Nhà thầu ngoại góp phần làm rơi vãi vốn ODA

Ví dụ cụ thể nhất là việc thực hiện dự án cải tạo, nâng cấp cảng Hải Phòng giai đoạn khẩn cấp và giai đoạn 2. Đây là dự án nhóm A, sử dụng nguồn vốn vay ODA của Nhật do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư, có tổng mức đầu tư cả hai giai đoạn trên 2.432 tỉ đồng (giá trị nghiệm thu, thanh toán đến 31.12.2009 là 1.774,7 tỉ đồng).

Thực tế, nhiều khoản vay ODA lớn vẫn có thể biến thành những khoản vay kém hiệuquả, mất đi tính “ưu đãi” của chúng, chất thêm gánh nặng nợ nần cho Việt Nam.Một trong những nguyên nhân lãi vay phát sinh do nhiều dự án chậm tiến độ hayviệc các doanh nghiệp, nhà thầu từ nước tài trợ vốn ODA làm ăn tắc trách hoặckiếm lợi theo những cách không phù hợp với luật pháp Việt Nam.

Ví dụ cụ thể nhất là việc thực hiện dự án cải tạo, nâng cấp cảng Hải Phòng giaiđoạn khẩn cấp và giai đoạn 2. Đây là dự án nhóm A, sử dụng nguồn vốn vay ODA củaNhật do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư, có tổng mức đầu tư cả hai giaiđoạn trên 2.432 tỉ đồng (giá trị nghiệm thu, thanh toán đến 31.12.2009 là1.774,7 tỉ đồng).

Nhưng ở dự án này, sự tuỳ tiện, thái độ làm ăn tắc trách, vụlợi của một số nhà thầu nước ngoài, cộng thêm sự thiếu trách nhiệm của ban quảnlý dự án, các cơ quan liên quan phía Việt Nam đã khiến cho một lượng vốn khôngnhỏ của dự án bị lãng phí, thất thoát.

Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ về dự án này, Nippon Koei là nhà thầu Nhậttrúng thầu tư vấn có trách nhiệm khảo sát, lập thiết kế kỹ thuật, lập dự toán,hồ sơ mời thầu, tư vấn giám sát cho cả hai giai đoạn. Tổng giá trị hợp đồng tưvấn mà Nippon Koei giành được là 177,4 tỉ đồng. Nhưng nhà thầu này đã không khảosát mà lại sử dụng kết quả khảo sát về địa hình, thuỷ văn, chỉnh trị dòng docông ty Tư vấn quốc tế Việt Nam thuê tổng công ty Tư vấn thiết kế giao thông vậntải lập từ tháng 5.1999.

Kết quả khảo sát này thiếu chính xác nên rất nhiều hạngmục quan trọng của công trình phải điều chỉnh so với thiết kế được duyệt hoặcphải đầu tư, bổ sung với tổng giá trị phải điều chỉnh, bổ sung lên tới trên 29tỉ đồng.

Nhà thầu ngoại góp phần làm rơi vãi vốn ODA
Cảng Cái Lân, một trong những dự án ODA có sai phạm từ nhà thầu ngoại

Nippon Koei còn đưa ra các dự toán trọn gói giá các gói thầu nhưng lại không cóhồ sơ, tài liệu của các nhà cung cấp thiết bị làm căn cứ xác định giá thị trườngvào thời điểm cung cấp. Và đã làm lợi cho một nhà thầu khác của Thái Lan- côngty Sahaisant và gây thiệt hại cho phía Việt Nam.

Cụ thể, Sahaisant trúng thầu,được cung ứng ba tàu lai và hai xuồng cao tốc với tổng giá trị trên 70 tỉ đồng.Nhưng Sahaisant đã thuê một nhà máy ở Việt Nam gia công, chế tạo ba tàu lai vàhưởng chênh lệch gần 22,8 tỉ đồng. Đã vậy, Sahaisant vẫn bàn giao tàu, xuồngchậm so với hợp đồng với phía Việt Nam tới 300 ngày. Nhưng bộ Giao thông vận tảilại ra bốn văn bản chấp thuận việc Sahaisant chậm hợp đồng và miễn chịu phạt 21tỉ theo quy định.

Nhà thầu ngoại góp phần làm rơi vãi vốn ODA

Một liên danh giữa hai nhà thầu Nhật khác là Penta-Toa đã giành được hợp đồngthi công cải tạo luồng tàu và xây dựng bến container Chùa Vẽ nhưng đã sớm bánlại một phần cho nhà thầu Việt Nam Vinawaco thực hiện để ăn chênh lệch gần 16 tỉđồng. Nhưng Vinawaco lại bán thầu cho 16 đơn vị khác, không nằm trong danh sáchnhà thầu phụ được quy định trong hồ sơ mời thầu, hưởng lợi trên 40,3 tỉ đồng.

Với những dạng vi phạm như trên thì những khoản chi phí phát sinh không đúng,phía Việt Nam sẽ phải chịu (nếu không qua thanh tra, kiểm tra phát hiện và thuhồi lại) và do đó, làm tăng thêm gánh nặng nợ vay cho Việt Nam.

Lần giở lại hồ sơ nhiều dự án lớn vay vốn ODA khác dự án mở rộng cảng Cái Lân,Quảng Ninh, dự án nâng cấp, cải tạo quốc lộ 5, dự án nâng cấp, cải tạo quốc lộ1A đoạn Hà Nội - Lạng Sơn… đều có những sai phạm tương tự ở các ban quản lý dựán, các nhà thầu ngoại, gây thiệt hại cho phía Việt Nam.

Tại dự án cảng Cái Lân,theo kết luận của cơ quan chức năng, cũng chính tư vấn Nippon Koei đã tính toánsai ở một số hạng mục và để sửa chữa cho sai sót của nó, phía Việt Nam đã phảităng chi phí trên 14,5 tỉ đồng.

Có thực tế là khi thanh tra, kiểm toán vào thì thường các nhà thầu nước ngoài đã về nước, các ban quản lý đã giải tán, nên việc tiếp cận hồ sơ hoặc phát hiện ra sai phạm mà ra quyết định xử lý, thu hồi lại là rất khó khăn.

Tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền

Còn tại dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 5 một sốnhà thầu nước ngoài mặc dù vi phạm những quy định cơ bản của hồ sơ mời thầu vẫntrúng thầu, có những vi phạm trong quá trình triển khai dự án, gây thiệt hại chophía Việt Nam hàng chục tỉ đồng. Tổng số tiền nghiệm thu, thanh toán không đúngở dự án này - trong đó có nhiều nhà thầu nước ngoài- lên đến 64,84 tỉ đồng, cáckhoản tiền do lãng phí cũng được xác định là 42,4 tỉ đồng.

Tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền, trong một lần trả lời phỏng vấncủa chúng tôi cũng đã nói rằng, có thực tế là khi thanh tra, kiểm toánvào thì thường các nhà thầu nước ngoài đã về nước, các ban quản lý đã giải tán,nên việc tiếp cận hồ sơ hoặc phát hiện ra sai phạm mà ra quyết định xử lý, thuhồi lại là rất khó khăn.

Vấn đề đặt ra là do các dự án, công trình vay vốn ODA là những dự án sử dụng vốnrất lớn, khả năng thất thoát, lãng phí do các nhà thầu cả trong và ngoài nước,do ban quản lý dự án gây ra là lớn nên cần thiết phải tiến hành các cuộc thanhtra, kiểm tra ngay trong quá trình chuẩn bị và triển khai các dự án chứ không đểdự án kết thúc vài năm rồi, cơ quan nhà nước mới vào thanh tra.

Theo Phạm Anh
Sài Gòn tiếp thị



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.