Bạn có bị dính ruột nếu nuốt chửng kẹo cao su?

Nhiều người khi còn nhỏ từng được nghe những người lớn hơn dọa rằng, nếu chẳng may nuốt chửng kẹo cao su...

Nhiều người khi còn nhỏ từng được nghe những người lớn hơn dọa rằng, nếu chẳng may nuốt chửng kẹo cao su, nó sẽ ở lì trong bụng họ suốt 7 năm trời hoặc thậm chí gây ... tắc tử. Tuy nhiên, thực tế có đúng như vậy?

Một đoạn video thuộc chuỗi chương trình Reactions của Hiệp hội hóa học Mỹ đã tiết lộ từng động thái của hệ tiêu hóa của người khi chủ nhân chẳng may nuốt chửng kẹo cao su vào bụng. Những gì xảy ra, được mô phỏng tỉ mỉ như dưới đây, có thể khiến nhiều người thở phào nhẹ nhõm:

Hóa ra, quá trình tiêu hóa của chúng ta có sự tham gia của 3 thành phần cơ bản. Thành phần đầu tiên bao gồm các quá trình cơ học cần có để xử lý thực phẩm khi bạn ăn chúng - nhai nuốt. Thành phần thứ hai là các enzym hoặc protein trong nước bọt và dạ dày, có nhiệm vụ giúp phá vỡ những thức ăn đó. Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là các axit hòa tan những gì còn lại, thành thứ mà cơ thể bạn có thể thải loại dễ dàng qua đường ruột.

Như thông lệ, khi bạn ăn, hàm răng và lưỡi của bạn phối hợp hoạt động để nghiền nát thức ăn thành các mảnh nhỏ. Sau đó, các vận động cơ của bạn đẩy thức ăn qua đường tiêu hóa cho tới khi chuyển hết thức ăn vào dạ dày và các dịch tiêu hóa bắt đầu "ra tay".

Trong khi việc này diễn ra, các enzym trong nước bọt, các dịch dạ dày và ruột sẽ đồng thời thúc đẩy các quá trình hóa học cho phép bạn biến đổi thực phẩm thành những chất dinh dưỡng mà cơ thể bạn có thể sử dụng. Sau đó, các axit trong dạ dày sẽ bắt đầu phát huy tác dụng, hòa tan những gì còn lại của số thức ăn đó thành hồ bột để cơ thể bạn dễ dàng tuồn chúng qua ruột và cuối cùng thải loại ra ngoài.

Tuy nhiên, cơ thể bạn không thể tiêu hóa kẹo cao su một cách trơn tru, dễ dàng như các thực phẩm thông thường. Điều này là vì, kẹo cao su luôn chứa một thành phần quan trọng là cao su tự nhiên hoặc nhân tạo - thứ tạo cho nó đặc tính dai dính như chúng ta vẫn thấy. Cao su butyl, nguyên liệu thường được dùng để sản xuất kẹo cao su cũng như cả lốp xe và quả bóng rổ, là một loại cao su nhân tạo mang đến khả năng nhai đi nhai lại lý tưởng cho kẹo cao su.

Bạn có thể nhận thấy rằng, kẹo cao su gần như không bị ảnh hưởng gì trước sự nhai nghiền của hàm răng. Vì vậy, khi bạn nuốt kẹo cao su, nó sẽ di chuyển xuyên qua đường tiêu hóa, vào dạ dày của bạn dưới dạng một khối lớn.

Mặc dù các enzym của bạn có thể phá vỡ carbohydrate, dầu và chất cồn trong kẹo cao su như vẫn làm với thức ăn thông thường, nhưng chất nền cao su trong kẹo về cơ bản trơ lì trước tác động của những enzym này.

Ngay cả hỗn hợp các axit cực mạnh trong dạ dày của bạn cũng bó tay trước chất nền cao su. (Hãy nhớ rằng, cao su có độ đàn hồi tốt đến mức chúng ta đang sử dụng nó để sản xuất các loại găng tay bảo vệ). Vì vậy, bã kẹo cao su bạn nuốt chửng vào bụng, chống chịu được mọi nỗ lực phân hủy nó của hệ tiêu hóa. Khả năng này cũng được ghi nhận tồn tại ở một số loại thức ăn khác, chẳng hạn như hạt hướng dương hay hạt ngô.

Mặc dù bã kẹo cao su bạn nuốt chửng có thể chống lại các quá trình tiêu hóa, nhưng điều đó không đủ để ngăn cản các cơ trong cơ thể bạn cuối cùng cũng hợp sức tống được nó ra ngoài. Việc trục xuất thành công bã kẹo cao su thường chỉ mất vài ngày.

Theo Tuấn Anh
VietNamNet


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.