Phát hiện ra loài cây nhiệt đới cao nhất thế giới

Họ cây tùng luôn giữ kỉ lục tuyệt đối về tuổi thọ và chiều cao trong các loài cây.

Họ cây tùng luôn giữ kỉ lục tuyệt đối về tuổi thọ và chiều cao trong các loài cây.

Phát hiện ra loài cây nhiệt đới cao nhất thế giới - 1

Phần gốc khổng lồ của cây bạch tùng gỗ vàng khổng lồ, loài cây nhiệt đới cao nhất thế giới vừa được tìm thấy tại Malaysia. Nguồn ảnh: livescience

Trong một báo cáo mới đây của các nhà khoa học tại Đại học Cambridge, một loại cây vừa được tìm thấy có thể là loài cây nhiệt đới cao nhất thế giới.

Trong khi thực hiện các chuyến bay thám hiểm nhằm đánh giá đa dạng sinh học tại địa phương, họ đã vô cùng sửng sốt khi nhìn thấy chiều cao bất thường của các cây bạch tùng gỗ vàng nơi đây. Họ đã phát hiện ra một cây bạch tùng gỗ vàng khổng lồ (tên khoa học là Shorea Faguetiana), cao đến 293,6 feet (tương đương 89,5 mét) nằm ở phía bắc của đảo Borneo. 

Các loại cây bạch tùng gỗ vàng hiện đang bị đe dọa do môi trường sống bị hủy hoại và đang bị xếp vào danh sách các loài có nguy cơ tuyệt chủng của Liên minh quốc tế về bảo tồn thiên nhiên (IUCN).

Những cây xanh khổng lồ hiếm hoi còn sót lại này được các nhà khoa học tìm thấy ở Khu Bảo tồn Maliau Basin tại bang Sabah của Malaysia. Nơi đây có địa hình cực kì hiểm trở và vì thế nó là một trong những khu vực bảo tồn được môi trường tự nhiên hoang sơ nhất trên thế giới.

Các nhà khoa học đã phát hiện loài cây này bằng công nghệ lidar, hoạt động dựa trên sự kết hợp giữa ánh sáng và radar nhằm chiếu sáng, quét và tái tạo lại hình dạng ba chiều của các đối tượng lên máy tính. Sử dụng một thiết bị đặc thù gắn ở mặt dưới của máy bay, các nhà nghiên cứu sẽ bắn các xung laser về phía mặt đất với tốc độ 200.000 xung mỗi giây. Các xung laser phản xạ trở lại sẽ cung cấp thông tin dữ liệu về khoảng cách của đối tượng. Từ đó, các nhà khoa học sẽ mô phỏng lại hình dạng của khu rừng bên dưới và phát hiện ra những cây có độ cao vượt trội so với những cây còn lại.

Một số phương pháp dùng sóng âm để đo chiều cao chính xác của cây bạch tùng gỗ vàng này đã bị âm thanh của những động vật sinh sống trong rừng làm nhiễu. Vì thế, chỉ còn một phương pháp duy nhất là leo lên cây để đo trực tiếp. Tuy nhiên, các nhà khoa học đến từ Cambridge cho rằng điều này là bất khả thi vì trên thân cây bạch tùng gỗ vàng có rất nhiều đại bàng và tổ ong vò vẽ lớn.

Họ cây tùng hiện đang nắm giữ nhiều danh hiệu về các loài cây cao nhất thế giới. Hiện nay, cây giữ kỷ lục cao nhất thế giới thuộc loài tùng gỗ đỏ ven biển (coastal redwood) mang tên Hyperion, với chiều cao 115,6m. Hyperion đã đánh bại “người tiền nhiệm” cũng thuộc chi tùng gỗ đỏ là cây Stratosphere Giant, với độ chênh lệch là 3m. 

Để có thể rút ra kết luận trên, các chuyên gia đã lấy chiều cao của tượng Nữ thần Tự do ở Mỹ (93,1m) và tháp đồng hồ Big Ben (Anh) - 96m để so chiều cao với loài cây Hyperion này. Kết quả là, cây tùng gỗ đỏ còn có chiều cao vượt trội hơn cả hai công trình nổi tiếng trên. 

Loài cây tùng gỗ đỏ có danh pháp khoa học là Sequoia sempervirens, được tìm thấy tại các khu rừng thuộc tiểu bang California (Mỹ). Đây là loài cây thường xanh, sống rất lâu, trong đó có những cây đại thụ với tuổi thọ lên tới 1.800 năm. Cũng nhờ vậy, các cây tùng gỗ đỏ ven biển thường có chiều cao đạt kỷ lục thế giới.

Hyperion được phát hiện bởi hai nhà thám hiểm Chris Atkins và Michael Taylor vào năm 2006. Tuy nhiên để xác lập được kỷ lục, chiều cao của Hyperion phải được đo một cách chính xác. 

Điều này đã được đội ngũ các nhà khoa học thuộc ĐH bang Humboldt thực hiện vào năm 2008 và nhờ đó xác thực được chiều cao của cây này. 

Hiện vị trí của cây cao nhất thế giới không được công bố rộng rãi bởi nhiều chuyên gia lo sợ nhiều người sẽ tìm tới đây và gây tổn hại cho loài cây này.

Theo Khám phá



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.