Robot làm trợ giảng khéo đến nỗi sinh viên không thể nhận ra

Con người có những tính cách mà một robot không thể thay thế được. Nhưng hãy xem một robot thay thế trợ giảng đã làm được những gì?

Con người có những tính cách mà một robot không thể thay thế được. Nhưng hãy xem một robot thay thế trợ giảng đã làm được những gì?

Robot làm trợ giảng khéo đến nỗi sinh viên không thể nhận ra - 1

Ảnh minh họa. Nguồn: Studiostok/Shutterstock.com/Science Alert

Trong danh sách những công việc mà robot có thể trợ giúp con người, trợ giảng (gọi tắt là TA) là công việc không thường xuyên được nhắc đến. Tuy vậy, một TA rô bốt được trang bị AI (trí thông minh nhân tạo) mang tên Jill Watson đã và đang thực hiện việc hỗ trợ sinh viên tại Học viện Kỹ thuật Georgia nhiều tháng nay trong bí mật. Danh tính thật sự của Jill mới vừa được tiết lộ, đây được xem như bất ngờ lớn nhất với hơn 300 sinh viên của khoá học.

Lớp học này tập trung vào trí thông minh nhân tạo và nhiệm vụ của Jill là phản hồi tất cả các thắc mắc của sinh viên qua email, xử lý các câu hỏi thường ngày nhằm giảm áp lực cho các trợ giảng.

Trợ giảng này sẽ nhắc các học sinh những vấn đề như việc không được chỉnh sửa các thông tin phản hồi đã gửi hoặc thời hạn nộp các bài tập cụ thể. Jill cũng được tham gia vào các diễn đàn với nhiệm vụ gửi các lời nhắc nhở hoặc xác nhận ngắn. Đây chưa phải là một bài kiểm tra Turing (kiểm tra khả năng trí tuệ của máy tính) đầy đủ, nhưng nó cũng không làm dấy lên nhiều nghi ngờ.

Robot làm trợ giảng khéo đến nỗi sinh viên không thể nhận ra - 2

Ảnh minh họa. Nguồn: Tulane University/digitaltrends

Sinh viên Jennifer Gavin phát biểu với tạp chí The Wallstreet Journal “Jill thật sự là một nguời trợ giảng, người nhắc chúng tôi hạn nộp bài tập và gửi các câu hỏi thảo luận nhóm vào giữa tuần. Nó không khác gì một cuộc nói chuyện bình thường giữa con người với con người”.

Nghiên cứu sinh Shreyas Vidyarthi khẳng định mình thật sự sửng sốt khi biết sự thật, một sinh viên khác còn đùa rằng anh đang định đề cử Jill cho danh hiệu trợ giảng xuất sắc nhất. Mặt khác, Tyson Bailey, một thành viên của khóa học lại không ngạc nhiên với danh tính thật của Jill do tính chất của các lớp học trực tiếp.

Ashok Goel, một giáo sư về khoa học máy tính tại Georgia Tech chịu trách nhiệm tuyển dụng Jill, ông đã làm việc với các nhà nghiêm cứu Georgia Tec khác. Ashok Goel đã tích hợp cho robot này 40.000 mẫu câu trong diễn đàn thảo luận nhằm cung cấp cho Jill một ý tưởng để trả lời dựa vào những phản hồi của người trợ giảng trước đó. Jill cũng được huấn luyện bởi các nhà nghiên cứu này trước khi đưa vào làm việc chung với 8 trợ giảng khác. Nếu trí tuệ nhân tạo nghĩ nó có thể trả lời một câu hỏi với độ chính xác lên đến 97% thì cũng là lúc nó có thể hành động để giảm bớt khối luợng công việc của những người trợ giảng khác.

Robot làm trợ giảng khéo đến nỗi sinh viên không thể nhận ra - 3

Lalith Polepeddi, một trợ giảng nghiên cứu về dự án Jill Watson tại Học viện Kỹ thuật Georgia. Ảnh: LALITH POLEPEDDI

Một số sinh viên đã nghi ngờ khi Jiil trả lời các thắc mắc quá nhanh, đặc biệt khi Jill sử dụng từ “design” thay cho “project”. Tuy vậy, họ cũng không nghi ngờ Jill là một robot. Một số sinh viên tìm kiếm Jill trên mạng và thấy tài khoản Facebook và Linkedln tương thích với những câu trả lời từ trợ giảng của họ. Các sinh viên đã đánh giá nhiều trợ giảng thật lạnh lùng, không có cá tính và trả lời các câu hỏi rất nhanh.

Jill cũng đựơc trang bị thêm hệ thống phân tích Watson của IBM mặc dù công ty này không tham gia vào thiết kế, phát triển và phân tích của robot. Goel nói rằng trong vòng một năm, robot có thể trả lời được 40% câu hỏi của sinh viên. Ông cũng lập kế hoạch để tiết lộ cho các sinh viên khóa tiếp theo rằng, một trong các trợ giảng của họ là một máy tính nhưng không cho biết trợ giảng đích danh nào.

Thử nghiệm là một cú sốc với ngành công nghiệp công nghệ cao khi các nhà nghiên cứu đã ngấm ngầm chèn trí thông minh nhân tạo vào những tình huống thực tế. Nhưng Goel khẳng định đây là một thí nghiệm đáng giá và Jill chỉ thực hiện những nhiệm vụ cần thiết.

Việc sử dụng các trợ giảng này cũng giống như việc cảm thấy một thứ gì đó rất thoải mái vì việc sử dụng máy tính để trả lời các thắc mắc cũng như các câu hỏi đơn giản thường nhật đang rất phổ biến. Hãy nhìn vào Facebook, các công ty hiện nay đang được khuyến khích sử dụng các chatbox để giải quyết những thắc mắc của khách hàng qua mạng xã hội. Nó cũng không khác với việc bạn hỏi chiếc điện thoại về thời tiết như thế nào ngày mai.

Phỏng vấn thêm các sinh viên khác tại Georgia Tech, những người có lẽ sẽ cảnh giác hơn trong tương lai, Eric Wilson cho biết “Tôi không thấy cá tính trong bất kì bài viết nào của Jill, nhưng đó là những gì bạn mong chờ từ một trợ giảng”.

Theo Khám phá



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.