- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
'Đặt hàng' đào tạo giáo viên: Địa phương đặt ‘nhỏ giọt’, thậm chí nợ tiền trường
Bộ GD-ĐT cho hay, sau 3 năm triển khai Nghị định 116/NĐ-CP, tỷ lệ sinh viên sư phạm được địa phương đặt hàng các trường đào tạo khá thấp, thậm chí có nơi đặt hàng nhưng chưa trả kinh phí.
Nghị định 116/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm được áp dụng từ khóa tuyển sinh năm học 2021-2022.
Theo đại diện Bộ GD-ĐT, sau 3 năm thực hiện Nghị định đã đạt được một số kết quả như: Số thí sinh quan tâm tới các ngành đào tạo giáo viên tăng lên; Tỷ lệ thí sinh đăng ký xét tuyển, điểm trúng tuyển và tỷ lệ thí sinh nhập học các ngành đào tạo giáo viên tăng mạnh tương quan với các ngành, lĩnh vực đào tạo khác.
Bộ GD-ĐT cho rằng, điều này chứng tỏ các chính sách của Nghị định 116 đã có tác động tích cực tới việc thu hút học sinh có năng lực học tập tốt vào ngành đào tạo giáo viên, là tiền đề nâng cao chất lượng hệ thống giáo dục.
Tuy nhiên, Bộ GD-ĐT cho hay, quá trình triển khai cũng đã phát sinh một số vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung để phù hợp hơn với thực tiễn.
Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, qua 3 năm triển khai, tỷ lệ sinh viên sư phạm được địa phương đặt hàng, giao nhiệm vụ chỉ chiếm 17,4% số sinh viên nhập học, chiếm 24,3% số sinh viên đăng ký hưởng chính sách.
Số địa phương thực hiện giao nhiệm vụ, đặt hàng, đấu thầu là 23/63 tỉnh, thành phố. Như vậy, đồng nghĩa với việc số sinh viên thuộc diện “đào tạo theo nhu cầu xã hội” (tức không thuộc đối tượng giao nhiệm vụ, đặt hàng) và được ngân sách nhà nước cấp chiếm tỉ lệ 75,7% số sinh viên đăng ký hưởng chính sách và chiếm đến 82,6% số sinh viên nhập học.
Do đó, Bộ GD-ĐT nhìn nhận phương thức đặt hàng/giao nhiệm vụ/đấu thầu đào tạo giáo viên chưa được triển khai hiệu quả như quan điểm chủ đạo của Nghị định 116.
Cũng theo thống kê, có 6 cơ sở đào tạo giáo viên đã được các địa phương sở tại và lân cận đặt hàng nhưng chưa chi trả kinh phí, hoặc mới trả kinh phí một phần rất nhỏ, ảnh hưởng đến chính sách hỗ trợ cho sinh viên sư phạm và gây mất công bằng giữa các sinh viên sư phạm.
Ảnh minh họa: Thanh Hùng
Ngay ở những trường trọng điểm nhất như Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cũng mới chỉ được đặt hàng “vỏn vẹn” 13 chỉ tiêu. Trường ĐH Sư phạm TPHCM khả quan hơn một chút, song cũng chỉ được đặt hàng 51 chỉ tiêu.
Bất cập khác là các địa phương lớn (Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng…) có lợi thế về điều kiện thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao nên dù không thực hiện đặt hàng/giao nhiệm vụ/đấu thầu đào tạo giáo viên vẫn có đội ngũ xin về làm việc. Điều này vô hình trung gây mất công bằng giữa các địa phương.
Nhiều địa phương khó khăn, không đủ kinh phí để đặt hàng đào tạo giáo viên
Việc phân bổ giao kinh phí hỗ trợ cho sinh viên sư phạm theo Bộ GD-ĐT cũng gặp nhiều khó khăn. Cụ thể, hằng năm (năm 2021, 2022, 2023), Bộ Tài chính chỉ giao dự toán khoảng 54% so với nhu cầu kinh phí cấp cho sinh viên sư phạm của các cơ sở đào tạo giáo viên thuộc Bộ GD-ĐT. Vì vậy, kinh phí cấp cho sinh viên sư phạm thường chậm và phải xin bổ sung so với kế hoạch đào tạo, dẫn đến khó khăn cho cơ sở đào tạo giáo viên và sinh viên sư phạm.
Bên cạnh đó, do sự phát triển không đồng đều, điều kiện nguồn lực, cân đối thu - chi ngân sách giữa các địa phương dẫn đến nhiều địa phương khó khăn không đủ kinh phí để đặt hàng/giao nhiệm vụ/đấu thầu đào tạo giáo viên.
Bộ GD-ĐT cũng nhìn nhận bất cập trong việc theo dõi, thu hồi kinh phí trong trường hợp nếu phải bồi hoàn. Theo Bộ GD-ĐT, Nghị định 116 giao cho cấp UBND cấp tỉnh là cơ quan theo dõi và đôn đốc sinh viên sư phạm bồi hoàn kinh phí hỗ trợ nhưng các địa phương không phải là đơn vị cấp kinh phí cho sinh viên sư phạm thuộc đối tượng đào tạo theo nhu cầu xã hội. Đồng thời các địa phương không chỉ đạo các cơ quan liên quan triển khai, hướng dẫn thực hiện gây khó khăn cho việc triển khai.
Để giải quyết những bất cập, Bộ GD-ĐT cũng xác định một trong những nhiệm vụ, giải pháp cụ thể trong năm học 2024-2025 đó là các cơ sở có ngành đào tạo giáo viên cần chủ động làm việc với UBND các tỉnh, thành và đề xuất với cơ quan quản lý trực tiếp về việc giao nhiệm vụ đào tạo, đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT để triển khai thực hiện hiệu quả Nghị định 116.
Nghị định 116/NĐ-CP quy định:
Đối với sinh viên sư phạm đào tạo theo phương thức giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu: Căn cứ vào nhu cầu đào tạo giáo viên của địa phương và các định mức hỗ trợ quy định tại Nghị định 116, hằng năm cơ quan giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu lập dự toán kinh phí đào tạo giáo viên báo cáo cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kinh phí để chi trả hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt cho sinh viên sư phạm qua cơ sở đào tạo giáo viên.
Cơ quan giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu chi trả trực tiếp cho cơ sở đào tạo giáo viên kinh phí hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt của sinh viên sư phạm theo cơ chế Nhà nước giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu đối với các sinh viên sư phạm thuộc đối tượng giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu.
Cơ sở đào tạo giáo viên có trách nhiệm chi trả tiền hỗ trợ chi phí sinh hoạt cho sinh viên sư phạm thông qua tài khoản tiền gửi của sinh viên tại ngân hàng.
* Đối tượng phải bồi hoàn kinh phí hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt gồm:
- Sinh viên sư phạm đã hưởng chính sách không công tác trong ngành giáo dục sau 2 năm kể từ ngày có quyết định công nhận tốt nghiệp.
- Sinh viên sư phạm đã hưởng chính sách và công tác trong ngành giáo dục nhưng không đủ thời gian công tác theo quy định (Trong thời hạn 2 năm kể từ ngày có quyết định công nhận tốt nghiệp, sinh viên sư phạm công tác trong ngành giáo dục và có thời gian công tác tối thiểu gấp hai lần thời gian đào tạo tính từ ngày được tuyển dụng).
- Sinh viên sư phạm được hưởng chính sách đang trong thời gian đào tạo nhưng chuyển sang ngành đào tạo khác, tự thôi học, không hoàn thành chương trình đào tạo hoặc bị kỷ luật buộc thôi học.
Theo VietNamNet
-
Giáo dục1 giờ trướcHoạt động dạy thêm diễn ra ngày càng phổ biến, từ đó có nhiều vấn đề được đặt ra và cần phải giải quyết.
-
Giáo dục5 giờ trướcBộ GD&ĐT ban hành quy định giáo viên không được dạy thêm học sinh của mình, dư luận cho rằng, giáo viên vẫn có thể lách quy định bằng cách dạy 'chéo cánh' học sinh.
-
Giáo dục5 giờ trướcNăm nay, Đại học Bách khoa Hà Nội tuyển 9.680 chỉ tiêu vào 65 ngành, chương trình đào tạo thông qua 11 tổ hợp xét tuyển.
-
Giáo dục6 giờ trướcHà Nội có thêm hai trường THPT chuyên do Sở GD-ĐT quản lý là Trường THPT Chuyên Chu Văn An (quận Tây Hồ) và Trường THPT Chuyên Sơn Tây (thị xã Sơn Tây).
-
Giáo dục9 giờ trướcSở GD&ĐT Hải Phòng yêu cầu các trường học trên toàn thành phố siết chặt công tác quản lý, đảm bảo an toàn cho học sinh, ngăn chặn người lạ tiếp cận.
-
Giáo dục11 giờ trướcHoạt động dạy thêm đang được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu của người học.
-
Giáo dục12 giờ trướcTết Nguyên đán 2025 là năm đầu tiên cán bộ, công chức, viên chức, nhà giáo được hưởng mức thưởng từ ngân sách theo Nghị định 73/2024/NĐ-CP (Nghị định 73).
-
Giáo dục13 giờ trướcHà Nội, Thanh Hoá, Nam Định và Nghệ An là các địa phương có nhiều thí sinh đỗ Đại học Y Hà Nội nhất trong ba năm qua.
-
Giáo dục1 ngày trướcChính sách hỗ trợ và miễn giảm học phí dành cho sinh viên sư phạm mang lại kết quả thực tế khi số lượng thí sinh đăng ký ngành học này ngày càng tăng cao.
-
Giáo dục1 ngày trướcDù đã cấm giáo viên tổ chức dạy thêm tại nhà nhưng nhiều phụ huynh vẫn có tâm lý nếu không cho con học thêm thì sẽ khó đạt được kết quả học tập cao trong các kỳ thi.
-
Giáo dục1 ngày trướcBà Đào Thị Bích Thuỷ - người từng được bổ nhiệm giữ chức phó hiệu trưởng Trường Đại học Kinh Bắc vừa bị Đại học Huế ra quyết định huỷ kết quả trúng tuyển cao học ngành Luật Kinh tế.
-
Giáo dục1 ngày trướcNgày 30/12/2024, Bộ GD&ĐT ban hành quy định về dạy thêm, học thêm, thông tư có hiệu lực từ 14/2/2025, với rất nhiều điểm mới so với quy định hiện hành.
-
Giáo dục1 ngày trướcTP.HCM và Hải Dương là 2 địa phương đầu tiên trên cả nước chốt tiếng Anh là môn thi thứ ba vào lớp 10, năm học 2025-2026.
-
Giáo dục1 ngày trướcNhiều ngành học mang lại mức thu nhập cao và đang thiếu số lượng lớn nguồn nhân sự, mang lại cho người trẻ vô vàn cơ hội.