Việt Nam đã có công nghệ bảo quản thực phẩm 10 năm

Nhật Bản vừa chuyển giao công nghệ bảo quản thực phẩm tiên tiến này cho Việt Nam, mở ra nhiều triển vọng cho công nghiệp chế biến thực phẩm.

Nhật Bản vừa chuyển giao công nghệ bảo quản thực phẩm tiên tiến này cho Việt Nam, mở ra nhiều triển vọng cho công nghiệp chế biến thực phẩm.

CAS là viết tắt của hệ thống bảo quản tế bào, có chức năng tái tạo tế bào và giữ nguyên hương vị của thực phẩm. Từ trường năng lượng từ thiết bị do công ty ABI sản xuất tạo ra một dạng năng lượng yếu phân bố đều trong các thiết bị làm lạnh cho phép sản sinh hương vị tốt nhất cho thức ăn và giữ lại sau đó mới làm lạnh nó.

2 hình ảnh chụp lại từ kính hiển vị điện tử dưới đây cho thấy sự khác biệt rõ ràng trong các mô trong trường hợp sử dụng và không sử dụng CAS.

công nghệ, Nhật Bản, giữ thực phẩm 10 năm, chuyển giao, Việt Nam
Sự khác biệt giữa 2 mô tế bào đông lạnh có và không sử dụng CAS.

Hình bên trái là hình thực phẩm được bảo quản bằng CAS, có thể thấy rõ chất tạo màu đỏ của thực phẩm được nới lỏng nhưng không làm phá vỡ màng, trong điều kiện đủ thời gian. CAS có chức năng đóng băng nước và chất thực phẩm đều nhau.

Tuy nhiên, nếu không sử dụng CAS (hình bên phải), trong thời gian tương tự, nước và chất thực phẩm sẽ đóng băng riêng biệt, tế bào thực phẩm dễ bị phá hủy trong môi trường này. Nhờ nguyên lý này, thực phẩm được bảo quản mà không cần bất kỳ hóa chất, chất xúc tác hay phụ gia nào đặc biệt. Nhiệt độ làm lạnh thực phẩm có thể dao động từ -30 đến -45 độ C.

Tập đoàn ABI của Nhật đã phát minh công nghệ đông lạnh thực phẩm CAS từ năm 1989. Công nghệ này bắt nguồn từ câu chuyện mưa đá mà chủ tịch ABI Norio Owada nghe được từ một viên phi công. Dạng mưa này sẽ đông lại ngay khi chạm vào bề mặt vật thể, từ đó ông nhận thấy thiên nhiên đang tồn tại những dạng năng lượng vẫn chưa thể giải thích được và những năng lượng đó là nguyên nhân của hàng loạt các hiện tượng thời tiết khác nhau.

Ông nhận thấy hiện tượng tạo mưa đá có thể do năng lượng từ trường của trái đất, vì vậy để đông lạnh thực phẩm cũng có thể sử dụng dạng từ trường tương tự. Bước đầu tiên, ông đã sáng chế một tủ đông sử dụng từ trường nhanh chóng đông lạnh thực phẩm, kết quả đem lại khá tốt nhưng vẫn chưa đủ thuyết phục với các nhà chế biến. Do đó, ông đã phát triển thêm bước nữa nghiên cứu sử dụng từ trường này giữ nguyên hương vị và độ tươi của nguyên liệu thực phẩm.

công nghệ, Nhật Bản, giữ thực phẩm 10 năm, chuyển giao, Việt Nam
Thịt lợn được bảo quản dưới công nghệ CAS 4 năm vẫn tươi như mới.

Đến nay, công nghệ CAS không những được ứng dụng trong công nghệ thực phẩm và còn được sử dụng trong lĩnh vực y tế bao gồm nha khoa, cấy ghép nội tạng và kỹ thuật mô. CAS đã được công nhận và sử dụng trên 22 quốc gia trên toàn thế giới.

Chiều ngày 19/6/2013 tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu và Phát triển vùng - Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp với Tập đoàn ABI (Nhật Bản) đã tổ chức Lễ khánh thành Phòng thí nghiệm công nghệ CAS. Ông Trần Ngọc Lân, phó viện trưởng viện nghiên cứu và phát triển vùng làm trưởng dự án.

Chương trình nghiên cứu và chuyển giao công nghệ sẽ được tiến hành trong thời gian từ ngày 1/11/2012 đến ngày 30/4/2015.

Chương trình gồm ba giai đoạn chính, trong đó giai đoạn 1 là xây dựng trung tâm công nghệ CAS (hệ thống máy móc thiết bị CAS và nghiên cứu ứng dụng trung tâm công nghệ CAS bảo quản một số loại sản phẩm). Giai đoạn 2 là chuyển giao công nghệ CAS bảo quản hải sản, nông sản cho một số doanh nghiệp Việt Nam. Giai đoạn 3a, 3b sẽ chuyển giao công nghệ chế tạo thiết bị CAS cho Việt Nam; liên doanh xây dựng vùng nguyên liệu đáp ứng tiêu chuẩn công nghệ bảo quản và ứng dụng công nghệ CAS bảo quản nông sản, thực phẩm phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Theo Dân Việt



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.