- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Đừng vội vứt răng sữa của con khi rụng, đây có thể là 'đảm bảo y tế' cho bé trong tương lai
Hóa ra răng sữa đã rụng của bé có thể giúp ích về sức khỏe cho con trong tương lai. Các cha mẹ nhất định nên biết.
Răng sữa ở trẻ em có công dụng như tế bào gốc cuống rốn
Khi trẻ rụng răng sữa để thay răng, hầu hết cha mẹ Việt thường có thói quen ném răng xuống gầm giường hoặc bỏ đi vì nghĩ chẳng có tác dụng gì. Tuy nhiên ít ai ngờ, bên trong chiếc răng sữa tưởng như bỏ đi ấy lại có chứa những đơn vị tế bào gốc tuyệt diệu, có thể cứu mạng một đứa trẻ, "đảm bảo y tế" cho con nếu chẳng may mắc phải các căn bệnh hiểm nghèo trong tương lai.
Năm 2003, một nghiên cứu dẫn đầu bởi Tiến sĩ Songtao Shi với Viện Nghiên cứu Răng Sọ phát hiện ra rằng trong một chiếc răng sữa có chứa từ 10-20 tế bào gốc có giá trị, có thể được sử dụng để điều trị nhiều căn bệnh hiểm nghèo sau này. Theo nghiên cứu này thì tế bào gốc trong răng sữa của trẻ có thể dùng để phục hồi, sửa chữa các tế bào hư hại ở tuyến tụy, tim hoặc não bộ.
Bên cạnh tế bào gốc cuống rốn, tế bào gốc từ răng sữa là một trong những tế bào gốc mạnh nhất trong cơ thể con người với sự sinh sôi nhanh, nhiều và lâu hơn so với các tế bào gốc từ các khu vực khác. Nếu có tế bào gốc từ răng sữa trong tay, bệnh nhân sẽ không phải chờ đợi người hiến tủy, cũng không phải lo trường hợp cơ thể không thích ứng với tủy của người hiến tặng.
Làm thế nào để bảo quản răng sữa rụng cho bé một cách tốt nhất?
Như đã nói ở trên, vì răng sữa rụng có nhiều công dụng với sức khỏe của bé trong tương lai nên cha mẹ nên giữ lại cho con. Tuy nhiên làm thế nào để bảo quản được răng rụng?
Các phương pháp bảo quản thông thường không thể đảm bảo “hoạt động” của tế bào gốc chiết xuất từ răng sữa rụng. Nếu muốn bảo quản răng sữa rụng cho con thì không thể tránh khỏi việc phải đến cơ sở chuyên nghiệp, đồng nghĩa với việc cả quá trình này có thể sẽ phát sinh những khoản chi phí kinh tế rất lớn.
Các chuyên gia về tế bào gốc cho hay chỉ ra được bảo quản bởi đơn vị, cơ sở chuyên nghiệp, sự tồn tại của tế bào gốc trong răng sữa rụng mới có thể được duy trì ở mức độ cao nhất và mới có thể sử dụng được trong tương lai để đảm bảo sức khỏe cho bé.
Vì thế cha mẹ tùy theo điều kiện có thể cân nhắc việc bảo quản răng sữa rụng cho con giống như lưu trữ tế bào gốc cuống rốn. Nếu không có kinh tế, bạn cũng có thể giữ lại chiếc răng sữa như một cách lưu giữ kỉ niệm cho đứa trẻ.
Theo Emdep.vn
-
Làm mẹ15 giờ trướcChuyên gia khuyến cáo, việc sử dụng tràn lan các loại thuốc nam, thuốc cam không rõ nguồn gốc, không kiểm soát được chất lượng có thể gây ra nhiều hậu quả nặng nề cho sức khỏe của trẻ.
-
Làm mẹ20 giờ trướcChuyện căng thẳng trong gia đình chị Thuận (ở quận Tân Bình, TPHCM) bắt đầu từ việc cậu con trai tốt nghiệp đại học, xin được việc làm và muốn bố mẹ cho ra… ở riêng.
-
Làm mẹ1 ngày trướcThiếu máu do thiếu sắt là loại thiếu máu dinh dưỡng hay gặp nhất và chiếm tỷ lệ cao ở trẻ nhỏ. Sau khi sinh thì sữa mẹ là nguồn cung cấp sắt duy nhất, sắt trong sữa mẹ tuy ít nhưng tỷ lệ hấp thu cao. Nếu không được bú mẹ đầy đủ, trẻ sẽ bị thiếu sắt dẫn đến thiếu máu.
-
Làm mẹ1 ngày trướcNăm ngoái, khi đang dùng bữa tại một nhà hàng ở Ohio (Mỹ), Sherry Howard, 53 tuổi, nhận được cuộc gọi từ cô con gái 28 tuổi, nhờ mua đồ ăn của nhà hàng mang về. Howard lúc đó rất sửng sốt, không phải vì việc mua đồ ăn mà vì con gái biết bà đang ở đâu.
-
Làm mẹ2 ngày trướcNếu có những dấu hiệu này thì bạn chính là kiểu cha mẹ 'độc hại' đang ảnh hưởng xấu tới con.
-
Làm mẹ3 ngày trướcBao nhiêu người trong chúng ta may mắn có được một người mẹ luôn mỉm cười hiền từ với chúng ta?
-
Làm mẹ4 ngày trướcKhi trẻ mắc bệnh thì một chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp cải thiện nhanh chóng tình trạng bệnh. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh băn khoăn không biết trẻ bị viêm tiểu phế quản nên ăn gì để tốt cho sức khỏe. Những thông tin dưới đây nhằm giúp ba mẹ biết cách bổ sung và thay đổi dinh dưỡng hợp lý cho trẻ.
-
Làm mẹ4 ngày trướcLàm cha mẹ chưa bao giờ là dễ dàng cả. Làm cha mẹ "hợp cạ" với con lại càng khó hơn.
-
Làm mẹ5 ngày trướcMuốn xử lý được cơn giận của con một cách hiệu quả, bố mẹ cần hiểu rõ nguồn cơn.
-
Làm mẹ6 ngày trướcCha mẹ yêu thương con cái không có gì sai, nhưng nếu yêu quá mức sẽ khiến trẻ lạc vào tình yêu dị dạng.
-
Làm mẹ11/11/2024Là một người mẹ 3 con, siêu mẫu Hạ Vy vẫn giữ được vóc dáng thon gọn và tươi trẻ. Như bao bà mẹ khác, Hạ Vy luôn dành những gì tốt đẹp cho các con nhưng cô không quên dành thời gian chăm sóc bản thân.
-
Làm mẹ10/11/2024Trong những ngày gần đây, chuyên mục Sức khỏe của Báo Tiền Phong đã đưa thông tin về những ca tai nạn khá nghiêm trọng xảy ra với các em nhỏ.
-
Làm mẹ10/11/2024Đau lưng là một trong những vấn đề phổ biến nhất khi mang thai, đặc biệt là trong những tháng cuối gây nhiều khó chịu cho thai phụ. Tình trạng này có bất thường không và làm gì để cải thiện?
-
Làm mẹ09/11/2024Hôn nhân không hạnh phúc thì ly dị, đó là chuyện của người lớn với nhau. Nhưng gia đình đổ vỡ thì không còn là chuyện của cha mẹ nữa rồi.