Tại sao chúng ta buồn ngủ vào buổi chiều?

Phần lớn mọi người, đặc biệt là dân văn phòng, có chung nỗi ám ảnh mang tên "2h30 phút chiều". Đó là khoảng thời gian chúng ta thường cảm thấy buồn ngủ và mệt mỏi.

Phần lớn mọi người, đặc biệt là dân văn phòng, có chung nỗi ám ảnh mang tên "2h30 phút chiều". Đó là khoảng thời gian chúng ta thường cảm thấy buồn ngủ và mệt mỏi.

Sau giấc ngủ 8 tiếng vào ban đêm và một buổi sáng đầy đủ, bạn sẽ cảm thấy tràn đầy năng lượng. Nhưng khi chiều đến, cơ thể bạn bắt đầu rơi vào tình trạng đình trệ như đã hoàn toàn cạn kiệt năng lượng. Mắt díp, đầu nặng và bạn chỉ ước bàn làm việc trước mặt là chiếc giường ngủ để được nghỉ ngơi.

Đôi khi điều đó còn khiến bạn hoài nghi về tình trạng sức khỏe, tuy nhiên, theo các chuyên gia, cảm giác buồn ngủ, uể oải sau bữa trưa là hoàn toàn tự nhiên. Bác sĩ thần kinh thuộc Đại học Adelaide (Australia) Fiona Kerr giải thích trên tờ Sydney Morning Herald, con người được cấu tạo để ngủ 2 giấc mỗi ngày.

Tại sao chúng ta buồn ngủ vào buổi chiều? - 1

Nỗi ám ảnh mang tên "2h30' chiều". Ảnh: Greatist.com

"Mất ngủ gây ra rất nhiều tác động tiêu cực tới quá trình sáng tạo cũng như sức khỏe nói chung. Tác động đầu tiên và cơ bản là nó ngăn việc phát triển mô thần kinh bằng cách tăng nồng độ corticosterone, đồng thời giảm khả năng chú ý, chức năng thực hành, khai thác trí nhớ, kỹ năng định lượng, lập luận logic, vận động khéo léo và tâm trạng " - bác sĩ Kerr giải thích.

Bác sĩ Kerr khẳng định, sự uể oải vào buổi chiều xảy ra do cơ thể được lập trình để ngủ vào thời điểm đó.

"Lý do chính là con người có tính biphasic - hai pha (cơ thể được cấu tạo để ngủ 2 giấc một ngày)" - bác sĩ phát biểu.

Vậy làm thế nào có thể đánh bại cơn buồn ngủ ở nơi làm việc? Theo bác sĩ Kerr, mọi người nên ngủ một giấc ngắn 15 phút vào giữa ngày.

"Một giấc ngủ 15-20 phút sẽ giúp não bộ được nghỉ ngơi và tăng hiệu quả hoạt động của cơ thể. Chợp mắt trong 20 phút có lợi hơn rất nhiều so với việc ngủ thêm 20 phút vào buổi sáng" - bác sĩ cho biết.

Bác sĩ Kerr khẳng định rất nhiều nghiên cứu cho thấy một giấc ngủ ngắn sẽ tạm thời làm tăng hiệu suất xử lý của não và có thể kéo dài 2-3h.

Theo Phương Ly (Zing)



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.