Phát triển du lịch kiểu nửa vời

Nhiều khách du lịch sau khi trở về từ Phú Quốc chỉ biết kêu lên: “Chẳng có gì hay ho cả”; “Chưa có điểm du lịch nào chán như Phú Quốc”; “10 năm nữa chưa dám trở lại”... Những câu nhận xét kiểu đó khiến không ít người khó chịu, nhưng có đến Phú Quốc mới thấy chuyện du khách than phiền không phải không có cơ sở.

Được cho là một biển đảo đẹp nhất Việt Nam,với bãi biển hoang sơ, không khí trong lành, nhưng hệ thống giao thông vàdịch vụ du lịch kiểu nửa vời ở đảo Phú Quốc, Kiên Giang, đã khiến nhiều dukhách "một đi không trở lại".

Nhiều khách du lịch sau khi trởvề từ Phú Quốc chỉ biết kêu lên: “Chẳng có gì hay ho cả”; “Chưa có điểm du lịchnào chán như Phú Quốc”; “10 năm nữa chưa dám trở lại”... Những câu nhận xét kiểuđó khiến không ít người khó chịu, nhưng có đến Phú Quốc mới thấy chuyện du kháchthan phiền không phải không có cơ sở.

Năm 2004, đề án “Phát triển tổngthể đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020” đượcChính phủ phê duyệt với mục đích xây dựng và phát triển đảo Phú Quốc thành trungtâm du lịch nghỉ dưỡng, giao thương quốc tế lớn, hiện đại và từng bước hìnhthành một trung tâm du lịch, giao thương mang tầm cỡ khu vực, quốc tế.

Trong đó, từ năm 2004 - 2010, đảoPhú Quốc phải xây dựng được các công trình hạ tầng chính như đường ô tô xuyênđảo, cảng biển cho tàu khách, công trình cấp nước và các công trình hạ tầng xãhội phục vụ nhu cầu trước mắt cho xây dựng đảo.

Phát triển du lịch kiểu nửa vời
Phía trước những khu khách sạn, resort ở Phú Quốc là con đường nắng bụi mịt mù, mưa xuống lầy lội (Ảnh: P.Nhi)

Sáu năm trôi qua, chỉ còn 5 thángnữa là kết thúc giai đoạn 1 của đề án, nhưng đảo Phú Quốc vẫn còn đó với hàngtrăm thứ ngổn ngang. Những ngày cuối tháng 7 này, giữa mùa mưa của Nam Bộ, bấtcứ du khách nào đến Phú Quốc cũng phải “than trời” vì đường sá lầy lội, đầy ổ gà,ổ voi.

Chị Nguyễn Thị Lệ Thủy, một dukhách đến từ Thành phố Hà Tĩnh, vừa đi tour du lịch hai ngày ba đêm trở về từPhú Quốc, than: “Tôi ở nông thôn, cũng quen với đường sá lầy lội, nhưng đến PhúQuốc mới thấy đường ở quê tôi còn ngon hơn ở đây. Ngồi trên taxi mà cứ như… ngồitrên xe tải đạn vậy, nhiều chị em đi cùng đoàn không chịu nổi, nôn thốc nôn tháo”.

Quả vậy, từ sân bay ra đến thị trấn Dương Đông khoảng 3 km, đường sá còn đượctrải nhựa, sau đó hầu hết là đường đất đỏ ngoằn ngoèo, thậm chí có đường khôngtên. Ngoài hạ tầng giao thông kém, các điểm tham quan, mua sắm của Phú Quốc cũngnghèo nàn.

Phát triển du lịch kiểu nửa vời

Anh Nguyễn Văn Hùng, một du kháchtại TP HCM đi tour của Vietravel, nói: “Nói là đảo du lịch nhưng điểm tham quanchỉ đếm được trên đầu ngón tay như: Nhà tù Phú Quốc, chỗ nuôi ngọc trai… gặpngày đông khách là chật cứng, chẳng có chỗ chen chân. Đã vậy, ăn uống thì quámắc…”.

Không chỉ du khách “buồn”, mà cáccông ty du lịch cũng thừa nhận thực tế này. Ông Nguyễn Văn Mỹ, Giám đốc Công tyDu lịch Lửa Việt (TP HCM), nhận xét: “Giao thông Phú Quốc cực kỳ kém, ăn uốngthì đắt đỏ, đi lại bị chặt chém, điểm tham quan lại ít ỏi; khách sạn, resortchất lượng cao không nhiều… nên khó giữ chân du khách”.

Theo ông Mỹ, muốn Phú Quốc phát triển cần phải thay đổi tư duy làm du lịch manhmún như hiện nay theo hướng phát triển du lịch có chiến lược.

Theo Phương Nhi
Đất Việt



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.