14 ngân hàng, công ty tài chính “phản pháo” chính sách mới

Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho biết đã nhận được ý kiến phản hồi của 14 hội viên, đề cập khá chi tiết nhiều điểm được cho là bất cập và “có ảnh hưởng lớn” đối với hoạt động của các tổ chức tín dụng trong Thông tư số 132010TTNHNN do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành ngày 2052010, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1102010

14 ngân hàng thương mại vàcông ty tài chính đưa ra những bất cập cũng như yêu cầu xem xét lại trong chínhsách Ngân hàng Nhà nước mới ban hành.

Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho biết đã nhận được ý kiến phản hồi của 14 hộiviên, đề cập khá chi tiết nhiều điểm được cho là bất cập và “có ảnh hưởng lớn”đối với hoạt động của các tổ chức tín dụng trong Thông tư số 13/2010/TT-NHNN doThống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành ngày 20/5/2010, bắt đầu có hiệu lực từngày 1/10/2010.

Trên cơ sở ý kiến của 14 hội viên, VNBA đã có văn bản gửi Thống đốc Ngân hàngNhà nước đề cập các nội dung và khuyến nghị cụ thể.

Không để những nguồn vốn “nằmchết”

Điểm đầu tiên được nêu lên trong văn bản của Hiệp hội là những bất cập cần xemxét lại trong Điều 18 của Thông tư (Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động).

Theo Thông tư, tỷ lệ sử dụng vốn được tính theo công thức: Cấp tín dụng / Nguồnvốn huy động = 80% / 85%.

Trong công thức trên, VNBA nhấn mạnh đến vai trò của nguồn vốn tiền gửi không kỳhạn và cho rằng quy định liên quan trong Thông tư là không hợp lý.

Cụ thể, theo nội dung Thông tư, nguồn vốn huy động sử dụng để cho vay không baogồm tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức kinh tế, Kho bạc Nhà nước, Bảo hiểm Xã hộivà các tổ chức khác.

Theo VNBA, quy định trên là không hợp lý, vì tiền gửi không kỳ hạn của những đốitượng trên thường chiếm tỷ lệ từ 15% - 20% trong tổng nguồn vốn huy động của cáctổ chức tín dụng. Đây là nguồn vốn có tính ổn định cao, VNBA dẫn khẳng định từcác ngân hàng thương mại.

Như vậy, ngoài tỷ lệ 20% của nguồn vốn huy động không được sử dụng để cho vaytheo công thức trên, thì còn khoảng 15% tiền gửi không kỳ hạn kể trên không đượcsử dụng để cho vay. Do đó, phần nguồn vốn để đảm bảo khả năng thanh toán là 20%+ 15% = 35% trên tổng nguồn vốn huy động. “Tỷ lệ này là quá cao, không hợp lý”,đầu mối đại diện cho các ngân hàng thương mại khẳng định.

Ngoài tiền gửi không kỳ hạn, theo VNBA, ở các ngân hàng thương mại và các côngty tài chính còn có vốn tự có (phần còn lại sau khi đã trừ đi phần mua sắm tàisản cố định cho phép) và các loại vốn mang tính chất “coi như tự có” là nhữngnguồn vốn do chính họ tạo ra như vốn khấu hao tài sản cố định, các quỹ… cũng cầnđược tính vào nguồn vốn huy động để cho vay.

Theo Thông tư, nguồn vốn huy động không bao gồm tiền vay tổ chức tín dụng trongnước trong khi lại bao gồm tiền gửi của tổ chức tín dụng trong nước. VNBA chorằng, về bản chất 2 khoản mục này là tương đương về tính chất sử dụng, vì vậy,Ngân hàng Nhà nước nên bổ sung thêm khoản mục vay các tổ chức tín dụng trongnước vào nguồn vốn huy động.

“Những nguồn vốn này các tổ chức tín dụng phải sử dụng để tạo nguồn thu khôngthể để vốn nằm chết được, nhất là sắp tới vốn tự có và các quỹ của các tổ chứctín dụng ngày càng lớn. Theo quy định tại Điều 18 các loại vốn này không đượctính vào trong mẫu số. Điều đó là không hợp lý. Vì vậy, VNBA đề nghị Ngân hàngNhà nước cho tính tất cả tiền gửi không kỳ hạn, vốn tự có và coi như tự có, tiềnvay của các tổ chức tín dụng trong nước vào nguồn vốn huy động (mẫu số)”, vănbản của VNBA viết.

14 ngân hàng, công ty tài chính “phản pháo” chính sách mới
Trường hợp cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán có mức độ rủi ro về tín dụng là không đáng kể nhưng vẫn chịu chung hệ số 250% theo quy định đối với các khoản cho vay để đầu tư chứng khoán (Ảnh: Quang Liên)

Đánh đồng các rủi ro?

Điều 5 Thông tư số 13 quy định về tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ của tổ chức tíndụng. Trong đó, Khoản 5.6 quy định về các tài sản có hệ số rủi ro là 250%. Ở đâycũng có bất cập khi hệ số 250% đó là mẫu số chung cho các đối tượng khác nhau,các mức độ rủi ro khác nhau.

Cụ thể, Điểm a Khoản 5.6 quy định các khoản cho vay để đầu tư chứng khoán có hệsố rủi ro bằng 250%. VNBA đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét lại với trường hợpcho vay ứng trước tiền bán chứng khoán do mức độ rủi ro về tín dụng là khôngđáng kể.

Tương tự, ở Điểm c Khoản 5.6, việc quy định hệ số rủi ro 250% đối với tất cả cáckhoản vay kinh doanh bất động sản không phân biệt là bất động sản đã hình thànhhay là tài sản hình thành trong tương lai, theo VNBA, là không phù hợp với mứcđộ rủi ro đối với từng loại tài sản khác nhau.

Với những bất cập trên, VNBA đề nghị: “Ngân hàng Nhà nước nên căn cứ vào mức độrủi ro của khoản cho vay kinh doanh bất động sản để quy định hệ số rủi ro chophù hợp, vì việc tăng hệ số rủi ro đối với các khoản vay kinh doanh bất động sảnlàm tăng tổng tài sản có rủi ro của ngân hàng lên rất nhiều, trong khi mức vốntự có không thay đổi thì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của ngân hàng sẽ giảm điđáng kể”.

Liên quan đến tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, Hiệp hội cũng cho biết nhiều ngânhàng không thể thực hiện được yêu cầu nâng từ 8% lên 9% vào thời điểm 1/10/2010như Thông tư số 13 quy định.

Sẽ có thêm loạt văn bản hướngdẫn?

14 ngân hàng, công ty tài chính “phản pháo” chính sách mới

Một nội dung thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư số 13 là giới hạn góp vốn,mua cổ phần (tập trung ở Điều 16). Tuy nhiên, khi thông tư đã ban hành và sắp cóhiệu lực, nhiều thành viên vẫn chưa rõ về một số trường hợp điều chỉnh.

Trong văn bản gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Hiệp hội Ngân hàng cũng không rõcác tổ chức tín dụng đang ủy thác đầu tư ở nước ngoài theo dịch vụ quản lý tàisản để đầu tư vào các loại chứng khoán ở nước ngoài có chịu điều chỉnh của giớihạn Thông tư 13 đặt ra hay không?

Trường hợp tổ chức tín dụng góp vốn vào doanh nghiệp khác để đầu tư vào một dựán mà giá trị của dự án đầu tư lớn hơn vốn điều lệ của doanh nghiệp đó thì giớihạn góp vốn được xác định theo vốn điều lệ của doanh nghiệp hay giá trị của dựán đầu tư?

Theo quy định tại Khoản 2, Điều 12 Nghị định 69/2002/NĐ-CP về việc xử lý nợ tồnđọng của doanh nghiệp nhà nước, tổ chức tín dụng được quyết định chuyển dư nợcho vay đối với doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hóa thành vốn góp vàocông ty cổ phần khi doanh nghiệp có khó khăn về tài chính. Như vậy, nếu phần dưnợ còn lại của tổ chức tín dụng tại doanh nghiệp nhà nước vượt quá 11% vốn điềulệ của doanh nghiệp đó thì xử lý như thế nào?

Hay ở một tình huống khác, tổng mức góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụngtại tất cả các công ty trực thuộc tối đa không quá 25% vốn điều lệ và quỹ dự trữcủa tổ chức tín dụng. Vậy những phần góp vốn vào công ty liên doanh, công tyliên kết có bị khống chế bởi tỷ lệ này không?

Chỉ riêng một nội dung điều chỉnh liên quan đến giới hạn góp vốn, mua cổ phầncủa các tổ chức tín dụng cũng đã có một loạt câu hỏi được VNBA đặt ra. Vậy, khiThông tư 13 đi vào đời sống, khi thực hiện có lẽ sẽ lại phải có thêm một loạtvăn bản hướng dẫn hỗ trợ.

Và nhìn lại các vấn đề VNBA đưa ra sau khi tập hợp ý kiến của 14 ngân hàng vàcông ty tài chính, câu hỏi chung là: Tại sao khi Thông tư đã ban hành và chỉ cònchưa đầy hai tháng nữa có hiệu lực mà vẫn còn nhiều điểm được cho là bất hợp lý,từ ý kiến của chính các đối tượng bị điều chỉnh?

Được biết, trong quá trình xây dựng dự thảo và hoàn thiện để ban hành, Ngân hàngNhà nước cũng có tổ chức tìm hiểu, nghiên cứu các chuẩn mực quốc tế và có lấy ýkiến các ngân hàng thương mại…

Theo Minh Đức
VnEconomy



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.