- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Đừng nói "Giỏi quá!", hãy nhớ 4 câu khen này, nghe xong con càng cố gắng, không tự mãn
Rất nhiều cha mẹ nhận thức được tầm quan trọng của lời khen trong việc khích lệ và nuôi dạy con trẻ. Tuy nhiên, không phải cha mẹ nào cũng biết khen ngợi con đúng cách để tạo động lực cho trẻ.
Rất nhiều cha mẹ nhận
thức được tầm quan trọng của lời khen trong việc khích lệ và nuôi dạy
con trẻ. Tuy nhiên, không phải cha mẹ nào cũng biết khen ngợi con đúng
cách để tạo động lực cho trẻ.
1. Khen ngợi kết quả
Người lớn trong gia đình thường khen“con mẹ là giỏi nhất”, “cháu bà thông minh nhất”. Lời khen tưởng vô hại nhưng trẻ sẽ luôn ghi nhớ những lời này và dễ dàng bị tổn thương nếu nghe thấy những đứa trẻ khác cũng được khen tương tự.
Ngoài ra, việc dành lời khen như vậy vô tình đã tạo áp lực cho trẻ, khiến trẻ cảm thấy mình phải trở thành "giỏi nhất”, “thông minh nhất”, đồng thời trẻ có thể nghĩ “cha mẹ sẽ không thương mình nữa” nếu lần sau trẻ không làm được việc cha mẹ khen, khiến trẻ tự sinh ra cảm giác thất vọng về bản thân.
(Ảnh: Toyokazu Nagano)
Thay vì những lời khen chung chung có thể khiến trẻ gây ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ như vậy, lời khen của cha mẹ nên chú trọng vào kết quả gắn với mỗi việc làm của trẻ như “con mẹ hôm nay đã biết thu dọn đồ chơi, sắp xếp đồ đạc đúng chỗ, nhìn rất gọn gàng”.
2. Khen ngợi cụ thể, chi tiết
Nhiều bậc phụ huynh có thói quen nói với trẻ những câu như: “Con cần chăm chỉ học tập hơn nữa”. Câu nói như vậy sẽ khiến trẻ có cảm giác cha mẹ đang áp đặt và ép buộc học tập.
Thay vì câu nói đó, cha mẹ có thể sửa thành: “Cô giáo nói với mẹ kết quả học tập của con rất tiến bộ, mẹ nghĩ hằng ngày con đã làm bài trên lớp rất chăm chỉ”. Trong lời khen này, cha mẹ đã khẳng định nỗ lực của trẻ, học tập tiến bộ nhờ chăm chỉ làm bài tập, điều đó sẽ khiến trẻ ngầm hiểu “chăm chỉ học tập sẽ tiến bộ”, “mẹ đã thấy được mình chăm chỉ học tập như thế nào”.
Cha mẹ nói càng cụ thể & chi tiết trẻ càng dễ dàng nhận biết được hành động sẽ nào nhận được lời khen, để lần sau lặp lại.
(Ảnh: Toyokazu Nagano)
3. Khen ngợi đức tính tốt của trẻ
Cha mẹ có thể khen con: “hôm nay thấy con đã biết giúp đỡ bạn học ở lớp, con quan tâm bạn như vậy mẹ rất vui”. Biết giúp đỡ, quan tâm bạn chính là một đức tính tốt, cha mẹ càng khen trẻ, trẻ càng làm theo những hành động khiến cha mẹ vui, dần dần sẽ trở thành người như vậy. Cha mẹ muốn con trẻ có đức tình nào thì nên khen con theo hướng như thế, tất nhiên vẫn cần khen thật lòng và dựa vào tình huống thực tế.
Ngược lại với lời khen, khi nhắc nhở và phê bình trẻ thì cha mẹ nên chú ý phê bình hành vi của con mà không nên trách mắng đức tính của trẻ, như khi trẻ không làm bài tập, cần hỏi rõ nguyên nhân cụ thể, không được tùy tiện nói “Con lười quá”, vội kết luận trẻ như vậy sẽ khiến trẻ ngày càng lười và không chăm chỉ làm bài tập.
(Ảnh: Toyokazu Nagano)
4. Nói cho trẻ biết cảm xúc của cha mẹ
“Con à, mẹ rất yêu con” là cách thể hiện cảm xúc trực tiếp nhất mà cha mẹ nên nói với trẻ một cách thường xuyên. Trong tình huống cụ thể như khi thấy trẻ ở lại lớp giúp các bạn, mẹ nên nói rõ với trẻ rằng “mẹ rất tự hào khi con chủ động trực nhật giúp bạn trong lớp”, hoặc lúc trẻ giúp mẹ xách đồ đi chợ, mẹ cũng có thể nói “cảm ơn con đã giúp mẹ xách đồ, mẹ rất cảm động”. Kết quả của những lời nói đó là trẻ sẽ cố gắng làm theo những hành vi nhận được cảm xúc tích cực từ cha mẹ.
Để thực hiện tốt được 4 cách thức khen con kể trên, cha mẹ cũng cần lưu ý:
Con trẻ luôn muốn nhận sự chú ý từ cha mẹ
Ở trên có nhắc đến việc cha mẹ thấy trẻ học tập tiến bộ trên lớp và con được cha mẹ khen làm bài tập chăm chỉ, điều đó đã thể hiện việc chăm chỉ học tập của trẻ được cha mẹ chú ý. Vậy với con trẻ không thích làm bài tập, thì cha mẹ nên làm gì?
Khi đó cha mẹ nên khen những tiến bộ nhỏ của con như: “hôm nay con rất ngoan, tự làm bài tập mà không cần mẹ phải nhắc” hoặc “con của bố mẹ hôm nay rất giỏi, có thể đúng giờ làm hết bài tập”. Khi những tiến bộ nhỏ của trẻ được cha mẹ chú ý đến, trẻ sẽ cảm thấy vui vẻ và ấm ấp từ sự quan tâm của cha mẹ.
(Ảnh:Toyokazu Nagano)
Tôn trọng hành vi của trẻ
Thỉnh thoảng cũng cha mẹ nên thả lỏng, hòa mình và cảm nhận dáng vẻ, ngôn ngữ, cử chỉ của con trẻ. Cha mẹ có thể bắt chước điệu bộ của con khi thích cái này, muốn mua cái kia hoặc mô phỏng cách nói và ngữ điệu của con: “mẹ, đau ở đây”, “mẹ không thích cái này”, “mẹ giận rồi”...
Cha mẹ rất nên thử làm những điều này vì cha mẹ và trẻ vốn là 2 cá thể độc lập, khi cha mẹ chú ý đến hành vi của con và thể hiện ra, trẻ sẽ cảm nhận được tình cảm của cha mẹ, đồng thời hành động của cha mẹ sẽ là chính là “chiếc gương” để trẻ nhìn thấy cử chỉ và điệu bộ của chính mình. Điều này sẽ tạo nên mối liên kết chặt chẽ giữa cha mẹ và con cái.
Khen ngợi không vì lợi ích cá nhân
Khi cha mẹ khen con nhưng lại thể hiện bằng cách khen để con phải nghe lời thì đó là khen ngợi vì lợi ích cá nhân, trẻ sẽ dần cảm nhận được điều này và âm thầm chống đối. Không nên khen ngợi con vì mục đích cá nhân của cha mẹ, khi cha mẹ khen con trẻ đó là bởi vì cha mẹ yêu thương con & đơn thuần là biểu đạt tình cảm yêu thương, không phải vì cần con báo đáp, cũng không phải vì con ngoan biết nghe lời.
Để hoàn toàn làm được những điều kể trên đối với cha me cũng thật sự không đơn giản. Vì vậy trước tiên cha mẹ cũng cần có tâm lí vững vàng, không nóng vội và dần dần thay đổi hành vi của mình. Cuối cùng, cha mẹ chỉ cần luôn ghi nhớ rõ ràng việc biết cách khen ngợi con thực tế là để dẫn dắt khả năng khám phá thế giới của trẻ, không phải để trẻ biết cách đối phó với cha mẹ.