- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Bộ GD-ĐT đề xuất mua SGK bằng ngân sách và đưa vào thư viện để sử dụng nhiều lần
Chiều 21/6, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì cuộc họp với lãnh đạo Bộ (Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), đại diện Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Tài chính, Ủy ban Văn hóa-Giáo dục của Quốc hội… về các vấn đề liên quan đến sách giáo khoa (SGK).
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, đổi mới giáo dục là vấn đề rất lớn, trong đó đổi mới chương trình, SGK là nhiệm vụ nhận được sự quan tâm cao của người dân. Bộ GD-ĐT phải có biện pháp tuyên truyền, tham khảo, tiếp thu ý kiến đóng góp của nhân dân vì SGK là vấn đề liên quan trực tiếp đến đông đảo giáo viên, phụ huynh và học sinh.
Phó Thủ tướng lưu ý, hội thảo về SGK do Bộ GD-ĐT tổ chức phải làm rõ các vấn đề quan trọng liên quan đến các bộ SGK mới trên tinh thần công khai, cởi mở, giữ vững định hướng của Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đồng thời tiếp thu xu thế của thế giới, phù hợp với điều kiện của Việt Nam.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì cuộc họp về các vấn đề liên quan đến sách giáo khoa (SGK).
Tại cuộc họp, lãnh đạo Bộ GD-ĐT báo cáo, làm rõ một số vấn đề nóng liên quan đến SGK đang được người dân, xã hội quan tâm hiện nay như: Nội dung các bộ sách; những yếu tố cấu thành giá sách; tính ổn định của nội dung và khả năng sử dụng nhiều lần của các bộ sách hiện nay; việc sử dụng sách bổ trợ, sách giáo viên, sách tham khảo; quy mô thị trường sách; hệ thống phân phối; đề xuất ưu đãi về thuế cho các nhà xuất bản…
Với trách nhiệm là cơ quan quản lý nhà nước về chuyên môn, Bộ GD-ĐT đã tích cực triển khai các giải pháp để giảm giá SGK như sửa đổi, ban hành quy định về tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa SGK; tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn SGK; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia Thẩm định GD-ĐT...
Đáng chú ý, tại cuộc họp, Bộ GD-ĐT đã đề xuất phương án sử dụng ngân sách nhà nước mua SGK đưa vào thư viện trường học cho học sinh mượn, sử dụng nhiều lần.
Phát biểu tại cuộc họp, đại diện Bộ Tài chính khẳng định, Bộ đã phối hợp chặt chẽ với Bộ GD-ĐT trong việc rà soát phương án kê khai giá SGK của các nhà xuất bản; khuyến nghị các đơn vị giảm chi phí trung gian để giảm giá SGK.
Theo đại diện Bộ Tài chính, giá SGK tăng do trong cơ cấu giá có chi phí phát hành, chi phí đầu tư để tổ chức bản thảo (trước đây sử dụng bằng toàn bộ ngân sách nhà nước và các nguồn vốn ODA) và các khoản chi phí khác như truyền thông; triển khai thị trường; bồi dưỡng, tập huấn và sử dụng sách; chi phí tặng sách cho cơ sở giáo dục... Bên cạnh đó, do thay đổi về chất lượng, tăng khổ giấy lên 1,3 lần, sách mới tiên tiến hơn với các phần mềm điện tử (video, hệ thống bài tập, đánh giá năng lực học sinh...).
Đại diện Bộ Tài chính đề nghị Bộ GD-ĐT phân biệt rõ SGK và sách tham khảo; đồng thời quan tâm hơn nữa đến công tác truyền thông để người dân hiểu rõ các khoản mục chi phí trong biên soạn, in ấn, phát hành SGK…
Đồng quan điểm, đại diện Ban Tuyên giáo Trung ương, Ủy ban Văn hóa-Giáo dục của Quốc hội cho rằng, trong thời gian qua, ngành Giáo dục đã có nhiều sự đổi mới tích cực trong vấn đề đổi mới sách giáo khi có sự thay đổi về chất lượng dựa trên quy chuẩn đã được nghiên cứu, tham khảo từ các bộ SGK trên thế giới. Tuy nhiên, đây là vấn đề liên quan trực tiếp đến đông đảo người dân nên các ý kiến đề nghị Bộ GD-ĐT cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nhận được sự đồng thuận, thống nhất cao của người dân.
Ghi nhận các ý kiến phát biểu tại cuộc họp, lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho biết sẽ sớm tổ chức các diễn đàn, hội thảo về SGK; kết hợp triển lãm, trưng bày các bộ SGK nước ngoài, SGK điện tử để các chuyên gia, người dân, giáo viên, học sinh… thấy được những thay đổi về chất lượng và hình thức các bộ SGK ở Việt Nam hiện nay.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng đề nghị, trên cơ sở việc tham khảo kinh nghiệm của các nước và thực tiễn triển khai ở Việt Nam, các ý kiến, tham luận tại hội thảo về SGK do Bộ GD-ĐT tổ chức cần trả lời được một số câu hỏi như: Dự kiến số lượng các bộ SGK ở Việt Nam trong thời gian tới; tính ổn định của nội dung, khả năng sử dụng lại nhiều lần của các bộ SGK sau khi hoàn thành lộ trình đổi mới, tiến tới thực hiện số hóa, triển khai SGK điện tử trong tương lai... Đồng thời, làm rõ các quy định, hướng dẫn sử dụng SGK, sách bổ trợ, sách tham khảo liên quan đến đổi mới việc dạy, kiểm tra, đánh giá học sinh; công khai các quy định về thẩm định, biên soạn, phê duyệt các bộ SGK nhằm bảo đảm nội dung phù hợp với chương trình, cần công bố bản thảo để xã hội, cộng đồng vào “nhặt sạn”; đánh giá quy mô thị trường SGK, sách bổ trợ, sách tham khảo để đề ra các giải pháp hỗ trợ học sinh, giáo viên hiệu quả; đưa ra giải pháp tháo gỡ những vướng mắc trong vấn đề định giá, hỗ trợ về thuế cho các doanh nghiệp…
Về hỗ trợ SGK cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ GD-ĐT phối hợp với các bộ, ngành nghiên cứu phương án sử dụng ngân sách nhà nước để mua SGK, đưa vào thư viện các trường học cho học sinh mượn dùng.
Theo VOV
-
Giáo dục2 giờ trướcTính đến thời điểm hiện tại, cả nước có 51 địa phương đã công bố kế hoạch thời gian năm học 2022-2023 với lịch tựu trường cụ thể. Ngày khai giảng ở các địa phương này đều là 5/9.
-
Giáo dục23 giờ trướcHết chuyện sách giáo khoa giá cao, chỉ dùng được một lần thì đến chuyện sách giao khoa bia kèm lạc. Nay ngày nhập học đã gần kề, phụ huynh càng hoang mang khi mua sách giáo khoa tại một số nhà sách gặp phải sách lậu.
-
Giáo dục23 giờ trướcMột nữ sinh Trường Đại học Thủ đô Hà Nội tố thầy giáo của trường có hành vi sàm sỡ nhiều lần, thậm chí còn 'gạ tình' với những lời nói kinh khủng. Cô cho biết hiện đang rất bất ổn tinh thần
-
Giáo dục1 ngày trướcTrường ĐH Thủ đô Hà Nội đã tạm đình chỉ đối với thầy giáo bị tố có hành vi quấy rối nữ sinh ở kỳ học quân sự. Tuy nhiên, nhà trường cho hay đây là một bước trong quy trình tiến hành xác minh.
-
Giáo dục1 ngày trướcTheo bạn học của nữ sinh viết đơn tố cáo, sau đêm 24/6, nữ sinh này đã khóc rất nhiều, tâm lý bất ổn. Thái độ của thầy T. từ hôm đó cũng thay đổi theo hướng tiêu cực.
-
Giáo dục1 ngày trướcMới đây, trên mạng xã hội lan truyền đơn tố cáo một thầy giáo có hành vi quấy rối nữ sinh. Người này được cho là giảng viên của Trường ĐH Thủ đô Hà Nội. Thông tin đang được nhà trường xác minh làm rõ.
-
Giáo dục1 ngày trướcTheo một tập đoàn giáo dục, khi cào lớp tráng bạc trên sách mà mã trùng hoặc đã được kích hoạt là sách in lậu hoặc sách giả; những sách này in lại từ một sách thật nên mã sẽ trùng với sách đã sử dụng.
-
Giáo dục2 ngày trướcTheo quy định, Bộ GD&ĐT chỉ công bố khung chương trình năm học, trong đó thống nhất học sinh trên toàn quốc sẽ khai giảng ngày 5/9. Các địa phương sẽ căn cứ tình hình thực tế đã có kế hoạch thời gian năm học phù hợp, đảm bảo 35 tuần thực học/ năm.
-
Giáo dục2 ngày trướcNgày 15/8, trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Văn Phán, Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Kiến Thụy (Hải Phòng) cho biết đang đôn đốc, giám sát Trường THCS thị trấn Núi Đối trả lại toàn bộ số tiền hơn 300 triệu đồng thu sai của phụ huynh học sinh.
-
Giáo dục2 ngày trướcThông tin được đưa ra tại hội nghị tổng kết năm học 2021-2022, phương hướng và nhiệm vụ trọng tâm năm học 2022-2023 do Sở GD-ĐT Hà Nội tổ chức sáng 15/8.
-
Giáo dục2 ngày trướcĐã 20 tỉnh, thành công bố lịch đến trường của học sinh các cấp năm học 2022 - 2023.
-
Giáo dục3 ngày trước135 học sinh lớp 10 bị Trường THPT Lương Thế Vinh (TP Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh) trả hồ sơ đã được nhận học trở lại.
-
Giáo dục3 ngày trước135 học sinh ở trường THPT Lương Thế Vinh (TP. Cẩm Phả, Quảng Ninh) đang học tiết thứ 3 thì bất ngờ bị nhà trường yêu cầu ra khỏi lớp.
-
Giáo dục4 ngày trướcCác chuyên gia của Đại học Quốc gia Hà Nội dự báo điểm chuẩn năm nay có thể cao hơn năm trước từ 0,5 đến 1 điểm, những ngành hot cao hơn từ 1 đến 2 điểm.