Hậu quả của chiêu "mượn lời"

Sau chuyến ra mắt gia đình người yêu ở tận Thanh Hóa, anh Minh Sĩ (công nhân bao bì KCN Tân Bình, TP.HCM) được Thùy Lan người yêu anh, kể lại nhận xét của những người trong gia đình mình về anh một cách rất thật thà:

Sau chuyến ra mắt giađình người yêu ở tận Thanh Hóa, anh Minh Sĩ (công nhân bao bì KCNTân Bình, TP.HCM) được Thùy Lan - người yêu anh, kể lại nhận xét củanhững người trong gia đình mình về anh một cách rất thật thà:

Ôngbà, bố và chị cả của em khen anh đẹp trai, vui tính, hoạt bát. Mẹthì khen anh siêng năng, mạnh dạn, nhưng có điều… lúc anh nói chuyệnđiện thoại với ai đó, anh chửi bới, văng tục khiến mẹ không hàilòng. Mẹ bảo, câu nào anh cũng đệm tiếng bậy bạ nghe chói tai lắm.Như vậy, anh là người cộc cằn, thô lỗ. Mẹ bảo, em coi chừng sau nàybị anh ăn hiếp”. Anh Sĩ quý chị Lan ở tính thật thà, có sao nóivậy, nhưng nghe chị vô tư tường thuật với giọng đầy biểu cảm, anhthấy…

Hậu quả của chiêu "mượn lời"

Khi “bật mí” những việc không nên, có thể khiến chồng hiểu sai lệch vấn đề hoặc tự ái

 

Trích dẫn nguyênvăn

Hai người về sốngchung, lại thêm bao nhiêu rắc rối phát sinh từ thói quen thu đi phátlại của chị Lan. Có khi thức chờ cơm chồng đến 10 giờ khuya, chồngvề nhà đã say bét nhè, chị Lan vẫn ca cẩm: “Chồng người ta thấymắc ham, chồng mình tối ngày chỉ biết ăn nhậu. Người ta nói anh nhưcái hũ chìm thiệt đúng mà”! Anh Sĩ hỏi đích danh người nói, chịLan sẵn trớn khai “anh Giàu nói” (là kế toán cùng công ty với anhSĩ).

Anh Sĩ tức điên lên:“Chồng nói gì cũng cãi, ngoài đường ai nói gì cũng nghe. Cô mê thằngGiàu thì cuốn gói theo nó luôn đi” - miệng hét, anh ném thẳng lynước vào tường. Thấy chồng có lỗi không biết nhận, chị còn kể thêmmấy nhân vật nữa cũng có cùng nhận định, như muốn chồng tâm phụckhẩu phục. Lời qua tiếng lại, chị… ăn tát.

Không rút kinhnghiệm, mỗi khi bị chồng “nựng”, chị Lan lại nhắc lời mẹ mình nămxưa: “Anh như vậy, thảo nào mẹ tôi ngày xưa mới nhìn đã biết anhcộc cằn, thô lỗ”. Tâm trạng hối tiếc kiểu đó của vợ càng khiếnanh nóng máu và chồng chất ác cảm với mẹ vợ.

Mẹ vợ - chàng rể vìthế mà căng thẳng, xa cách. Anh có thái độ thiếu tôn trọng mẹ vợ,chị Lan lại bênh mẹ. Câu nói của bà cứ vô tình được lặp lại trongcăn nhà của vợ chồng chị Lan như “châm dầu vào lửa” mỗi khi xảy ra“chiến tranh”. Đến Trung tâm Tư vấn tâm lý giáo dục gia đình vàthanh thiếu niên, sau khi nghe chuyên viên tâm lý phân tích, chị Lanmới hiểu ra gốc rễ của rắc rối. Nếu chị lưu ý phân biệt điều gì nênnói, điều gì không nên nói cho chồng nghe, thì các mối quan hệ đãkhông tắc tị từ đầu.

Khác với chị Lan, chịYên Hằng sử dụng chiêu “trích dẫn” người ngoài với ý đồ rõ ràng hơn.Chị muốn dùng dư luận, mượn lời người ngoài để làm hậu thuẫn chomình trong việc cải hóa chồng, nhất là với thói lười biếng củachồng. Chị muốn chồng chị là anh Hoàng Dân phải hiểu khi nhiều ngườicùng lên tiếng với khuyết điểm của mình thì anh không được chối cãinữa mà phải sửa đổi. Vì thế, khi bình phẩm chồng, chị thường giặmthêm những ý kiến của “ngôi thứ ba”, thường là những thành viêntrong gia đình chị, vì anh Dân ở rể. Chị nghĩ, càng có nhiều ý kiếnthì càng hiệu quả hơn nhưng hiệu quả đâu chưa thấy, chỉ thấy batháng sau ngày cưới, cả nhà chị sinh chuyện ầm ĩ, tổ dân phố phảimời ra hòa giải.

Theo chị Hằng, nguyêndo chỉ vì tính lười biếng của anh Dân. Chị mong muốn sau giờ làm,chồng xắn tay cùng lo việc nhà với vợ và gia đình vợ. Công việc lubu mà anh cứ nằm dài đọc báo, nên chị bực mình nói: “Anh chẳngbiết gánh vác công việc với vợ con gì cả. Anh sống sao mà để ba mẹvợ và em vợ nói anh là nằm dài chờ sung rụng. Anh lười đến nỗi dắtxe vô nhà, không thèm lau vết bánh xe, để thằng Út phải lau”.Mới đi làm về mệt, nghe vợ léo nhéo, sau vài phút cố dằn, anh Dânquát: “Ai nói gì thì nói thẳng với tui. Đừng nói sau lưng, hènlắm”! Người nhà chị Hằng nghe nhột, lên tiếng. Thế là chỉ vì mộtcâu không nên nói mà trong nhà nổ ra cuộc “hỗn chiến”.

Chán nản, nhục  nhãvới phận ở nhờ, anh Dân lặng lẽ bỏ nhà đi. Chị Hằng không ngờ chiêu“mượn lời” của mình lại gây hậu quả nghiêm trọng đến vậy. Đọc tinnhắn offline của chồng, chị chỉ biết khóc: “Vợ chồng chẳng hiểu nhauhơn người ngoài sao? Em là người đầu gối tay ấp, chỉ em mới biết anhchăm sóc em thế nào. Em nhớ lại xem, có thật là anh quá tệ thếkhông? Em làm anh thất vọng quá”! 

Kỹ năng truyềnthông

Hậu quả của chiêu "mượn lời"

Tâm lý con người chẳng ai thích nghe chê, chẳng ai ngồi im khi người ngoài “mổ xẻ” mình, nhất là đàn ông

Dù trong tình huốngbộc phát hay có chủ ý, những người vợ lặp lại lời nhận xét của ngườingoài cho chồng nghe đều nhằm mục đích muốn chồng nhận biết điểm yếucủa mình để khắc phục, để hoàn thiện hơn trong mắt mọi người. Xấuchàng hổ thiếp, không người vợ nào có thể thờ ơ, phớt lờ khi bạnđời của mình bị người ngoài chê trách. Chính vì thế, người vợ cố cảitạo chồng bằng nhiều cách, vận dụng cả nội lực và ngoại lực. Mụcđích thì tốt đẹp, nhưng sẽ rất dễ gây hiệu ứng ngược khi sự thật thàkhông đi kèm với kỹ năng "biên tập" thông tin.

Ở đây, hẳn sẽ cóngười thắc mắc, giữa vợ chồng có sao nói vậy, cớ gì phải dè dặt,cân nhắc? Thật ra, trút thì trút nhưng không nên trút… sạch. Vớinhững thông tin có thể khiến người bạn đời mặc cảm, tổn thương hoặcphát sinh thù oán với ai đó, người vợ phải kịp thời chọn lọc, chặnlại, không cho “xuất xưởng”. Khi “bật mí” những việc không nên, cóthể khiến chồng hiểu sai lệch vấn đề hoặc tự ái. Vì thế, người giúplời lại bị nhìn như kẻ phá đám. Nếu xui rủi, “người phát ngôn” nàyvới chồng đang có hiềm khích, thành kiến hoặc ghen tuông thì ngườivợ đã khui nhằm… núi lửa.

Trong chương trìnhĐiểm tựa của gia đình do Liên đoàn Lao động TP.HCM tổ chức nhân NgàyGia đình VN 28/6 vừa qua, thạc sĩ kinh tế Đặng Tấn Tài (Thông TấnXã Việt Nam) chia sẻ: “Mấu chốt của hạnh phúc gia đình là ở sựkhéo léo, tế nhị trong giao tiếp giữa các thành viên. Khi góp ý, xâydựng cho chồng, người vợ nên tôn trọng nguyên tắc 4 C: chọn lựa thờiđiểm; chắt lọc thông tin và điều tiết liều lượng phù hợp (câu nàonên kể, câu nào nên bỏ qua, không đề cập quá nhiều nhược điểm cùngmột lúc khiến đối phương hoang mang); chuyển tải sao cho ngọt nhất(hài hước, dịu dàng, nói giảm nói tránh); cắt nguồn tin để bảo vệcác bên”.

Việc có nên công khainguồn tin hay bảo mật nguồn tin cũng là sự chọn lựa cần được cânnhắc kỹ. Ý kiến bình phẩm, bản thân nó không có hại nhưng có thểvô tình tạo nên những hố ngăn cách tình thâm, gián tiếp ảnh hưởngđến hạnh phúc vợ chồng. Giấu nguồn tin là cách an toàn nhất vì tránhđược sự phát sinh những rắc rối, phức tạp, nhất là với người khôngchịu lắng nghe, bảo thủ, thiếu kiềm chế. Về vấn đề này, ý kiến củaanh Tuấn Sa (kỹ sư xây dựng ở Q.7) lại hoàn toàn trái ngược.

Theo anh, ít ai dámbình phẩm trực tiếp mà thường thông qua kênh trung gian - vợ chồngmình. Nếu nghe vợ nói lại, anh luôn muốn biết người bình phẩm ấy làai. Biết không phải để “ghét” mà để cảm ơn vì họ đã giúp mình nhìnlại và hoàn thiện; biết để lưu tâm hơn trong ứng xử, gầy dựng tìnhcảm tốt đẹp với họ.

Khi tiếp nhận thôngtin bên ngoài, người vợ phải biết gạn đục khơi trong, chỉ chuyểnnhững điều thực sự khách quan, xác thực và có ích. Thông tin “hànhlang” chỉ có tính tham khảo chứ không phải là khuôn vàng thước ngọcđể vợ chồng phải gò theo. Nếu không khéo xử lý, ý muốn hoàn thiệnchồng thất bại mà các mối quan hệ còn bị “nhiễm độc”.

Tâm lý con ngườichẳng ai thích nghe chê, chẳng ai ngồi im khi người ngoài “mổ xẻ”mình, nhất là đàn ông. Nếu mào đầu bằng những lời khen tặng, sau đónhẹ nhàng, len lỏi đưa vào những điều còn hạn chế, người nghe sẽ cảmthấy dễ chịu, dễ chấp nhận hơn. Người vợ cần chút hiểu biết, chútnhạy bén, nhưng phải có thật nhiều yêu thương và đồng cảm.

Trước khi làm “cầutruyền… thanh”, người vợ hãy suy nghĩ hướng trả lời cho câu hỏi đầycạm bẫy mà có thể chồng mình sẽ đặt ra như: “Em là người trưởngthành, có chính kiến. Em là vợ anh, là một nửa của anh. Không aihiểu anh bằng em. Em thấy người kia đánh giá về anh như thế là đúnghay sai?”.

Theo DiệuHiền
PNO



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.