Những điện thoại không dây bị cấm sử dụng ở Việt Nam

Cục Tần số Vô tuyến điện (Bộ TT&TT) vừa công bố khoảng 77 mẫu điện thoại không dây bị cấm sử dụng vì đã gây can nhiễu cho mạng 3G (tính đến ngày 23/8/2012).

Cục Tần số Vô tuyến điện (Bộ TT&TT) vừa công bố khoảng 77 mẫu điện thoại không dây bị cấm sử dụng vì đã gây can nhiễu cho mạng 3G (tính đến ngày 23/8/2012).

Trong đó, những máy điện thoại không dây (điện thoại “mẹ bồng con”) có ghi "DECT 6.0" ở trên máy mẹ hoặc máy con, bao gồm các model của các hãng như: AT&T (SL82218, SL82558, CL82659, EL51359, CL84109, EL52250, CL84100, EL52400), Vtech (CS6219-2, 6053, LS6117-19, DS6221-3, 6219-2, LS6115-2, LS6117-19, CS6042, CS6229, CS6328-4, CS6329, CS6329, LS6115-2, LS6126-3, LS6225-3, CS6114, DS6221), Philips (SE450FP, CD440, CD445, CD450, IC1135A ), Uniden (Dect2088-2, DECT1363, DECT 1560, DECT 1580, DECT2060-2W, Dect 2262, Dect2085), Thomson (28214KE2-A, 28811FE2-A, 28112EE2-A, 2811EE3-A), Motorola ( L402C).

Trong danh sách của Cục Tần số, Panasonic là hãng có nhiều mẫu điện thoại bị cấm lưu hành nhất.

Trong danh sách của Cục Tần số, Panasonic là hãng có nhiều mẫu điện thoại bị cấm lưu hành nhất, với các mẫu gồm: KX-TGA642, KX-TG1031S, KX-TG1031CS, KX-TG1031B, KX-TG 1031B, KX-TG 1032S, KX-TG 1033S, KX-TG1061, KX-TG1034S, KX-TG 2432, KX-TG6441, KX-TG6311E, KX-TG6311S, KX-TG 6441C, KX-TG6471, KX-TG 6932M, KX-TG 7431, KX-TG 8232B, KX-TG9331T, KX-TG931T, KX-GA 931T, KX-TG93331S , KX-TG 9341T, KX-TG 9343S, KX-TG 4021, KX-TG 4031, KX-TG 6431, KX-TG 8231B, KX-TG 9344T, KX-TG 9391T , KX-TG A641, KX-TG9331T, KX-TG 6641C, KX-TG6321CT,KX-TG6471.

Bên cạnh đó, những máy điện thoại không dây không ghi "DECT 6.0" ở trên máy mẹ hoặc máy con và có tần số 1920MHz-1930MHz thuộc các mẫu American FC00JNU10659, AMERICAN RA2160B, OOMA Modem IP, Vtech QF 900015593, Vtech CS 6419, Vtech L512CBT cũng sẽ bị cấm sử dụng do làm can nhiễu đến mạng 3G.

Trong hai năm qua, Cục Tần số Vô tuyến điện đã phải xử lý khoảng 700 vụ can nhiễu do điện thoại kéo dài chuẩn DECT 6.0 gây ra. Điều đáng nói là khi xảy ra can nhiễu, Cục Tần số Vô tuyến điện phải điều động rất nhiều kỹ thuật viên và thiết bị đi dò khắp nơi, có khi lên đến cả ngàn cây số và cuối cùng nguyên nhân chỉ do một cái máy điện thoại nhỏ xíu giá chưa quá 1 triệu đồng.

Khi xảy ra can nhiễu, các kỹ thuật viên của Cục Tần số phải đi dò khắp nơi.

Phía Cục Tần số Vô tuyến điện cũng liên tục tuyên truyền để mọi người dân nhận thức vấn đề và tiến hành xử lý rất nhiều trường hợp như đã nêu trên, thế nhưng sau một thời gian dài lắng xuống thì những chiếc điện thoại kéo dài chuẩn DECT 6.0 lại đang xuất hiện trở lại. Cụ thể, giữa tháng 8/2012, Trung tâm Tần số Vô tuyến điện khu vực IV đã phát hiện và kịp thời xử lý tại Kiên Giang 30 chiếc điện thoại loại này. Điều đó cho thấy ý thức người dân chấp hành các quy định về quản lý tần số vô tuyến điện còn kém.

Theo ICT News



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.