quán mở sáng, chiều tối và rất đông khách vào giờ cao điểm.
2. Xúc xích Đức, số 221 Tôn Đản (quận 4)
Trên
đường Tôn Đản (quận 4) cũng có một tiệm xúc xích Đức rất nổi tiếng ở
Sài Gòn. Tiệm cũng của cặp vợ chồng Tây - Việt nhưng đặc biệt biệt ở chỗ
Tony Dieter - chủ tiệm là người Đức chính hiệu và đã có nghề làm đồ ăn
nhanh lâu năm khi cùng với gia đình sản xuất xúc xích và bán đồ ăn nhanh
ở thành phố Berlin (Đức). Năm 2003, trong một lần sang Việt Nam, Tony
đã "phải lòng" cuộc sống ở nơi này, do vậy năm 2013, chàng tây quay lại
Việt Nam và lập gia đình tại đây và bắt đầu bán bánh mì xúc xích.
Tony Dieter đang nướng xúc xích.
Sau
khi thử bán ở các quận Bình Thạnh. Phú Nhuận... Tony cùng vợ chuyển về
đường Tôn Đản để bán từ chiều đến tối mỗi ngày. Cũng như câp vợ chồng ở
đường Dương Bá Trạch, tiệm của vợ chồng này chuyên về các món bánh mì
xúc xích heo, bò, gà, cà ri xúc xích, đi kèm đó là hamburger, hotdog.
Thậm chí, Tony còn bán thêm khoai tây, cá viên, bò viên chiên. Các món
ăn của ông Tây "quận 4" đều khá bình dân, mức giá trung bình 25.000 -
35.000 đồng/phần.
Xúc xích với các loại gà, bò, heo.
Một ổ bánh mì xúc xích với giá 25 ngàn.
Phần hamburger cũng với giá tương tự.
Xúc xích được chủ quán chế biến đúng hương vị Đức.
Tất
cả quá trình chế biến xúc xích đều do một tay Dieter mình đảm nhận sao
cho đảm bảo đúng hương vị kiểu Đức mà phù hợp với người Việt. Chẳng hạn
như ngoại trừ thịt heo, thịt bò phải mua ở Việt Nam thì các khâu chế
biến, nêm nếm đều được Dieter tỉ mẩn chọn loại có nguồn gốc rõ ràng. Ngoài ra, quán còn bán lẻ các loại 1m, 50cm xúc xích nướng, rất đáng thử.
Ngoài ra, quán còn bán lẻ các loại 1m, 50cm xúc xích nướng.
3. Bánh mì cuộn Hy Lạp, đường Hoàng Hoa Thám (Q.Tân Bình)
Nhắc
đến các ông Tây bán đồ ăn lề đường có tiếng ở Sài Gòn, không thể bỏ qua
ông Tây chuyên món bánh mì cuộn Hy Lạp với hơn 2 năm thâm niên trên
đường Hoàng Hoa Thám ở quận Tân Bình. Bánh mì Hy Lạp với cái tên đầy đủ
là bánh mì cuộn Oya Hy Lạp, do anh Paul (Quốc tịch Iceland) làm chủ kiêm
bếp trưởng.
Điều dễ nhận thấy đầu tiên ở đây
chính là bánh mì ở quán ăn này hoàn toàn khác biệt với loại bánh truyền
thống. Phần bánh mì được sử dụng là bánh mì Pita truyền thống của người
dân Hy Lạp có hình tròn, màu trắng, thoạt nhìn hệt như bánh sữa. Loại
bánh này do chính anh Paul biến tấu để vừa dẻo, mỏng, xốp xốp mà lại dễ
cuốn.
Nhiều người dân ở quận Tân Bình đã quen với hình ảnh ông Tây lực lưỡng, râu ria rậm rạp bán bánh mì.
Khi
khách mua, đầu tiên người bán sẽ làm nóng bánh mì bằng cách rang trong
chảo. Sau đó, bánh mì được trải ra, cho lên bề mặt các nhân như khoai
tây, gà chiên, thịt bò rán, heo, hải sản hoặc nấm... Dù cho các nhân nào
thì trong bánh cũng không thể thiếu rau sống, cà chua, tương ớt,
ketchup, mù tạt vàng.
Bánh mì được Paul biến tấu riêng, trước khi cuộn phải làm nóng trên chảo.
Và
đặc biệt, người bán sẽ rưới lên nước sốt làm từ sữa theo công thức
riêng của mình ở khâu sau cùng. Tất cả hòa quyện, tạo thành món ăn bắt
mắt, nhiều màu sắc. Cuối cùng, lớp bánh mì thừa được cuộn vào lớp nhân,
chỉ thừa phần đầu hở ra.
Khi khách ăn, các loại nhân bò, heo, gà... mới bắt đầu được làm cho nóng.
Ngoài các nhân loại bò, gà, heo, hải sản... thì trong bánh không thể thiếu rau sống, cà chua, khoai tây, tương ớt, đặc biệt là sốt sữa, tạo nên vị béo ngậy thơm ngon.
Nhân hải sản, kem nấm bắt mắt.
Khéo léo cuộn bánh mì lại.
Các
loại nhân chính được khách hay mua vẫn là gà, bò, heo, hải sản. Ngoài
ra còn có nhân nấm cho người thích ăn chay. Nhân của mỗi chiếc bánh đều
chỉ được chế biến ngay sau khi bạn yêu cầu để đảm bảo độ nóng sốt và
hương vị thơm ngon. Vỏ bánh mềm mềm, có thêm rau cải để ăn bánh không bị
ngấy. Lượng sốt gia vị cho vào khá vừa đủ làm cho bánh ăn có vị lạ
miệng khá là bắt miệng.
Một phần có giá khoảng 25 - 35/ngàn và loại lớn lên đến 75 ngàn.
Ngoài
các bạn trẻ, các em học sinh và dân cư xung quanh, khách hàng của Oya
phần nhiều là khách Tây, đặc biệt là các thầy giáo Tây quanh khu vực đó
là những khách hàng thân thuộc của quán. Vì vậy, ngoài 2 size cơ bản có
giá từ 25.000-35.000, quán còn có size “châu Âu” giới giá 55.000 -
75.000 đồng, phù hợp với khách Tây. Quán bán từ chiều đến tối, có hẳn
chỗ ngồi khá thông thoáng cho khách muốn ngồi lại.
4. Bánh crepe, 251 Nguyễn Biểu (quận 5)
Món
bánh Crepe có lẽ cũng không còn xa lạ với "tín đồ" sành ăn ở Sài Gòn,
Tuy nhiên do chính những người ngoại quốc bán và chế biến một cách
chuyên nghiệp, phải kể đến cửa hàng ở số 251 Nguyễn Biểu. Bánh Crepe có
nguồn gốc từ Pháp, còn gì tuyệt vời hơn nếu được thưởng thức món bánh
"ngoại" này do chính một người Pháp thực hiện.
Cách
đây gần 2 năm, khi bắt đầu bán trên đường Hồ Biểu Chánh (Q.Phú Nhuận),
quán crepe này "gây sốt" với giới trẻ Sài Gòn bởi bánh ngon và ông Tây
bán hàng vui tính hòa đồng.
Bánh
crepe gồm hai phần, vỏ bánh và nhân. Vỏ bánh được làm từ những nguyên
liệu dễ kiếm như bột mì, trứng, sữa, bơ, muối và đường. Trong quán luôn
có hai thau, loại bột mặn và ngọt. Khi khách ăn thì bột mới bắt đầu được
làm chín trên lò nướng. Để nướng bánh thơm, người thực hiện phết trên
mặt lò chút bơ, dầu, phô mai thơm phưng phức khi nướng lên.
Bột mì được làm trên trên bàn nướng hình tròn.
Sau đó được cho nhân chuối, táo, dâu... với bánh ngọt rồi rải thêm các vị caramel hay socola.
Bánh mặn có nhân thịt xông khói, thịt nguội.
Hoặc nhân trứng.
Khi
bột đã chín, các loại nhân bắt đầu được rải lên. Nếu là bánh ngọt thì
sẽ có các nhân chuối, táo, dâu tây... Các loại trái này được sắt nhỏ,
nấu với sữa. Nhân mặn truyền thống kiểu Pháp thường là trứng, jambon,
nấm, phô mai và các loại thịt nguội, xông khói. Việc nướng bánh, trải
nhân diễn ra chưa đến 1 phút. Trước khi được cuộn lại gọn gàng, món
bánh sẽ được xịt lên socola, caramel hay tương ớt với bánh mặn.
Bánh Crepe được làm rất nhanh, chỉ trong vòng 1 phút.
Khách có thể mang về hoặc ở lại ăn, với chỗ ngồi rộng rãi.
Một phần có giá từ 20 - 40 ngàn tùy vào nhân bên trong.
Quán
bán từ 3h chiều, có hẳn chỗ ngồi thông thoáng, được giữ xe miễn phí.
Tùy từng vị mà bánh Crepe có giá khác nhau. Chẳng hạn như loại ngọt 20
ngàn/cái, nếu thêm cả socola, caramel là 25 ngàn đồng. Trong khi bánh
mặn các nhân trứng, thịt nguội, thịt xông khói bán giá 33 ngàn/cái,
riêng thập cẩm là 40 ngàn/cái.
Theo Trí thức trẻ
Theo Trí thức trẻ
-
Vào bếp10 giờ trướcCàng ghẹ rang me là món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích, món ăn ngon này lại có cách chế biến cực kỳ đơn giản, nhanh gọn.
-
Vào bếp16 giờ trướcMón ức gà xào nấm sốt tiêu đen đáp ứng cả 3 tiêu chí: Dễ làm, ngon miệng và lành mạnh, vừa thỏa mãn thú vui ăn uống vừa không lo tăng cân.
-
Vào bếp1 ngày trướcChanh đào ngâm đường phèn mật ong là một phương thuốc dân gian có hiệu quả cao trong việc giảm ho, đau họng và tăng cường hệ miễn dịch trong mùa đông.
-
Vào bếp2 ngày trướcNhiều gia đình rất thích ăn sữa chua và tự làm sữa chua tại nhà, sau đây chúng tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu cách làm sữa chua đơn giản nhất.
-
Vào bếp2 ngày trướcCá kèo kho nghệ là món ăn dân dã, dễ chế biến được nhiều gia đình yêu thích, món ăn này vô cùng hao cơm.
-
Vào bếp3 ngày trướcThịt lợn kho sữa chua Yakul là món ăn đang gây sốt dữ dội trên mạng xã hội Trung Quốc, mọi người đua nhau làm thử, chia sẻ công thức và kinh nghiệm.
-
Vào bếp4 ngày trướcBún mắm là món ăn đặc trưng của người dân miền Tây Nam Bộ, mang hương vị đậm đà từ mắm cá linh, cá sặc kết hợp với các loại hải sản và rau sống tươi ngon.
-
Vào bếp4 ngày trướcThực đơn cỗ cưới không những cần ngon, chất lượng mà còn cần sự bắt mắt và phù hợp với văn hóa địa phương từng vùng miền. Dưới đây là những mâm cỗ cưới ở miền Bắc được nhiều người lựa chọn để các cặp đôi có thể tham khảo cho đám cưới của mình.
-
Vào bếp5 ngày trướcLẩu gà lá é vốn là món đặc sản Phú Yên sau đó lan rộng ra nhiều nơi. Cùng VietNamNet tìm hiểu cách nấu lẩu gà lá é ngon chuẩn vị tại nhà.
-
Vào bếp5 ngày trướcẾch nướng lá lốt là món ăn thơm ngon, nhiều chất dinh dưỡng và rất dễ làm tại nhà, mọi người đều có thể thực hiện dễ dàng
-
Vào bếp6 ngày trướcKhông thể đơn giản hơn, món thịt ba rọi sốt tắc (quất) hot rần rần khiến chị em văn phòng chỉ mong đến chiều để bữa cơm gia đình có thêm món ngon.
-
Vào bếp15/11/2024Cá trắm nhúng mẻ là món ăn ngon, đặc trưng của người dân miền Bắc được nhiều gia đình ưa chuộng, nhất là trong những ngày mùa đông lạnh giá.
-
Vào bếp15/11/2024Giấm quả lê không chỉ có hương vị tinh tế, hấp dẫn mà còn có tác dụng làm đẹp da, phòng chống bệnh tật; cách làm giấm quả lê rất dễ, không gây tốn thời gian của bạn.