Đừng quá tằn tiện với 4 thứ này, hãy vứt bỏ sau một thời gian sử dụng nếu không muốn bệnh tật hỏi thăm sớm hơn

Có những món đồ nhìn bên ngoài vẫn rất mới và sạch sẽ. Nhưng bên trong chúng là cả một ổ vi khuẩn gây bệnh bạn không thể ngờ!

Sau khi sống trong nhà một thời gian dài, chúng ta sẽ cảm thấy ngôi nhà rộng rãi ban đầu bỗng trở nên thật chật chội. Nguyên nhân là bởi những thứ được cất giữ từ năm này qua năm khác và chiếm hết không gian sống của chúng ta. Hiển nhiên những căn nhà dù có rộng, hay có phương tiện cất giữ khéo léo đến đâu cũng không thể ngăn được chuyện này.

Muốn ngôi nhà luôn rộng rãi và thoải mái, ngoài cách trang trí, bài trí, chủ nhân cần dọn dẹp sạch sẽ và vứt bỏ những thứ không cần thiết. Đặc biệt là những món đồ này, không nên dùng chúng quá lâu, sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Thứ nhất: Khăn tắm

Khăn thường bị dính mồ hôi, nước mắt và các chất thải ra khác của con người cũng như các vi sinh vật gây bệnh như Chlamydia trachomatis, Staphylococcus aureus, Neisseria gonorrhoeae và nấm mốc. Nếu không được giặt và phơi nắng thường xuyên, một lượng lớn vi khuẩn sẽ ở lại và sinh sôi trong khăn. Việc dùng khăn như vậy để lau người rất dễ gây nhiễm trùng. Vì vậy, hãy giặt khăn kịp thời sau khi sử dụng, tốt nhất nên giặt bằng xà phòng mỗi ngày một lần rồi phơi nắng cho khô. 

Đừng quá tằn tiện với 4 thứ này, hãy vứt bỏ sau một thời gian sử dụng nếu không muốn bệnh tật hỏi thăm sớm hơn-1

Một tình trạng hay gặp nữa trong khi sử dụng khăn là khăn bị cứng. Nguyên nhân của hiện tượng này là do sự kết hợp của các ion canxi và magie tự do trong nước với xà phòng và bám vào khăn. Ngoài ra, cặn bẩn lâu ngày cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng khô cứng. Để khăn không bị cứng, ngoài việc giặt thường xuyên, nên cho nước xà phòng hoặc dung dịch kiềm vào nước và đun sôi khăn trong vài phút. Khi đun sôi, nên nhúng khăn vào ngập trong nước để tránh tiếp xúc với không khí làm oxy hóa và tăng độ bền. 

Ngoài ra, sử dụng nhiều lần sẽ làm khăn bị nhờn dính, hút nước kém và có mùi hôi, càng dùng nhiều xà phòng thì càng dính. Lúc này, hãy giặt khăn với nước muối, sau đó vò khăn bằng nước nóng, cuối cùng xả lại bằng nước sạch. Khăn không những có thể khôi phục lại màu sắc ban đầu mà còn khử được mùi lạ. 

Khăn mặt là loại vải sợi, nếu sử dụng lâu ngày sẽ khó loại bỏ vi khuẩn bám sâu vào các kẽ vải, các phương pháp như giặt, sấy, đun ở nhiệt độ cao chỉ có thể khống chế số lượng vi khuẩn trong thời gian ngắn chứ không thể loại bỏ chúng vĩnh viễn. Việc sử dụng khăn cũ lâu ngày sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập. Vì vậy, tốt nhất chúng ta nên thay khăn mới trong khoảng 3 tháng.

Thứ hai: Gối

Hiện nay trên thị trường có các loại gối sau:

1. Gối cao su: Có độ đàn hồi tốt, ít bị biến dạng, rất thoáng khí, bề mặt nhẵn nên không phát sinh mạt bên trong, có thể sử dụng được từ 3 - 5 năm.

2. Gối thảo dược: Trong ruột gối có chứa các loại thảo dược từ thiên nhiên, có mùi thơm nhẹ nhằm mang lại cho con người tâm trạng thư thái, dễ ngủ hơn. Chúng ta có thể sử dụng loại gối này trong khoảng 1 năm.

3. Gối bông gòn: Đàn hồi, chịu lực tốt khi nằm, ít bị xẹp lún, thời gian sử dụng 3 - 5 năm

4. Gối lông vũ: Làm từ lông các loài gia cầm, rất nhẹ, độ thoáng khí cao và êm ái. Nhưng cần lưu ý là loại này không phù hợp với người tóc dầu và dễ đổ mồ hôi vì phần dưới sẽ kết lại với nhau khi tiếp xúc với nước. Loại gối này có thể sử dụng trong 2 ~ 3 năm.

Đừng quá tằn tiện với 4 thứ này, hãy vứt bỏ sau một thời gian sử dụng nếu không muốn bệnh tật hỏi thăm sớm hơn-2

Khi sử dụng gối lâu ngày, trên bề mặt gối sẽ bị vàng ố do dính dầu và mồ hôi, lâu dần sẽ sinh ra vi khuẩn, các loài vật kí sinh như chấy rận, rệp... Khi dùng gối, vùng da mặt, da đầu sẽ tiếp xúc với vùng bẩn trên gối sẽ khiến các vùng da này bị nhiễm trùng sinh ra viêm da, nổi mụn... Mặt khác những loài vật kí sinh trên gối khi xâm nhập vào cơ thể cũng sẽ gây ra nhiều rắc rối cho đường hô hấp của con người. Vì thế để đảm bảo cho sức khỏe, tốt nhất nên vệ sinh và thay gối thường xuyên.

Thứ ba: Những đôi giày cũ, hỏng
​​​​​​
Về mặt phong thủy, những đôi giày cũ mang ý nghĩa thu hút tà khí, xua đuổi tài lộc và ảnh hưởng không tốt đến tình cảm của gia chủ (thông tin chỉ mang tính chất tham khảo). Mặt khác, môi trường bên trong những đôi giày cũ là điều kiện thuân lợi cho các vi khuẩn, nấm mốc, các loài vật có hại như chuột, gián... cư trú và phát triển.

Một nghiên cứu khoa học đã chỉ ra các loài vi khuẩn nguy hiểm được tìm thấy trên giày bao gồm vi khuẩn E. coli (gây nhiễm trùng đường ruột, đường tiết niệu, viêm màng não và bệnh tiêu chảy), vi khuẩn Klebsiella pneumonia (gây nhiễm trùng máu và viêm phổi), vi khuẩn Serratia ficaria (gây nhiễm trùng vết thương và đường hô hấp)...

Vì thế, nếu không còn sử dụng, giày dép cũ nên vứt bỏ. Nếu giày dép ở nhà lộn xộn, hãy nhớ thu dọn chúng gọn gàng, khách đến nhà chơi sẽ cảm thấy khó chịu. Ngoài ra, điều này còn ý nghĩa không tốt cho phong thủy, làm cản đường phát tài của gia chủ (Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo).

Đừng quá tằn tiện với 4 thứ này, hãy vứt bỏ sau một thời gian sử dụng nếu không muốn bệnh tật hỏi thăm sớm hơn-3

Thứ tư: Khăn lau bát đĩa

Trong nhà bếp có rất nhiều khói dầu cộng thêm môi trường ẩm ướt là môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn phát triển. Trong một nghiên cứu đã phát hiện ra trong khăn lau bát đĩa có khoảng 500 tỉ con vi khuẩn. Trong đó có các vi khuẩn E.coli, tụ cầu khuẩn Staphuloccocus, nấm Candida Albicans, vi khuẩn Salmonella và 19 loại vi khuẩn gây bệnh khác.

Đừng quá tằn tiện với 4 thứ này, hãy vứt bỏ sau một thời gian sử dụng nếu không muốn bệnh tật hỏi thăm sớm hơn-4

Vì thế sau mỗi lần sử dụng, khăn cần được khử trùng cho sạch sẽ bằng cách: Giặt kỹ bằng nước và xà phòng, treo nơi thoáng gió để khô tự nhiên, hoặc đặt ngoài ban công phơi nắng khi không sử dụng. Một cách khác là đun với nước sôi trong 10 - 15 phút và khử trùng hai ngày một lần, hoặc cho khăn lau đã giặt sạch vào lò vi sóng, điều chỉnh công tắc ở nhiệt độ thích hợp trong 3 - 5 phút, nhưng tốt nhất nên thay khăn mỗi tháng một lần.

Đừng quá tằn tiện với 4 thứ này, hãy vứt bỏ sau một thời gian sử dụng nếu không muốn bệnh tật hỏi thăm sớm hơn-5

Việc lựa chọn khăn lau bát đĩa cũng rất đặc biệt, nên chọn vải sợi gỗ nguyên chất có tính hút nước mạnh và thoát dầu, hoặc khăn bông. Cần tránh dùng các chất liệu như len hoặc có thành phần từ sợi hóa học, bởi những sợi vải của hai loại khăn này dễ bị bung ra bám vào bát đĩa. Khi đi vào cơ thể người chúng sẽ lưu lại trong đường tiêu hóa và gây ra các bệnh về đường tiêu hóa.

Theo An Nhiên - Vietnamnet.vn


bảo vệ sức khỏe


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.