Bảo dưỡng điều hòa đúng cách vào mùa thu đông để hè năm sau vẫn chạy tốt

Điều hòa là một trong những thiết bị điện tử phải hoạt động nhiều nhất trong mùa hè. Tuy nhiên, khi mùa lạnh đến các gia đình hầu như không có nhu cầu sử dụng nữa và lúc này, chúng chính thức bước vào kỳ "ngủ đông" dài ngày.

Từ một phương tiện thiết yếu của cuộc sống, điều hòa bỗng dưng bị lãng quên vào mùa đông, người ta vô tư để đó đợi đến hè sang năm dùng tiếp mà không hề có động thái bảo vệ, bảo dưỡng cho nó khi ở trạng thái nghỉ ngơi lâu ngày. Đây chính là lý do làm giảm tuổi thọ của điều hòa hoặc gây ra một loạt vấn đề phiền phức như điều hòa không chạy hoặc trục trặc khi cần sử dụng lại.

Bảo dưỡng điều hòa đúng cách vào mùa thu đông để hè năm sau vẫn chạy tốt-1

Cụ thể, sau khi làm việc thường xuyên trong suốt mùa hè, một lượng lớn bụi, bẩn, amin, kiềm, vi rút và các chất độc hại khác sẽ xâm nhập vào bên trong, tích tụ trên bộ lọc và tản nhiệt của máy điều hòa không khí. Nếu không được bảo dưỡng và vệ sinh đúng cách vào mùa đông, điều hòa sẽ trở thành nơi sinh sôi của vi khuẩn. Đến khi hoạt động lại, vi khuẩn và các chất độc hại sẽ được thổi vào không khí gây hại rất lớn cho hệ hô hấp của các thành viên trong gia đình.

Hơn nữa, máy lạnh lâu ngày không được vệ sinh và bảo quản đúng cách còn làm hiệu suất nhiệt giảm, khả năng làm lạnh ngày càng chậm hơn, đồng nghĩa với việc điều hòa bị hỏng hóc và giảm tuổi thọ, ảnh hưởng trực tiếp tới kinh tế của mỗi nhà. Do vậy để chuẩn bị cho điều hòa không khí được "ngủ đông" an toàn, chúng ta phải chú ý các bước vệ sinh và bảo quản, bảo dưỡng như sau: 

Bước 1: Ngắt nguồn điện

Việc đầu tiên bạn cần làm là rút phích cắm, ngắt nguồn điện của điều hòa để đảm bảo an toàn trước khi vệ sinh, bảo dưỡng.

Bảo dưỡng điều hòa đúng cách vào mùa thu đông để hè năm sau vẫn chạy tốt-2

Bước 2: Vệ sinh và bảo dưỡng dàn lạnh    

Để vệ sinh dàn lạnh, trước  tiên bạn cần tháo hết các vít trên vỏ dàn lạnh và tháo từng phần bên ngoài ra. Tiếp theo là:

- Vệ sinh bộ lọc: Tháo các tấm lọc bụi ra khỏi dàn lạnh theo hướng dẫn, dùng máy hút bụi để hút sạch bụi hoặc dùng bình xịt áp lực rửa sạch tấm lưới lọc không khí. Lấy khăn mềm thấm một chất tẩy rửa nhẹ để cọ vỏ điều hòa, cửa hút gió, các bộ phận nhựa bên trong điều hòa, dàn trao đổi nhiệt...

Bảo dưỡng điều hòa đúng cách vào mùa thu đông để hè năm sau vẫn chạy tốt-3

- Vệ sinh dàn bay hơi: Dàn bay hơi là bộ phận quan trọng trong điều hòa, nó trao đổi nhiệt với không khí bên ngoài để đạt được hiệu quả làm lạnh nên sẽ bám nhiều bụi bẩn. Bạn nên dùng máy hút bụi hoặc dụng cụ vệ sinh chuyên dụng như bình xịt áp lực để làm sạch thiết bị bay hơi. 

Xong xuôi chúng ta tiến hành lắp đặt lại cẩn thận tất cả các bộ phận vừa tháo ra để điều hòa trở lại trạng thái như ban đầu.

Bước 3: Vệ sinh và bảo dưỡng dàn nóng

Vệ sinh bộ phận này chủ yếu là làm sạch bụi bẩn trên dàn trao đổi nhiệt. Nếu bụi bẩn làm tắc đường dẫn khí sẽ ảnh hưởng đến quá trình trao đổi nhiệt, làm giảm hiệu quả làm mát và sưởi ấm, trường hợp nghiêm trọng có thể làm cháy máy nén nên việc vệ sinh máy phải đặc biệt quan trọng. 

Bảo dưỡng điều hòa đúng cách vào mùa thu đông để hè năm sau vẫn chạy tốt-4

Khi vệ sinh, dùng máy hút bụi hoặc bàn chải mềm lông dài chải nhẹ theo chiều cánh tản nhiệt để loại bỏ bụi bẩn bám vào. Nếu vị trí của máy lạnh khó tiếp cận, bạn có thể dùng bình xịt áp lực xịt thật mạnh vào trong các lá kim loại của dàn nóng để làm sạch. Tuy nhiên cần chú ý xịt nước thẳng với các hướng của lá kim loại, vì nếu xịt nước không thẳng hướng có thể làm các lá kim loại bị lệch, giảm sự tiếp xúc không khí khi máy hoạt động trở lại.

Cuối cùng bạn lắp lại các bộ phận về đúng vị trí như ban đầu và kiểm tra các vít của khung, nếu lỏng thì phải siết chặt lại, nếu khung bị ăn mòn nặng thì phải thay ngay; các cánh tản nhiệt bị sập nên dùng nhíp cắt tỉa cẩn thận. 

Bước 4: Bật điều hòa chế độ chạy không tải

Sau khi vệ sinh xong tất cả các bộ phận, đóng điện và bật máy điều hòa chạy không tải (chỉ chạy chế độ quạt - fanmode) từ 8 - 24 tiếng để bên trong dàn lạnh khô hoàn toàn, không còn nước ngưng đọng trong máy.

Bảo dưỡng điều hòa đúng cách vào mùa thu đông để hè năm sau vẫn chạy tốt-5

Bước 5: Vệ sinh và bảo quản điều khiển điều hòa

- Dùng khăn mềm nhúng nước ấm hoặc chất tẩy rửa trung tính để cọ sạch bảng điều khiển và bộ làm lạnh không khí, sau đó lau khô bằng khăn mềm. 

- Tháo pin ra khỏi điều khiển và cất cẩn thận tránh để ở những nơi ẩm ưới hoặc có khí nóng, để pin không bị hỏng.

Bước 6: Kiểm tra tổng thể

Kiểm tra toàn bộ máy xem có hỏng hóc gì không; đặc biệt kiểm tra kỹ khóa gas, tránh để van gas hoặc dây gas bị hở rất nguy hiểm.

Bảo dưỡng điều hòa đúng cách vào mùa thu đông để hè năm sau vẫn chạy tốt-6

Bước 7: Ngắt nguồn điện

Bạn phải đảm bảo rằng nguồn điện vào điều đã được ngắt toàn bộ, bao gồm Aptomat, cầu dao, hoặc phích cắm để tránh trường hợp chập điện xảy ra sẽ gây ảnh hưởng đến máy điều hòa và hao phí điện năng. Nếu vẫn để nguồn điện, điều hòa sẽ vẫn hoạt động ở chế độ chờ, có thể tiêu tốn khá nhiều năng lượng tương đương 2 bóng đèn 20w.

Bước 6: Che chắn bảo vệ điều hòa

Vào mùa đông, nhiều hôm không khí sẽ có độ ẩm rất cao, nếu điều hòa không hoạt động thì độ ẩm sẽ gây hại cho máy, bởi vì thế các gia đình có thể dùng túi nilon bọc máy điều hòa lại, ngăn chặn không khí đưa hơi ẩm vào bên trong. Điều này còn giúp bảo vệ điều hòa khỏi những tác động tự nhiên như mưa gió, nắng bụi…

Bảo dưỡng điều hòa đúng cách vào mùa thu đông để hè năm sau vẫn chạy tốt-7

Trên đây là gợi ý các bước vệ sinh và bảo dưỡng điều hòa để độc giả quan tâm có thể tham khảo thực hiện tại nhà. Tuy nhiên quá trình vệ sinh, đặc biệt là vệ sinh dàn lạnh bạn cần có một chút sự khéo léo, cẩn thận vì các chi tiết của dàn lạnh chỉ cần sơ ý là có thể bị hỏng hoặc phải thay mới. Do vậy, nếu chưa có kinh nghiệm hoặc để chắc chắn không biến "lợn lành thành lợn què", bạn nên liên hệ thợ bảo dưỡng chuyên nghiệp để hỗ trợ. 

Theo V.K - Vietnamnet


điều hòa

mẹo vặt gia đình


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.