Facebook đang phát triển công nghệ giúp đánh máy bằng não và nghe bằng da

Đêm qua, tại sự kiện F8, Facebook tiết lộ rằng họ có 60 kỹ sư đang làm việc để xây dựng một giao diện máy tính-não

Đêm qua, tại sự kiện F8, Facebook tiết lộ rằng họ có 60 kỹ sư đang làm việc để xây dựng một giao diện máy tính-não, cho phép bạn đánh máy bằng suy nghĩ và nghe qua da mà không cần cấy ghép máy móc vào cơ thể.


Nhóm nghiên cứu dự định sử dụng hình ảnh quang học để quét não bộ của bạn một trăm lần mỗi giây nhằm phát hiện bạn đang muốn nói gì thông qua những suy nghĩ im lặng trong đầu và chuyển những suy nghĩ dạng này sang văn bản.

Regina Dugan, trưởng bộ phận Nghiên cứu và Phát triển của Facebook Building 8, giải thích với những người tham dự hội nghị rằng mục đích là để cho phép mọi người có thể gõ 100 từ mỗi phút, nhanh hơn gấp 5 lần so với gõ bằng điện thoại, chỉ với ý nghĩ của bạn.

Cuối cùng, các giao diện máy tính-não có thể cho phép mọi người điều khiển các trải nghiệm thực tế tăng cường và thực tế ảo bằng suy nghĩ thay vì màn hình hoặc bộ điều khiển. Giám đốc điều hành và Giám đốc Công nghệ Facebook đã hé lộ về công nghệ giao diện não trực tiếp này trong hai ngày vừa qua tại F8.

Đánh máy bằng não

 

"Nếu bạn có thể gõ trực tiếp từ não của bạn thì sao?" bà Dugan hỏi. Bà đã phát một đoạn video về một bệnh nhân bị bệnh liệt ở Stanford, người có thể đánh máy bằng cách sử dụng suy nghĩ của mình nhờ cảm biến cấy ghép. Bà tiếp tục giải thích cách Facebook có thể làm được điều này mà không cần phẫu thuật cấy ghép.

Building 8 chỉ mới bắt đầu thực hiện dự án đánh máy bằng não cách đây sáu tháng, nhưng hiện tại, bộ phận này đang hợp tác với Đại học Calorina San Francisco, Đại học Calorina Berkeley, Johns Hopkins Medicine, Phòng thí nghiệm Vật lý Ứng dụng của Đại học Johns Hopkins và Trường Y khoa Đại học Washington ở St. Louis. Các nhà nghiên cứu chuyên về máy học giải mã ngôn ngữ và ngôn ngữ, đang xây dựng các hệ thống thần kinh ảnh quang với độ phân giải không gian tiên tiến và các khớp thần kinh thế hệ tiếp theo.

Mục tiêu cao nhất là phát triển các thiết bị không cấy ghép có thể bán ra với quy mô lớn. Và để giảm bớt sự lo ngại không thể tránh khỏi liên quan đến ý tưởng này,  Facebook cho biết sẽ “không giải mã các suy nghĩ ngẫu nhiên” mà sẽ chỉ giải mã các từ mà bạn đã quyết định chia sẻ bằng cách gửi chúng tới vùng lời nói trong bộ não của bạn. Facebook đã so sánh nó với cách bạn chụp ảnh, bạn chụp rất nhiều nhưng chỉ chia sẻ một số trong đó. Ngay cả với thiết bị của công ty, Facebook cho biết bạn sẽ có thể suy nghĩ tự do nhưng chỉ biến một số suy nghĩ thành văn bản.

Nghe bằng da

 

Trong khi đó, Building 8 cũng đang phát triển công nghệ để con người có thể nghe qua da. Trung tâm này đã xây dựng các nguyên mẫu phần cứng và phần mềm cho phép da của bạn mô phỏng phần ốc tai trong tai, có khả năng dịch âm thanh thành tần số cụ thể gửi đến não. Công nghệ này có thể giúp người khiếm thính thực sự "nghe" được mà không dùng tai.

Một đội ngũ kỹ sư của Facebook đã trình bày thử nghiệm nghe qua da bằng một hệ thống thiết bị truyền động có thể dịch âm thanh thành 16 dải tần số. Một đối tượng được thử nghiệm đã có thể phát triển một lượng từ vựng với chín từ họ có thể nghe qua da.

Để nhấn mạnh tính hấp dẫn của công nghệ đọc não của Building 8, bà Dugan bắt đầu cuộc nói chuyện của mình bằng cách nói rằng bà chưa bao giờ thấy một thứ gì “có sức ảnh hưởng mạnh mẽ như điện thoại thông minh mà lại không có những hậu quả không mong muốn". Bà cũng cho rằng tốt hơn chúng ta đừng nhìn vào điện thoại thường xuyên như vậy. Nhưng đồng thời, bà tin rằng công nghệ có thể thúc đẩy sự đồng cảm, giáo dục và cộng đồng toàn cầu.

Theo Ictnews.vn/Techcrunch

đánh máy bằng não

nghe bằng da


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.