CEO Apple có thể ngồi tù vì bất hợp tác với FBI

Đây là một trong số rất nhiều khả năng có thể xảy ra khi vụ việc giữa Apple và FBI được đưa lên Toà án Tối cao, và "táo khuyết" là bên thua cuộc.

Đây là một trong số rất nhiều khả năng có thể xảy ra khi vụ việc giữa Apple và FBI được đưa lên Toà án Tối cao, và "táo khuyết" là bên thua cuộc.

Trong bản tóm tắt các khả năng có thể xảy ra từ vụ kiện giữa Apple và FBI, Quartz cho biết CEO Tim Cook có thể phải chịu trách nhiệm cá nhân cho hành động không tuân thủ yêu cầu của toàn án. Cụ thể, ông này có thể phải đối diện một án phạt tù.

Chia sẻ với Fast Company, luật sư Peter Fu nhận định viễn cảnh này chỉ có thể xảy ra nếu vụ kiện được đưa lên Toà án Tối cao, Apple thua cuộc nhưng vẫn từ chối hợp tác. Trong hoàn cảnh này, nguy cơ Tim Cook bị đi tù là khá cao. Trước đó, Apple từng công bố rộng rãi rằng họ sẽ không tuân thủ yêu cầu của toà án – mở khoá chiếc iPhone 5C có liên quan đến vụ khủng bố cuối năm ngoái.

Apple, FBI, CEO Tim Cook, táo khuyết, iPhone

Apple được cho là phải lùi ngày sự kiện ra mắt chiếc iPhone 4 inch mới sang ngày 22/3 vì rắc rối liên quan đến vụ kiện với FBI. Ảnh: 9to5Mac.

Trong khi đó, chuyên gia về luật bảo mật quốc gia của Đại học American - Stenphen Vladeck – không đồng tình với quan điểm trên. “Apple là một tập đoàn. Quyết định của Cook là quyết định của tập đoàn, không phải bản thân ông ta. Do đó, họ có thể chỉ phải nộp một khoản tiền phạt nhất định”, ông cho hay.

Mọi chuyện vẫn đang trong hồi tranh cãi. Tuy nhiên, có 2 điểm mọi người đều chắc chắn. Apple vẫn bình an vô sự cho đến khi quyết định cuối cùng của toà án được đưa ra. Sẽ không có chuyện công ty này phải chịu bất cứ trách nhiệm nào khi công ty này đang trong quá trình kháng cáo. Thứ 2, nếu Apple sẵn sàng phản đối phán quyết cuối cùng của Toà án Tối cao, họ sẽ phải đối mặt với một khoản phạt đáng kể.

Yahoo là một ví dụ. Họ từng bị đe doạ phạt 250.000 USD cho mỗi ngày không tuân thủ phán quyết của toà. Chưa dừng lại, khoản phạt hàng ngày sẽ tăng gấp đôi sau mỗi tuần, nếu công ty tiếp tục bất hợp tác.

Apple được xem là bậc thầy về mặt pháp luật. Các chuyên gia cho rằng, sẽ không có chuyện họ tiếp tục phản đối nếu Toà án Tối cao đưa ra phán quyết yêu cầu hợp tác. Kết quả của vụ việc phức tạp này rất có thể sẽ đi theo kịch bản: Apple đồng ý mở khoá chiếc iPhone nhưng thòng thêm điều khoản không có trường hợp tương tự cho các thiết bị trong tương lai.

Trong khi đó, trang The Economics tin rằng đây là một chiêu PR không thể tuyệt vời hơn của vị CEO Apple. Cho đến hiện tại, Apple vẫn đối mặt với những ý kiến trái chiều khi cương quyết từ chối hợp tác với FBI trong việc mở khoá chiếc iPhone 5C nghi vấn.

Theo Zing



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.