- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Tăng tuổi thọ bếp từ với những nguyên tắc vàng chị em nội trợ nên biết
Mỗi loại thiết bị điện trong nhà đều có tuổi thọ nhất định, nhưng nếu bạn biết cách sử dụng thì chúng có thể bền lâu hơn.
Bếp từ là thiết bị gia dụng rất quan trọng trong cuộc sống của các gia đình hiện đại bởi dễ sử dụng, thời gian làm chín thực phẩm nhanh nên tiết kiệm được thời gian nấu nướng. Tuy nhiên đối với bất kỳ thiết bị điện tử nào cũng sẽ có những nguyên lý hoạt động riêng, chị em cần nắm vững để kéo dài tuổi thọ của sản phẩm.
1. Nên đặt bếp từ theo chiều ngang để công suất làm việc được tốt hơn. Không sử dụng bếp từ nơi ẩm ướt hoặc gần ngọn lửa để tránh nguy hiểm. Không đặt các vật bằng kim loại như dao, dĩa, thìa, nắp nồi và giấy bạc trên mặt bếp, vì chúng sẽ làm nóng, gây nguy hiểm và có thể làm xước mặt bếp.
2. Ổ cắm của bếp từ có cấu hình riêng biệt vì thế không nên dùng chung ổ cắm với các thiết bị gia dụng khác. Công suất của dây và ổ cắm không được thấp hơn dòng điện làm việc tối đa của bếp từ. (Nói chung, bếp từ 1300W không dưới 10A và bếp từ lớn hơn 1600W không dưới 15A).
3. Không sử dụng giấy, vải và các vật dụng khác để làm nóng gián tiếp trên mặt bếp, để tránh nhiệt quá cao gây cháy và nguy hiểm.
4. Không đặt bếp từ trên thảm hoặc khăn trải bàn, vì chúng sẽ chặn cổng hút hoặc xả khí làm ảnh hưởng đến quá trình tản nhiệt. Khi sử dụng, bạn nên đặt trên tấm bìa các tông cứng dưới bếp từ. Không làm nóng xoong nồi hoặc chảo khi chưa có gì trong đó vì có thể khiến bảng điều khiển bếp từ bị nứt do nhiệt quá cao.
5. Trong quá trình vận chuyển và sử dụng cần nhẹ nhàng, hạn chế va đập để tránh làm hỏng mặt bếp. Nếu có vết nứt trên bề mặt, hãy tắt nguồn ngay lập tức và gửi nó đi sửa chữa. Không làm nóng thức ăn trong các vật kín như lon bởi không không khí trong hộp có thể phát nổ do sự giãn nở nhiệt.
6. Không kéo lê, đặt mạnh nồi chảo lên mặt kính của bếp. Không chạm vào chảo ngay sau khi nấu, vì khi đó mặt bếp đang nóng sẽ khiến bạn bị bỏng.
7. Không được đặt điện thoại di động, MP3 và các vật dụng khác dễ bị ảnh hưởng bởi từ trường trên bề mặt bếp hoặc trong khoảng cách gần. Đặc biệt trong phạm vi từ 2 đến 3 mét tính từ bếp từ, tốt nhất không nên đặt TV và các thiết bị gia dụng khác.
8. Khi sử dụng bếp từ, chú ý chống thấm nước và chống ẩm, và tránh tiếp xúc với chất lỏng có hại. Khi làm sạch mặt bếp từ, hãy đợi cho nó nguội hoàn toàn và lau sạch bằng một ít chất tẩy rửa trung tính. Không sử dụng dung môi, xăng, chất tẩy dầu mỡ mạnh để làm sạch bề mặt hoặc thân bếp, đặc biệt không sử dụng bàn chải kim loại, vải nhám hoặc các dụng cụ cứng khác để lau vết dầu trên bề mặt bếp. Nghiêm cấm rửa trực tiếp bằng nước.
9. Sau khi sử dụng bếp từ, nên điều chỉnh mức công suất ở vị trí tối thiểu. Nhắc xoong nồi ra sau khi tắt nguồn. Không được chạm trực tiếp vào khu vực làm nóng của bếp.
10. Bếp từ thích hợp dùng chảo bằng sắt, thép không gỉ hoặc tráng men. Bếp từ không thể sử dụng các vật liệu không từ tính như thủy tinh, nhôm, đồng... để hâm nóng thức ăn. Và đường kính đáy của các loại nồi, chảo không được nhỏ hơn 12cm, và độ vênh của đáy không được lớn hơn 2mm. Khi sử dụng, lượng nước trong xoong nồi không được vượt quá 70% để tránh tràn sau khi làm nóng và gây đoản mạch.
11. Khi bếp từ được làm nóng đến nhiệt độ cao, không nhấc lên và sau đó đặt nồi xuống. Công suất tức thời tăng, giảm đột ngột có thể làm hỏng bo mạch máy và gây ra sự cố. Không sử dụng nồi và chảo quá nặng. Bếp từ khác với bếp được chế tạo bằng vật liệu như gạch hoặc sắt nên trọng lượng mang vác của chúng bị hạn chế. Nói chung, trọng lượng tổng nồi thức ăn không được vượt quá 5kg và đáy nồi không được quá nhỏ sẽ gây áp lực cho bếp, có thể khiến vùng nấu không nhận nồi hoặc sẽ gây lãng phí và mất thời gian.
12. Khi sử dụng bếp từ, nên đặt nồi ở giữa vì khi nồi bị lệch khỏi tâm, sự tản nhiệt có thể không được cân bằng và trục trặc.
13. Không đặt bếp từ trên một tấm sắt, nếu không, nó sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ trung bình của bếp và gây ra những hỏng hóc không cần thiết.
14. Bếp từ có hiệu suất làm việc rất cao và tốc độ làm nóng rất nhanh. Tốt nhất nên chuẩn bị mọi thứ trước khi bắt đầu để tránh làm cháy thức ăn hoặc phải vội vàng lấy các nguyên liệu khi đang nấu.
15. Khi sử dụng bếp từ để nấu, nhiệt độ dầu ăn không được quá cao, nhiệt độ quá cao sẽ khiến bếp tự tắt. (Nói chung, nhiệt độ của dầu nên được kiểm soát ở khoảng 200 độ, nhiệt độ quá cao cũng sẽ gây hại cho cơ thể con người).
16. Ngăn chặn không cho các loại côn trùng trong nhà (gián, v.v.) chui qua cửa thoát khí vì chúng sẽ gây hư hại cho bếp.
17. Sau khi sử dụng bếp từ (hoặc không sử dụng trong một thời gian dài), nên rút phích cắm điện kịp thời sau khi quạt làm mát ngừng hoạt động. Ngắt kết nối với nguồn điện để không gây ra hỏng hóc không cần thiết cho bếp từ.
Theo An Nhiên - Vietnamnet.vn
-
Mẹo vặt6 giờ trướcKhông cần bóc vỏ để kiểm tra độ chín, các mẹo sau sẽ giúp bạn nhận biết trứng luộc đã chín hay chưa mà vẫn giữ nguyên hình dáng của nó cho đến khi ăn.
-
Mẹo vặt11 giờ trướcMặc dù nhài là loại cây khỏe, dễ trồng nhưng để hoa nở nhiều thì phải có mẹo; dưới đây là 4 bí quyết trồng nhài ra nhiều hoa, bông to, nở quanh năm.
-
Mẹo vặt16 giờ trướcRang cơm là một cách để tận dụng cơm nguội còn thừa, và thực tế món cơm rang cũng phải dùng cơm nguội mới ngon, tại sao?
-
Mẹo vặt1 ngày trướcCách trồng chanh trong chậu không chỉ mang lại không gian xanh mát cho ngôi nhà mà còn cung cấp những trái chanh tươi ngon, giàu nguồn vitamin C.
-
Mẹo vặt1 ngày trướcCửa kính trong nhà dễ bị hấp hơi nước vào những ngày mưa ẩm, hay khi nhiệt độ bên trong và bên ngoài chênh lệch nhiều, phải làm sao để xử lý?
-
Mẹo vặt2 ngày trướcGiặt chung quần áo với hạt tiêu đen là một mẹo giặt giũ đơn giản nhưng lại mang đến nhiều hiệu quả mà ít người ngờ đến.
-
Mẹo vặt2 ngày trướcNếu làm món rán, bạn nên dùng các loại dầu ăn chịu được nhiệt độ cao để hạn chế nguy cơ sức khỏe do sức nóng phá hủy chất béo, tạo ra các chất độc.
-
Mẹo vặt3 ngày trướcViệc quay đầu xe ra ngoài khi đỗ xe giúp tài xế dễ dàng lái xe khi ra khỏi bãi đỗ, nhất là tình huống gấp và quan sát các phương tiện khác an toàn hơn.
-
Mẹo vặt3 ngày trướcCác mẹo bảo quản hành lá, ớt, tỏi được hướng dẫn bên dưới sẽ giúp bạn kéo dài đáng kể thời gian sử dụng các loại gia vị này với chất lượng cao nhất.
-
Mẹo vặt3 ngày trướcKhông phải mua rau xà lách ngoài chợ với những nỗi lo về an toàn thực phẩm, bạn hoàn toàn có thể trồng xà lách trong chậu hoặc thùng xốp với ba bước đơn giản.
-
Mẹo vặt3 ngày trướcĐể bảo đảm hương vị món ăn và sự an toàn cho gia đình, bạn cần nắm được các bí quyết chọn thịt lợn ngon không có chất cấm.
-
Mẹo vặt4 ngày trướcRửa rau bằng nước muối được các chị em nội trợ áp dụng để loại bỏ dư lượng thuốc trừ sâu, diệt trứng sán… Tuy nhiên, rửa rau bằng nước muối là thói quen cũ, không nên duy trì. Dưới đây là một số cách giúp làm sạch rau củ.
-
Mẹo vặt4 ngày trướcNhiều người băn khoăn, khi rán cá rô nên để vảy hay cạo vảy để cá có chín đều từ ngoài vào trong, giòn thơm hấp dẫn.
-
Mẹo vặt4 ngày trướcViệc chọn trồng loại rau phù hợp với thời tiết sẽ giúp đảm bảo sự sinh trưởng của chúng; dưới đây là những loại rau dễ trồng tại nhà trong mùa đông.