Cần sự liên kết trong đào tạo nhân lực ngành du lịch

Theo kết quả điều tra được Dự án Phát triển nguồn nhân lực Du lịch Việt Nam (Dự án EU) thực hiện, mỗi năm ước có khoảng 16.000 học sinh nhập học ở các cơ sở đào tạo trung học chuyên nghiệp và dạy nghề du lịch, khoảng hơn 6.000 sinh viên học các chuyên ngành du lịch của các trường đại học và cao đẳng.

Đó là ý kiến chung của cácchuyên gia tại Hội thảo quốc gia lần thứ 2 về đào tạo nhân lực ngành Du lịchtheo nhu cầu xã hội được tổ chức sáng 17/8 tại Hà Nội, dưới sự chỉ đạo củaPhó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân.

Theo kết quả điều tra được Dựán Phát triển nguồn nhân lực Du lịch Việt Nam (Dự án EU) thực hiện, mỗi nămước có khoảng 16.000 học sinh nhập học ở các cơ sở đào tạo trung học chuyênnghiệp và dạy nghề du lịch, khoảng hơn 6.000 sinh viên học các chuyên ngànhdu lịch của các trường đại học và cao đẳng.

Số lượng học sinh, sinh viêntốt nghiệp hàng năm đạt khoảng 22.000 người. Tuy vậy thực tế cho thấy rấtnhiều khách sạn cao cấp và các công ty lữ hành vẫn gặp khó khăn trong việctìm kiếm nhân viên đáp ứng được yêu cầu công việc do còn yếu về chuyên môn,nghiệp vụ, ngoại ngữ…

Ông Lưu Đức Kế, Giám đốc Côngty Lữ hành Hanoitourist cho biết đa số các trường đại học và cao đẳng đàotạo du lịch hiện nay đều thiếu hụt đội ngũ giảng viên chất lượng cao, chươngtrình đào tạo chưa hợp lý, nặng về lý thuyết và không bám sát thực tế, cơ sởhạ tầng phục vụ giảng dạy còn nghèo nàn…

Từ thực tế trên, ông Kế chobiết bên cạnh việc các cơ sở đào tạo phải chủ động nâng cao chất lượng độingũ giảng viên, đầu tư cơ sở vật chất, tăng cường hợp tác quốc tế trong đàotạo… thì các doanh nghiệp du lịch cũng rất cần chủ động liên kết chặt chẽvới cơ sở đào tạo du lịch để có nhân lực chất lượng cao.

Với công ty lữ hànhSaigontourist, việc liên tục tổ chức các khoá đào tạo dành cho cán bộ quảnlý cao cấp với sự tham gia của các tổ chức đào tạo quốc tế uy tín đã giúpcông ty có được đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và có trình độ cao.

Ông Trần Hùng Việt, Phó TổngGiám đốc Saigontourist cho biết trong giai đoạn từ 2005 - 2010 công ty đãđào tạo trên 600 cán bộ quản lý đương nhiệm trong đó có 121 học viên đượcđạo tạo tại các trường uy tín ở Úc, Singapore, Malaysia, Canada...

Cần sự liên kết trong đào tạo nhân lực ngành du lịch
45% hướng dẫn viên du lịch và điều hành tour không đạt chuẩn tiếng Anh cần thiết cho nghề nghiệp của mình

Từ năm 2005,Saigontourist đã hợp tác với ban quản lýDự án phát triển nguồn Nhân lực Du lịchViệt Nam do Liên minh Châu Âu tài trợ,đào tạo nghiệp vụ cho trên 200 học viêncho các khách sạn từ 3 sao trở lên.

Theo ông Nguyễn Văn Lưu, PhóVụ trưởng Vụ Đào Tạo thuộc Bộ Văn hoá, Thể Thao và Du lịch, hiện tại sốlượng cơ sở đào tạo chuyên sâu về du lịch ở Việt Nam chỉ đếm trên đầu ngóntay, nhưng cũng có những tổ chức nước ngoài sẵn sàng đầu tư phát triển nângcao năng lực cho các trường này.

Đầu năm nay, chính phủLuxembourg đã ký hiệp định tài trợ cho dự án “Tăng cường năng lực nguồn nhânlực ngành Du lịch và Khách sạn tại Việt Nam VIE/031”. Dự án này sẽ được thựchiện trong 3 năm tại nhiều thành phố của Việt Nam với tổng số vốn là3.384.000 EUR trong đó Luxembourg tài trợ 2.950.000 EUR và vốn đối ứng củaViệt Nam là 434.000 EUR.

Đây là lần tài trợ thứ tư củachính phủ Luxembourg cho ngành Du lịch nước ta và cả 3 lần tài trợ trước đềuđạt các mục tiêu đề ra, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, phát triển độingũ giáo viên, hoàn thiện chương trình giáo trình đào tạo du lịch.

Trong bản tham luận của mình,ông Trương Nam Thắng, Chủ nhiệm CLB đào tạo viên lữ hành (TTC) cũng đề xuấttiếp tục liên kết với dự án EU tổ chức các khoá đào tạo nghề lữ hành tại HàNội và dần mở rộng đến các địa phương khác.

Cần sự liên kết trong đào tạo nhân lực ngành du lịch

Ông cũng nhấn mạnh cần cấp chứng chỉ nghề VTCB -chứng chỉ quốc tế công nhận trình độ kỹ năng củamột nghề cụ thể trong ngành Du lịch - để khuyếnkhích các bên tham gia.

Về phía cơ sở  đào tạo thìkhoa Du lịch của Viện Đại học Mở hiện là một trong những nơi đào tạo nguồnnhân lực có chất lượng tốt nhất ở Việt Nam hiện nay. Ông Nguyễn Văn Thanh,Phó Chủ nhiệm khoa cho biết nhà trường liên kết chặt chẽ với các doanhnghiệp du lịch, doanh nhân và các cựu sinh viên thành đạt để giúp sinh viênvà giáo viên được cọ sát thực tế với môi trường du lịch thường xuyên.

Trao đổi bên lề hội thảo vớichúng tôi, ông Thanh cho biết “Hiện nay 300 sinh viên tốt nghiệp hàng nămcủa trường đều tìm được việc làm phù hợp và khoảng 80% sinh viên đã có việclàm từ ngay khi còn ở trong trường”.

Trong khi đó, hiệu trưởngtrường Cao Đẳng Du lịch Hà Nội Đinh Văn Đáng lại nhấn mạnh đến việc liên kết,hợp tác giữa các trường trong nước. Ông khởi xướng một mô hình liên kếthướng tới phát triển nguồn nhân lực đáp ứng hơn nữa nhu cầu của doanh nghiệpvà xã hội thông qua Câu lạc bộ Hiệu trưởng các trường Du lịch.

Theo Phong Lan
Dân trí



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.