- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Loài người thông minh hơn nhờ trẻ sơ sinh?
Mới đây, 2 nhà tâm lý thuộc Đại học Rochester (Mỹ) là Celeste Kidd và Steven Piantadosi đã đưa ra một giả thuyết đầy tranh cãi cho câu hỏi hóc búa này.
Từ lâu, các nhà khoa học luôn chú tâm lý giải vì sao loài người thông minh hơn những động vật khác. Mới đây, 2 nhà tâm lý thuộc Đại học Rochester (Mỹ) là Celeste Kidd và Steven Piantadosi đã đưa ra một giả thuyết đầy tranh cãi cho câu hỏi hóc búa này.
Áp lực buộc loài người thông minh
Theo Kidd và Piantadosi, người tiền sử đối mặt với áp lực phải vừa có não lớn, vừa có khả năng đứng thẳng khi chuyển từ sống ở rừng sang thảo nguyên. Não lớn đòi hỏi các bà mẹ có xương chậu rộng, trong khi việc đi lại bằng 2 chân hạn chế kích thước xương chậu.
Có thể mâu thuẫn sản khoa này khiến người tiền sử sinh sớm hơn, khi xương sọ em bé vẫn còn nhỏ và trẻ sơ sinh cần sự giúp đỡ của người lớn nhiều hơn con non các loài khác. Nhận thức ngày càng cao về việc em bé cần được chăm sóc đã tạo áp lực tiến hóa để loài người trở nên thông minh hơn do não phát triển hơn, buộc bà mẹ sinh sớm hơn, khiến em bé cần sự chăm sóc cẩn thận hơn.
Để kiểm chứng giả thuyết này, hai nhà khoa học đã phát triển một mô hình toán học nêu mối quan hệ giữa tỷ lệ sống sót khi sinh ra với kích thước não trẻ và khả năng sống sót với mức độ thông minh của cha mẹ. Mô hình này cho thấy áp lực phải tăng kích thước não và rút ngắn thời gian sinh, dẫn tới một sự tiến hóa “tránh”.
“Khi nhìn vào những điểm bất thường ở loài người, bạn sẽ thấy chắc hẳn có sự lựa chọn “tránh” nào đó diễn ra. Chúng ta có quá nhiều hành vi và khả năng lạ, không hề liên quan tới việc sinh sản” - nhà di truyền học Owen Lovejoy thuộc Đại học Kent, Ohio (Mỹ) nói.
Kidd và Piantadosi tiếp tục kiểm chứng giả thuyết theo cách cơ bản nhất: Ở một số loài linh trưởng, con càng cần sự giúp đỡ, bố mẹ càng thông minh. Họ dùng thời gian cai sữa làm chỉ số đo độ non nớt của trẻ và chứng minh rằng độ non nớt có thể là chỉ số dự báo độ thông minh tốt hơn so với kích thước não.
Tuy vậy, mối quan hệ giữa kích thước não và trí thông minh vẫn còn khá phức tạp. Cách thức sắp xếp bộ não mới quyết định trí thông minh chứ không phải kích thước não. Có não lớn không hẳn thông minh, nhưng để thông minh hơn thì phải có não lớn hơn.
“Trí thông minh có liên quan tới kích thước não, nhưng lại được quyết định chủ yếu bởi áp lực môi trường. Trí thông minh tối đa có thể bị giới hạn bởi kích thước não, nhưng mức độ thông minh lại được quyết định bởi các áp lực khác và trong trường hợp của chúng ta, đó là việc phải chăm sóc em bé” - Piantadosi nói.
Các tác giả cho rằng giả thuyết này giúp giải thích vì sao trí tuệ siêu đẳng lại được tiến hóa khá muộn - đặc biệt ở loài linh trưởng. “Nếu như vấn đề thuộc về biến động môi trường, vậy vì sao bò sát và côn trùng sống lâu hơn linh trưởng rất nhiều lại không có được trí thông minh của con người? Câu trả lời đó chính là những đứa trẻ”.
Vẫn còn tranh cãi
Rất nhiều nhà khoa học phản đối giả thuyết trên. Nhà tâm lý Robin Dunbar - Đại học Oxford - cho rằng Kidd đã hiểu sai học thuyết tiến hóa. Theo Dunbar, trí thông minh có liên quan tới cách phản ứng với sự thay đổi của môi trường, dẫn tới áp lực khiến chiến lược nuôi con phải thay đổi, đồng thời cũng khiến kích thước não thay đổi.
Nhà nhân chủng học Dean Falk - Đại học Florida - cho rằng học thuyết trên đã bỏ qua những dữ liệu hóa thạch và linh trưởng, trong đó việc đi lại bằng 2 chân đã khiến cấu trúc não thay đổi.
Sự thay đổi này diễn ra hàng nghìn năm trước khi kích thước não tăng lên. “Các chứng cứ chỉ ra rằng, trẻ sơ sinh đã cần sự giúp đỡ từ rất lâu trước khi các vấn đề sản khoa xảy ra (kích thước não bắt đầu tăng)” - bà Falk nói. Theo bà, do trẻ không thể tự chăm sóc nên việc chăm trẻ đã tạo động lực để não tiến hóa, làm xuất hiện ngôn ngữ và những khả năng nhận thức chỉ có ở con người.
Nhà nhân chủng học Chet Sherwood - Đại học George Washington (Mỹ) - tin rằng nghiên cứu này chỉ là một sự diễn giải rộng hơn những ý tưởng đã cũ. “Mô hình toán học đưa ra đã được bàn tới từ rất lâu, rằng quá trình tiến hóa của nhận thức người được hình thành bởi sự thay đổi trong quá trình phát triển não bộ, đòi hỏi sự chăm sóc nhiều hơn từ mẹ”.
Nhà nhân chủng học Wenda Trevatan - Đại học New Mexico (Mỹ) - cho rằng các tác giả đã đơn giản hóa mối quan hệ phức tạp giữa trí thông minh của cha mẹ với sự sống còn của con. Tuy nhiên, bà đồng ý rằng việc trẻ cần cha mẹ trong thời gian dài đã ảnh hưởng tới tiến trình tiến hóa của loài người và góp phần tạo ra chúng ta như ngày nay.
Theo Tấn An (Báo Khoa học phát triển)
-
Công nghệ22/12/2023VNPT Cyber Immunity với nền tảng quản lý An toàn thông tin (VNPT MSS) sẽ hỗ trợ doanh nghiệp tránh mất an toàn thông tin, lộ lọt dữ liệu, trước các cuộc tấn công từ trong và ngoài tổ chức.
-
Công nghệ16/11/2020Ngày 16/11 Công ty Cổ phần Nghiên cứu và Sản xuất VinSmart (Tập đoàn Vingroup) chính thức ra mắt Vsmart Bee Lite - mẫu điện thoại thông minh được trang bị tính năng 4G, mức giá thấp chưa từng có.
-
Công nghệ14/07/2020Chỉ trong một quãng thời gian ngắn, TikTok trở thành "mạng xã hội đáng sợ nhất thế giới". Tại sao ứng dụng Trung Quốc bị tẩy chay dữ dội như vậy?
-
Công nghệ24/06/2020iOS 14 mang đến vô số tiện ích mới lạ và tiện dụng trên dòng sản phẩm iPhone của Apple.
-
Công nghệ24/06/2020Với những bước đơn giản dưới đây, người dùng đã hạn chế thấp nhất nguy cơ bị hacker tấn công chiếm quyền Facebook.
-
Công nghệ24/06/2020Số lượng vụ trộm cướp tiền điện tử tăng nhanh trong năm 2019, các đối tượng cũng có xu hướng thực hiện các vụ trộm với quy mô lớn hơn.
-
Công nghệ23/06/2020Sắc lệnh vừa được tổng thống Mỹ ký sẽ cắt đứt nguồn cung lao động nước ngoài quan trọng cho các công ty công nghệ.
-
Công nghệ23/06/2020Đặc biệt với chị em công sở càng nên nắm vững để không mất tài khoản và thông tin cá nhân đáng tiếc nhé!
-
Công nghệ23/06/2020Nhiều thương hiệu lớn đang tẩy chay quảng cáo trên Facebook để phản đối việc yếu kém trong xử lý ngôn từ thù địch và thông tin sai lệch của mạng xã hội này.
-
Công nghệ23/06/2020Hệ điều hành mới dành cho iPhone hỗ trợ widget tại màn hình chính, cho phép xem video trong khi làm việc khác, cập nhật tính năng cho các phần mềm khác.
-
Công nghệ23/06/2020Apple bước vào Hội nghị WWDC 2020 trong lúc phải đối mặt với làn sóng phản ứng gay gắt nhất từ giới công nghệ kể từ khi App Store “chào đời" năm 2008.
-
Công nghệ22/06/2020FaceApp là ứng dụng đang “gây sốt” trên mạng xã hội với tính năng “chuyển đổi giới tính”. Tuy nhiên, có thông tin cho rằng ứng dụng này lấy cắp thông tin người dùng, liệu điều này có chính xác?
-
Công nghệ22/06/2020Khi xe sắp hết nhiên liệu, trước khi qua đoạn đường ngập nước, trước khi tắt máy,... là những thời điểm mà điều hoà trên ô tô cần phải được tắt.
-
Công nghệ22/06/2020Là một trong những ứng dụng phổ biến ở Việt Nam, nhưng TikTok đang bị liệt kê vào danh sách cấm từ phía Ấn Độ vì có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc.