- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Dạo những khu chợ lớn ở 3 miền để thấy vị Tết ngập tràn không khí
Chỉ còn vài ngày là đến Tết! Dù bận rộn đến đâu, bạn cũng hay bớt chút thời gian ghé đến các khu chợ lớn để mua sắm đồ dùng cho gia đình và cảm nhận vị Tết ngập tràn trong không khí.
Chỉ còn vài ngày là đến Tết! Dù bận rộn
đến đâu, bạn cũng hay bớt chút thời gian ghé đến các khu chợ lớn để mua
sắm đồ dùng cho gia đình và cảm nhận vị Tết ngập tràn trong không khí.
Hà Nội
Tại
Hà Nội, muốn sắm Tết không đâu bằng đến 3 khu chợ Đồng Xuân, chợ Hôm,
chợ Hàng Bè. Mỗi chợ có một đặc thù riêng như chợ Đồng Xuân cái gì cũng
có. Từ đồ khô cho đến bánh trái, giò chả nhưng chủ đạo nhất vẫn là đồ khô, còn hợ Hàng Bè, chợ Hôm nhiều thực
phẩm chế biến sẵn, từ xôi, bánh chưng, lá gói bánh, đến măng, đĩa xào,
canh bóng xếp đâu ra đấy, về chỉ việc nấu dăm phút là xong. Thế nên muốn
cảm nhận "Tết len lỏi trong không khí" hãy đến những khu chợ này.
Ngay
từ cổng chợ Hôm bạn đã có thể dễ dàng cảm nhận được không khí Tết qua
những chồng bánh chưng cao hơn thường ngày, không khí tấp nập mua bán.
Tết
Hà Nội cổ truyền không thể thiếu lá chuối, lá dong và cả lá mùi và
những thứ lá thơm để đun nước tắm. Nó đặc trưng đến mức chủ cần ra
đường, nhìn thấy một quầy hàng thế này, người ta đã biết Tết đã gần lắm
rồi.
Những tập lá dong, lá chuối được bó sẵn, đang chờ đợi theo chân các gia đình về để gói bánh, chuẩn bị cho cái Tết tươm tất.
Phật thủ và bưởi là thức quả bà nội trợ nào cũng muốn sắm bày lên mâm ngũ quả để hương thơm của trái lan khắp phòng thờ.
Hoa ly được người Hà Nội rất ưa chuộng trong dịp tết bởi hoa nở to, thơm lại bày được lâu.
Gà
luộc bó cánh tiên là một hình ảnh vô cùng đặc trưng trong những mâm cơm
Tết của Hà Nội. Gà luộc muốn ngon phải là gà ta đặt trước, luộc cũng
phải cẩn thận để da không bị vỡ.
Xôi, chè kho, bánh chưng... là những thứ cầu kỳ không thể thiếu trong mâm cỗ.
Đà Nẵng
Là trung tâm mua sắm và ẩm thực lớn nhất Đà Nẵng, chợ Cồn
là nơi tập trung các món ngon đặc sản, đặc trưng nổi tiếng của miền
Trung. Những ngày cuối năm, khu chợ này càng trở nên đông đúc và tất bật
hơn khi người dân thành phố đáng sống nhất đi sắm Tết.
Chợ Cồn là khu chợ dân sinh tấp nập nhất Đà Nẵng.
Những
ngày này, khắp các quầy hàng ở chợ đã ngập tràn vị Tết qua những bó
nhang thơm, đòn bánh tét, chả bò, bánh tổ hay những bao mứt, đồ khô đang
đợi khách đến mua đón năm mới.
Quầy nhang thơm với các loại nhang cực đa dạng là một phần không thể thiếu khi chuẩn bị lễ Tết.
Tỏi
được kết lại đẹp đẽ, người dân mua về để chưng ở bàn thờ thần tài, ông
địa, hoặc ở bàn thu ngân với mong muốn xua đi những tà ma phá hoại để
gia chủ được bình yên.
Bánh
chưng, bánh tét là những loại bánh cổ truyền không thể thiếu trong mỗi
gia đình ngày Tết. Miền Trung nắng nóng nên bánh thường làm sát ngày chứ
không gói sớm như ở miền Bắc. Bánh chưng có giá 20.000 đồng, bánh tét
50.000 đồng.
Những
đòn chả bò được treo ở các gian hàng, đây là một đặc sản nổi tiếng của
Đà Nẵng, làm thịt bò tươi và vị tiêu tỏi đặc trưng ăn rất khó quên.
Tết
Quảng Nam không thể thiếu được bánh tổ là loại bánh có truyền thống lâu
đời được làm từ bột nếp và đường đem "sên" thật kỹ, chút nước gừng tươi
để làm tăng hương vị.
Các gian hàng đầy những hộp mứt, bánh kẹo đủ loại trông rất bắt mắt. Mứt
gừng là thứ không thể thiếu trong cái Tết của miền Trung, được bán với
giá 15.000đ/lạng. Nhâm nhi từng lát mứt gừng cùng chén trà nóng xua tan
đi cái lạnh se của không khí ngày Tết.
Ngoài ra còn có nhiều loại mứt khác đầy đủ màu sắc như: mứt quả chà là, mứt cà chua, mứt bí, mứt cà rốt,…
Các
loại khô bò, mực, cá rim vốn là đặc sản của Đà Nẵng thế nên đương nhiên
trong ngày Tết, chúng cũng được các bà nội trợ hết sức ưu ái.
Các quầy hàng ở chợ Hàn, chợ Cồn đều cho chị em ăn thử để chọn mua.
Sài Gòn
Ở thành phố có nhịp sống năng động nhất cả nước này, có rất nhiều khu chợ để sắm Tết, nhưng lớn nhất, đa dạng nhất phải để đến chợ Lớn, chợ Nguyễn Tri Phương, chợ An Đông. Chợ Tết ở Sài Gòn hầu như không thiếu đặc sản gì, món ngon từ mọi miền đổ về tạo nên sự sôi nổi và tấp nập nhất trong năm. Những
ngày này chỉ cần bước chân vào chợ bạn đã như lạc vào thế giới thần
tiên của bánh chưng, bánh tét, chả, đồ chua mứt kẹo được các tiểu thương
chuẩn bị cho cái Tết Bính Thân đến rất gần.
Các loại hạt, đồ khô cực ở chợ Lớn cực đa dạng và ngon mắt, giá cả cũng rất phải chăng.
Mứt
không còn bó gọn trong những loại truyền thống như mứt dừa, gừng, bí,
mãng cầu mà còn có rất nhiều loại mứt trá cây khác, rất đẹp mắt: mứt
hồng, mứt mận, mứt kiwi.
Các loại bánh kẹo đóng gói cũng vô cùng đa dạng, khiến người tiêu dùng phải hoa mắt và cân nhắc khi chọn lựa.
Chả lụa, giò thủ, nem chua các loại, bánh chưng, bánh tét và các loại củ ngâm chua ngập kín các gian hàng thực phẩm.
Chả lụa và lạp xưởng, những món ăn Tết mang phong vị đặc trưng của Sài Gòn.
Bánh chưng, bánh tét thường được bán kèm các loại hành, kiệu ngâm chua vô cùng hấp dẫn.
Ở nhiều tiệm bánh chưng còn được hút chân không, dán sẵn sẵn giấy đỏ thuận tiện để chưng, biếu.
Ở
chợ Đại Quang Minh, bạn còn bắt gặp nhưng cửa tiệm bán đồ trang trí với
đèn lồng, hình dán khỉ, câu đối vô cùng bắt mắt và vô cùng Tết.
Nếu chọn đến chợ Lớn qua khu Thái Thành bạn sẽ ngất ngây với quất, mai, những loại cây báo xuân tuyệt đẹp của miền Nam.
Lá dong, lá chuối ở khu Ông Tạ. Người Sài Gòn bảo cứ thấy khu này họp là biết Tết về.
Theo Trí thức trẻ
-
Vào bếp12 giờ trướcCàng ghẹ rang me là món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích, món ăn ngon này lại có cách chế biến cực kỳ đơn giản, nhanh gọn.
-
Vào bếp18 giờ trướcMón ức gà xào nấm sốt tiêu đen đáp ứng cả 3 tiêu chí: Dễ làm, ngon miệng và lành mạnh, vừa thỏa mãn thú vui ăn uống vừa không lo tăng cân.
-
Vào bếp1 ngày trướcChanh đào ngâm đường phèn mật ong là một phương thuốc dân gian có hiệu quả cao trong việc giảm ho, đau họng và tăng cường hệ miễn dịch trong mùa đông.
-
Vào bếp2 ngày trướcNhiều gia đình rất thích ăn sữa chua và tự làm sữa chua tại nhà, sau đây chúng tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu cách làm sữa chua đơn giản nhất.
-
Vào bếp2 ngày trướcCá kèo kho nghệ là món ăn dân dã, dễ chế biến được nhiều gia đình yêu thích, món ăn này vô cùng hao cơm.
-
Vào bếp3 ngày trướcThịt lợn kho sữa chua Yakul là món ăn đang gây sốt dữ dội trên mạng xã hội Trung Quốc, mọi người đua nhau làm thử, chia sẻ công thức và kinh nghiệm.
-
Vào bếp4 ngày trướcBún mắm là món ăn đặc trưng của người dân miền Tây Nam Bộ, mang hương vị đậm đà từ mắm cá linh, cá sặc kết hợp với các loại hải sản và rau sống tươi ngon.
-
Vào bếp4 ngày trướcThực đơn cỗ cưới không những cần ngon, chất lượng mà còn cần sự bắt mắt và phù hợp với văn hóa địa phương từng vùng miền. Dưới đây là những mâm cỗ cưới ở miền Bắc được nhiều người lựa chọn để các cặp đôi có thể tham khảo cho đám cưới của mình.
-
Vào bếp5 ngày trướcLẩu gà lá é vốn là món đặc sản Phú Yên sau đó lan rộng ra nhiều nơi. Cùng VietNamNet tìm hiểu cách nấu lẩu gà lá é ngon chuẩn vị tại nhà.
-
Vào bếp5 ngày trướcẾch nướng lá lốt là món ăn thơm ngon, nhiều chất dinh dưỡng và rất dễ làm tại nhà, mọi người đều có thể thực hiện dễ dàng
-
Vào bếp6 ngày trướcKhông thể đơn giản hơn, món thịt ba rọi sốt tắc (quất) hot rần rần khiến chị em văn phòng chỉ mong đến chiều để bữa cơm gia đình có thêm món ngon.
-
Vào bếp15/11/2024Cá trắm nhúng mẻ là món ăn ngon, đặc trưng của người dân miền Bắc được nhiều gia đình ưa chuộng, nhất là trong những ngày mùa đông lạnh giá.
-
Vào bếp15/11/2024Giấm quả lê không chỉ có hương vị tinh tế, hấp dẫn mà còn có tác dụng làm đẹp da, phòng chống bệnh tật; cách làm giấm quả lê rất dễ, không gây tốn thời gian của bạn.