- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Răng tự phát nổ trong miệng? Câu chuyện có thật ở thế kỷ 19
Cùng đi tìm lời giải hiện tượng bí ẩn răng nổ "bất thình lình" trong miệng có thật trong lịch sử.
Cùng đi tìm lời giải hiện tượng bí ẩn răng nổ "bất thình lình" trong miệng có thật trong lịch sử.
Hẳn bạn đã từng nghe nhiều thông tin về việc hút thuốc lá điện tử không chuẩn có thể sẽ gây nổ, kèm theo đó, răng văng tung tóe ra ngoài.
Tuy nhiên, bạn đã bao giờ cho rằng, răng cũng tự nhiên phát nổ trong miệng mặc dù không có bất cứ tác động nào không? Sự thật là đã từng có không ít trường hợp được ghi nhận trong lịch sử về việc răng tự phát nổ trong miệng và các nhà khoa học đã hé lộ bí ẩn về câu chuyện tưởng như đùa này.
Từ những trường hợp có thật trong lịch sử...
Vào thế kỷ XIX, bác sĩ nha khoa WH.Atkinson ở bang Pennsylvania (Mỹ) đã từng chia sẻ với tạp chí The Dental Cosmos về những trường hợp bệnh nhân của ông răng bỗng nhiên tự phát nổ.
Bệnh nhân đầu tiên là một vị cha xứ đến từ Springfield, Mỹ vào năm 1817. Theo như lời kể, cơn đau của ông bắt đầu từ chiếc răng hàm trên bên phải khoảng 9h tối ngày 31/8 và tăng dần cường độ đến mức khiến ông gần như phát điên.
"Trong cơn đau cuồng dại - ông chạy qua chạy lại,
trong một nỗ lực vô vọng nhằm làm thuyên giảm cơn đau; có lúc ông dúi
đầu xuống đất như một con thú bị điên, lúc khác lại húc đầu mình vào góc
cạnh hàng rào, và sau đó đi đến con suối và nhúng người mình từ đầu đến
chân xuống dưới nước lạnh". Những hành động này đã khiến gia đình ông ai cũng hoảng sợ.
Nhưng... một điều kì lại bỗng nhiên xảy ra. Vào 9 giờ sáng ngày hôm sau, khi ông đang trượt dài trong cơn mê, một tiếng rạn nứt chói tai gần giống tiếng súng nổ bất chợt xuất hiện trong miệng. Và rồi, chiếc răng đau vỡ thành nhiều mảnh vụn. Bỗng ông cảm giác nhẹ nhõm tức thì và cơn đau đã hoàn toàn chấm dứt.
13 năm sau, bà Letitia D - người sống cách đó vài km cũng trải qua trường hợp tương tự. Bà nói rằng, mình bị đau răng trong suốt một thời gian dài và cơn đau chỉ chấm dứt khi chiếc răng phát nổ và vỡ vụn.
Trường hợp thứ 3 được ghi nhận xảy đến với bà Anna PA vào năm 1855. Bác sĩ Atkinson cho biết, chiếc răng nanh phía trên, bên trái của bà bỗng nhiên tách làm đôi sau tiếng kêu răng rắc.
Theo nhận định của Atkinson, chiếc răng đã phải chịu một áp lực khá lớn từ chỗ tủy răng bị viêm. Do đó, chỉ khi bị vỡ ra, người bệnh mới cảm thấy nhẹ nhõm.
Những tưởng đây chỉ là những trường hợp kỳ dị nhưng sự thật là chúng lại xảy đến khá nhiều trong lịch sử. Theo Tạp chí Nha khoa của Anh, các vụ nổ răng từng xảy ra có khá nhiều chi tiết tương đồng nhau.
Vào năm 1871, bác sĩ nha khoa người Mỹ - J Phelps Hibler đã tiếp nhận một bệnh nhân còn khá trẻ nhưng bị nổ răng hàm khi đánh răng. Vụ nổ răng để lại dư chấn mạnh tới mức cô gái đã không nghe thấy gì vài ngày sau đó. Sau đó, 5-6 trường hợp khác được ghi nhận trong thế kỷ 19. Nhưng từ những năm 1920, không có vụ nổ răng nào xảy ra.
... các nhà khoa học vào cuộc...
Cảm thấy tò mò về những vụ nổ răng kỳ bí, các nhà khoa học đứng ngồi không yên và đã bắt tay vào đi tìm lời giải.
Trong một bài viết vào năm 1860, Atkinson đưa ra 2 giả thuyết cho bí ẩn này. Giả thuyết thứ nhất được đưa ra đó là, chất caloric hình thành trong răng sẽ làm tăng áp lực lên tủy răng, gây ra sự bí bách, đau nhức. Tuy nhiên, giả thuyết này ngay lập tức bị bác bỏ bởi tính lỗi thời khoa học của nó. Theo đó, các chuyên gia cho rằng, caloric là chất chống thấm - có khả năng làm tăng áp lực trên răng, nhưng hiện khoa học đã chứng minh được chất này không tồn tại.
Một giả thuyết khác được đưa ra đó là, chính vì răng sâu nên đã làm tăng lượng khí tích tụ trong răng, khiến răng phát nổ.
Tuy nhiên, giới khoa học ngày nay cho rằng, nha sĩ thế kỷ 19 chưa thực sự hiểu hết về sâu răng. Họ cho rằng sâu răng đến từ bên trong răng, nhưng thực chất đó là do chế độ ăn uống và lượng vi khuẩn tích tụ trên bề mặt răng gây ra. Còn việc khí tích tụ trong răng có đủ làm răng phát nổ không thì đây vẫn là câu hỏi lớn bởi răng có cấu trúc rất chắc chắn.
Và câu trả lời được cho là phù hợp nhất đến từ hóa chất mà người xưa dùng để hàn răng. Trước khi thủy ngân được ưa chuộng vào năm 1830 - những chất kim loại khác như chì, thiếc, bạc hay hợp kim khác từng được dùng để hàn răng.
Giáo sư hóa vô cơ tại ĐH London (Anh) - Andrea Sella đã chỉ ra rằng, khi hai nguyên tố kim loại khác nhau được sử dụng để hàn răng, nó sẽ tạo ra một kiểu pin điện hóa. Lúc này, toàn bộ miệng sẽ biến thành 1 bộ pin điện áp thấp.
Cùng với đó, nếu như vết hàn răng bị lảm ẩu, chưa lấp kín sẽ vô tình làm tăng khả năng tích tụ khí hydro trong răng.
Vậy nên, không có gì quá khó hiểu nếu như chiếc răng yếu đó bị phát nổ dưới áp lực khí này. Thậm chí, khí hydro còn có thể phát nổ nếu bị đốt cháy trong khi bệnh nhân hút thuốc hoặc kim loại trong miệng phát ra tia lửa nữa cơ.
Tuy nhiên, thật tiếc là chưa có một ghi chép nào chỉ ra những người từng bị nổ răng đã từng hàn răng bao giờ chưa. Bởi vậy, nhiều nhà khoa học cho rằng, giả thuyết này vẫn chưa thực sự thuyết phục.
Vậy đâu là lời
giải thực sự cho hiện tượng kỳ bí này - Chưa ai biết! Bức màn bí ẩn về
hiện tượng nổ răng "bất thình lình" ở thế kỷ 19 này vẫn là bài toán chưa
lời giải đáp với các nhà khoa học.
Theo Trí thức trẻ
-
Công nghệ22/12/2023VNPT Cyber Immunity với nền tảng quản lý An toàn thông tin (VNPT MSS) sẽ hỗ trợ doanh nghiệp tránh mất an toàn thông tin, lộ lọt dữ liệu, trước các cuộc tấn công từ trong và ngoài tổ chức.
-
Công nghệ16/11/2020Ngày 16/11 Công ty Cổ phần Nghiên cứu và Sản xuất VinSmart (Tập đoàn Vingroup) chính thức ra mắt Vsmart Bee Lite - mẫu điện thoại thông minh được trang bị tính năng 4G, mức giá thấp chưa từng có.
-
Công nghệ14/07/2020Chỉ trong một quãng thời gian ngắn, TikTok trở thành "mạng xã hội đáng sợ nhất thế giới". Tại sao ứng dụng Trung Quốc bị tẩy chay dữ dội như vậy?
-
Công nghệ24/06/2020iOS 14 mang đến vô số tiện ích mới lạ và tiện dụng trên dòng sản phẩm iPhone của Apple.
-
Công nghệ24/06/2020Với những bước đơn giản dưới đây, người dùng đã hạn chế thấp nhất nguy cơ bị hacker tấn công chiếm quyền Facebook.
-
Công nghệ24/06/2020Số lượng vụ trộm cướp tiền điện tử tăng nhanh trong năm 2019, các đối tượng cũng có xu hướng thực hiện các vụ trộm với quy mô lớn hơn.
-
Công nghệ23/06/2020Sắc lệnh vừa được tổng thống Mỹ ký sẽ cắt đứt nguồn cung lao động nước ngoài quan trọng cho các công ty công nghệ.
-
Công nghệ23/06/2020Đặc biệt với chị em công sở càng nên nắm vững để không mất tài khoản và thông tin cá nhân đáng tiếc nhé!
-
Công nghệ23/06/2020Nhiều thương hiệu lớn đang tẩy chay quảng cáo trên Facebook để phản đối việc yếu kém trong xử lý ngôn từ thù địch và thông tin sai lệch của mạng xã hội này.
-
Công nghệ23/06/2020Hệ điều hành mới dành cho iPhone hỗ trợ widget tại màn hình chính, cho phép xem video trong khi làm việc khác, cập nhật tính năng cho các phần mềm khác.
-
Công nghệ23/06/2020Apple bước vào Hội nghị WWDC 2020 trong lúc phải đối mặt với làn sóng phản ứng gay gắt nhất từ giới công nghệ kể từ khi App Store “chào đời" năm 2008.
-
Công nghệ22/06/2020FaceApp là ứng dụng đang “gây sốt” trên mạng xã hội với tính năng “chuyển đổi giới tính”. Tuy nhiên, có thông tin cho rằng ứng dụng này lấy cắp thông tin người dùng, liệu điều này có chính xác?
-
Công nghệ22/06/2020Khi xe sắp hết nhiên liệu, trước khi qua đoạn đường ngập nước, trước khi tắt máy,... là những thời điểm mà điều hoà trên ô tô cần phải được tắt.
-
Công nghệ22/06/2020Là một trong những ứng dụng phổ biến ở Việt Nam, nhưng TikTok đang bị liệt kê vào danh sách cấm từ phía Ấn Độ vì có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc.