Tạo thành công tinh trùng từ tế bào da

Vào thứ Tư (27/4) vừa qua, các nhà khoa học Tây Ban Nha đã tạo thành công tinh trùng từ tế bào da, một kỳ tích y tế có thể giúp những người vô sinh có cơ hội được làm cha, làm mẹ.

Vào thứ Tư (27/4) vừa qua, các nhà khoa học Tây Ban Nha đã tạo thành công tinh trùng từ tế bào da, một kỳ tích y tế có thể giúp những người vô sinh có cơ hội được làm cha, làm mẹ.

Các nhà khoa học Tây Ban Nha đã thành công trong việc sử dụng một hỗn hợp các gen nhằm biến tế bào da người thành tế bào mầm, loại tế bào có thể phát triển thành tinh trùng hoặc trứng. Điều này mang đến hy vọng rằng, quy trình mới này sẽ giúp các cặp vợ chồng vô sinh đang phải dựa vào những người hiến tặng có thể có con.

Tạo thành công tinh trùng từ tế bào da - 1

Các nhà khoa học Tây Ban Nha cho biết, họ đã tạo ra tinh trùng của con người bằng cách tái lập trình các tế bào da trưởng thành bằng cách đưa một hỗn hợp các gen cần thiết vào tế bào da để tạo ra các giao tử

Theo ước tính, khoảng 1/7 các cặp vợ chồng gặp khó khăn trong việc thụ thai và quy trình "thiết lập lại gen" mới này có thể cung cấp một lựa chọn khác cho họ, mặc dù vẫn còn một thời gian dài phía trước để kiểm nghiệm kết quả, đặc biệt là còn các quy định pháp lý chặt chẽ xung quanh việc tạo ra phôi nhân tạo.

"Phải làm gì khi một người muốn có một đứa con nhưng lại thiếu giao tử (trứng hoặc tinh trùng)", thành viên nhóm nghiên cứu, Carlos Simon, nhà khoa học đến từ Viện Vô sinh Valencia nói. "Đây là vấn đề chúng tôi muốn đề cập đến: Có thể tạo ra các giao tử ở những người không có chúng".

Tạo thành công tinh trùng từ tế bào da - 2

Nghiên cứu này được lấy cảm hứng từ những nhà khoa học đạt giải thưởng Nobel 2012

Các nhà khoa học cho biết, nghiên cứu của họ được lấy cảm hứng từ tác phẩm đoạt giải Nobel vào năm 2012 của Shinya Yamanaka (Nhật Bản) và John Gordon (Anh). 

Yamanaka và Gordon phát hiện ra rằng, các tế bào người trưởng thành có thể được tái lập trình để trở thành tế bào non mới, các tế bào gốc đa năng - có nghĩa là, các tế bào có thể biến thành bất kỳ loại mô nào khác.

Những phát hiện của hai tác nhà này đã "cách mạng hóa sự hiểu biết của chúng ta về cách thức các tế bào và các sinh vật phát triển", các giám khảo giải thưởng Nobel  2012 đã cho biết vào thời điểm đó. 

Giờ đây, Simon và các đồng nghiệp của ông xây dựng công trình nghiên cứu dựa trên tác phẩm quan trọng của họ.

Trong thí nghiệm của mình, nhóm nghiên cứu thêm một "cocktail gen" vào các tế bào da, mất khoảng một tháng để hỗn hợp này trở thành các tế bào mầm.

"Trong khi các tế bào mầm có thể được phát triển thành tinh trùng, nó sẽ không có khả năng thụ tinh", Simon nói. "Đây là một tinh trùng, nhưng nó cần một giai đoạn trưởng thành hơn nữa để trở thành một giao tử. Đây mới chỉ là bước khởi đầu".

"Với con người, chúng ta phải làm thử nghiệm nhiều hơn nữa bởi vì chúng ta đang nói về sự ra đời của một đứa trẻ", ông giải thích. "Chúng ta đang nói về một quá trình lâu dài".

Đây là một trong những bước tiến xa hơn từ những thí nghiệm được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu Trung Quốc vào đầu năm nay, nơi các tế bào tinh trùng trong ống nghiệm đã được thụ tinh cho trứng của chuột. Tuy nhiên, sử dụng kỹ thuật này ở con người là một cấp độ phức tạp hoàn toàn khác.

Kỹ thuật này cũng đặt ra nhiều câu hỏi về mặt đạo đức. Nếu chúng ta tiến hành phát triển khả năng thụ thai sử dụng tinh trùng và trứng nhân tạo, liệu chúng ta có nên sử dụng nó? Trẻ em sinh ra theo cách này sẽ có một số loại nhược điểm sinh học?

Trong khi nhiều cuộc tranh luận triết lý vẫn đang diễn ra, các nhà khoa học vẫn đang cần mẫn tiến hành các thí nghiệm để các phương pháp hoàn thiện nhanh hơn.

Kết quả của nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Scientific Reports.

Theo Khám phá



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.