Ứng phó với những anh chồng tiêu hoang

Mới đưa tiền tiêu vặt cho chồng hôm trước thì hôm sau, Liên đã thấy anh xã nịnh nọt: ‘Hôm qua khao cả phòng đi ăn sinh nhật nên mới nhanh hết thế’.

Mớiđưa tiền tiêu vặt cho chồng hôm trước thì hôm sau, Liên đã thấy anh xã nịnhnọt: ‘Hôm qua khao cả phòng đi ăn sinh nhật nên mới nhanh hết thế’.

Vừa bực vừa thương chồng,Liên đành nhân nhượng rút ví, đưa thêm kèm lời dặn: “Em không còn đâuđấy. Anh không tính toán thì nhịn cơm trưa”. Liên kể, đây không phải lầnđầu tiên, anh xã “xin” thêm vì trót tiêu nhanh quá. Bình thường, Liên trích1/3 quỹ lương của mỗi người làm tiền tiêu vặt riêng. Thế nhưng chuyện “độtxuất” xin “viện trợ” thêm hoặc có khi hứng chí, bỏ gần nửa lương mua mỹ phẩmxịn cho vợ của chồng cô không phải hiếm. “Nên kết hôn cả năm trời chẳngđược xu tiết kiệm nào” – Liên tâm sự.

Còn Lam (quận Tân Bình, TPHCM) cũng chẳng có khoản tiết kiệm nào vì tính “ngẫu hứng” của chồng cô.Chồng Lam có công việc ổn định, thu nhập khoảng 7 triệu đồng/tháng. Còn Lam,lương chỉ bằng một nửa của chồng.

Kết hôn đã 3 năm, trong khithấy bạn bè sắm nhà, thay xe thì vợ chồng Liên vẫn phải đi thuê nhà với mứckhoảng 2,5 triệu/tháng. “Nếu chỉ tính lương thì không đủ rồi. Mỗi năm cơquan chồng mình thưởng Tết rất khá. Có năm, anh ấy được gần trăm triệu đồng.Ông bà nội ngoại nói, sẵn sàng cho vay để vợ chồng mua nhà” – Lam kể.Tuy nhiên, chưa kịp mừng vì số tiền thưởng lớn của chồng, Lam đột nhiên ngheanh thông báo đã cho người họ hàng dưới quê vay hết.

Ứng phó với những anh chồng tiêu hoang

Trong khi nhiều người vợ khốn đốn vì chồng keo kiệt thì một số lại “vớ” phải anh chồng thích “vung tay quá trán”

Lúc khác, có được khoản hờihời thì chồng Lam sắm xe ga cho em gái, mua laptop cho em trai… Vợ chồng côlúc nào cũng xích mích vì thói hoang tay của chồng. “Nhà cửa chưa có màanh ấy vẫn vô tư. Anh ấy còn bảo, cứ tiêu xài cho thoải mái. Nhà thì lúc nàomua chẳng được” – Lam ấm ức.

Giống Lam, ai cũng bảo My (TừLiêm, Hà Nội) có anh chồng lịch thiệp, đảm đang, không tiếc tiền mua sắm chogia đình. Nhưng chỉ người trong cảnh như My mới thấy khổ.

Ai cũng bảo tôi may mắn vì cómột người chồng lịch thiệp, không tiếc tiền với vợ con nhưng cũng vì tínhcách này của chồng, tôi luôn bị đặt trong tình thế khó xử. "Chồng mìnhthích tiêu tiền mà phải tiêu đến đồng xu cuối cùng mới được. Đơn cử như khimua sắm, anh ấy thích gì cũng chất đầy giỏ xe. Con đòi gì cũng mua” – Mycho biết.

My biết, chồng mình xởi lởvới vợ con chứ chẳng muốn mua gì cho bản thân bởi nhiều lần, cô định muaquần áo cho anh toàn bị anh gạt đi. Anh cũng không chơi bời hay “phá gia”,chỉ là có “máu” mê đồ mới. Lò vi sóng, tivi, laptop hay đồ ăn, thức uống… cứkhuôn về ầm ầm.

Dù đã quản lý ½ lương củachồng nhưng My thấy không yên tâm. Có lần, My định giành hết lương, mỗi sángsẽ phát tiền tiêu vặt cho chồng theo ngày nhưng anh xã gạt đi. My bàn vớichồng đóng thêm lương để tiết kiệm, phòng rủi ro vì một nửa lương của anhvới toàn bộ lương của cô chỉ đủ chi tiêu hàng ngày nhưng anh cũng phản đối.Cứ thế vợ chồng cô dù đã có con nhỏ nhưng việc tiết kiệm cũng rất gian nan.

Ứngphó với những anh tiêu hoang

Trong khi nhiều người vợ khốnđốn vì chồng keo kiệt thì một số lại “vớ” phải anh chồng thích “vung tay quátrán”. Cả hai kiểu chồng này đều gây khó khăn cho những người vợ. Vì thế,phụ nữ vẫn nên là tay hòm chìa khóa vững chắc cho gia đình.

Thứ nhất, nên quản lý lươngcủa chồng, tránh tình trạng để anh ấy tự ý dùng lương mua sắm vô tội vạ (dùtoàn sắm cho vợ, cho con). Nếu người vợ khó chịu hoặc gay gắt thì anh ấy dễtự ái (vì mua cho vợ chứ có mua cho ai đâu). Vì thế, nên thủ thỉ với chồngnhư: “Lần sau, anh cứ mang lương về. Anh muốn mua cái gì cho em thì haivợ chồng mình cùng đi mua”…

Thứ hai, với quỹ lương chung,bạn nên thống nhất cùng chồng khoản nào dành cho sinh hoạt, khoản nào dànhcho tiết kiệm thật rõ ràng. Có thể xin ý kiến chồng để bạn tự bảo quản tiềntiết kiệm. Khi ấy, bạn nên cất trữ khoản tiết kiệm thật cẩn thận, làm sao đểchồng bạn không dễ dàng tìm thấy và sử dụng chúng. Đó không phải là quỹ đenhoặc quỹ riêng bạn lén lút lập ra sau lưng chồng.

Thứ ba, nên quản lý cả tiềntiêu của chồng. Nếu chồng bạn không thể giữ tiền tiêu vặt trong một thángthì có thể phát cho anh ấy theo tuần hoặc hai tuần/lần. Với khoản tiền cóhạn thì việc “tiêu hoang” cũng bị hạn chế. Trước khi đi mua sắm, nên phácthảo giá cả và những loại hàng cần mua để mang theo một số tiền vừa đủ. Nhấnmạnh vợ chồng chỉ có chừng này tiền nên cần liệu tay mua sắm.

Thứ tư, nên thống nhất vớichồng về những khoản tiền anh ấy tự đi vay. Cần trao đổi để chồng bàn bạcvới vợ nếu anh ấy muốn vay tiền của ai, làm việc gì… Không nên để anh ấy tựtiện vay tiền lung tung rồi người vợ lại phải mang tiền nhà đi trả.

Theo Mẹ&bé




Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.