Siêu lừa qua thẻ cào

Nhận tin nhắn trúng thưởng từ số tổng đài nhà mạngnhưng anh Mạnh vẫn bị lừa 6,2 triệu đồng tiền thẻ cào. Giờ đây, dù số điện thoạinhắn trúng thưởng là của ai thì người nhận cũng phải đề phòng.

Nhận tin nhắn trúngthưởng từ số tổng đài nhà mạng nhưng anh Mạnh vẫn bị lừa 6,2 triệu đồng tiền thẻcào. Giờ đây, dù số điện thoại nhắn trúng thưởng là của ai thì người nhận cũngphải đề phòng.

Sau vụ việc ông HàPhi Học ở Nghệ An bị lừa 25 triệu đồng qua hình thức nạp thẻ cào, tại Đà Nẵng,anh Mạnh, chủ thuê bao số 090504xxxx tiếp tục mất 6,2 triệu đồng thẻ nạp Viettelcũng với hình thức tương tự. Lúc 7h50 ngày 17/2, anh Mạnh nhận được tin nhắn từsố 18001090 với nội dung "Chúc mừng quý khách đã may mắn trúng thưởng một xe máySH trị giá 150 triệu đồng. Quý khách liên hệ tổng đài 04.66808958 để làm thủ tụcnhận giải".

Cùng lúc, liêntiếp các SMS từ đầu số khác như 113, 195 nhắn tin yêu cầu anh chuyển tiền quahình thức thẻ cào để làm lệ phí nhận giải. Theo hướng dẫn, anh Mạnh mua 6,2triệu đồng card nạp tiền của nhà mạng Viettel, đọc số seri thẻ cho nhân viên củatổng đài trên. Chờ mãi không thấy xe SH đâu, liên lạc lại thì bặt vô âm tín, anhmới biết mình đã bị lừa. "Họ nói nạp qua thẻ Viettel hay MobiFone đều được, lúcđó, mình không để ý lắm, lại thấy tin nhắn từ đầu số tổng đài nên không mảy maynghi ngờ mà làm theo", anh Mạnh nói.

Siêu lừa qua thẻ cào
Tin nhắn giả mạo dẫn dụ thuê bao nạp bạc triệu qua thẻ cào để nhận giải thưởng.

Nguồn tintừ MobiFone cho biết, ngoài trường hợp của anh Mạnh, nhà mạng này đãnhận thêm được phản ánh tương tự của 2 thuê bao khác cũng liên quan đếntổng đài 04.66808958. "Chúng tôi đang phối hợp với các đơn vị liên quan,xác định đường dây lừa đảo này để bảo vệ quyền lợi của khách hàng", đạidiện MobiFone cho hay.

Cũng với cách giảmạo đầu số của nhà mạng, không ít kẻ lừa đảo đã "móc túi" thuê bao di động theokiểu chót... chuyển tiền nhầm. Hồi ra Tết, anh Vũ Đức Trung, ở Minh Khai, Hà Nộinhận được một tin nhắn từ đầu số 195 với nội dung "Quý khách được +30.000 đồngtừ số điện thoại 0168505xxxx". Đang thắc mắc không biết ai bắn tiền vào tàikhoản cho mình thì anh Trung thấy tiếp một SMS từ chính thuê bao 0168505xxxx là"Anh chị gì ơi, em chuyển tiền cho bạn em mà lại nhầm số anh chị. Anh chị cho emxin lại với".

Tin là nhầm lẫn,anh Trung soạn tin nhắn chuyển tiền lại cho thuê bao trên. Tuy nhiên, đến lúckiểm tra tài khoản, anh mới thấy 100.000 đồng mình vừa nạp chỉ còn chưa đầy70.000 đồng, mặc dù chưa hề thực hiện cuộc thoại nào. Hỏi một vào người bạn, anhTrung mới biết nhiều người đã từng bị lừa như vậy. Thực tế, anh không hề nhậnđược khoản tiền nào, đầu số 195 cũng là giả mạo.

Theo tìm hiểu củaPV, việc giả mạo đầu số của nhà mạng để lừa đảo như 2 trường hợp trênđược thực hiện dựa vào công nghệ SMS touch. Thiết bị này mới xuất hiện trên thịtrường, có thể giả mạo tin nhắn từ bất kỳ đầu số nào, bao gồm cả số di động, cốđịnh và tổng đài nhà mạng và được rao bán công khai với giá khoảng 250.000 đồngcho 100 SMS; 1,2 triệu cho 500 SMS và 2,1 triệu cho 1.000 SMS. Việc nhắn tinbằng SMS touch được thực hiện qua mạng 3G, GPRS, wifi. Điều này khiến các chiêulừa nạp thẻ ngày càng trở nên tinh vi hơn khi "đánh đố" thuê bao di động phânbiệt đâu là tin nhắn thông báo của nhà mạng, đâu là giả danh.

Trước đó, hìnhthức dụ nạp tiền siêu khuyến mãi hay giả làm người quen rồi nhờ mua hộ thẻ càocũng diễn ra phổ biến. Một buổi tối muộn, chị Hạnh ở Hà Nội nhận được SMS từ sốmáy lạ có nội dung: "Thủy đây, Thủy đang ở trong viện với mẹ, giờ cần gọi điệncho anh trai vào gấp mà máy hết tiền, chạy ra ngoài nạp thẻ thì không ai trôngmẹ, mua hộ tớ card 200.000 đồng với. Mấy hôm tới, Thủy qua trả nhé, giúp Thủyvới".

Nghĩ một trongnhững cô bạn của mình mới đổi số điện thoại, lại ở hoàn cảnh "nước sôi lửa bỏng"nên chị Hạnh lấy thẻ công ty hỗ trợ hàng tháng ra giúp. Vài ngày sau, chị Thủygọi lại vào số thuê bao đó để hỏi thăm nhưng đều thấy tắt máy. Tất cả nhữngngười bạn tên Thủy trong danh bạ của chị đều không hay biết chuyện đó. Tá hỏa,chị Hạnh mới ngã ngửa đã bị mất 200.000 đồng.

Trao đổi với PV, lãnh đạo của một nhà mạng lớn cho biết đã nhận được đơn thư phản ánhcủa nhiều thuê bao bị lừa tiền qua hình thức nạp thẻ cào. Theo đó, doanh nghiệpviễn thông đã đưa tin cảnh báo và hướng dẫn cách xử lý cho khách hàng trongtrường hợp nghi giả mạo.

"Trong tình huốngthuê bao trúng thưởng, chúng tôi hay bất kỳ hãng viễn thông nào cũng sẽ mời đếnnhận giải chứ không bao giờ có chuyện yêu cầu nạp tiền trước bất cứ khoản lệ phínào. Nếu nhận được tin nhắn yêu cầu, khách nên gọi lại số tổng đài nhà mạng đểkiểm chứng, không nên làm theo hướng dẫn của SMS vì việc giả mạo đầu số hiện rấtnhiều", ông tư vấn.

Đại diện của mộthãng di động khác cho biết đang thử nghiệm kỹ thuật chặn tin nhắn giả mạo củathiết bị SMS touch. Theo vị lãnh đạo này, trong trường hợp khách hàng bị lừa đảoqua bất kỳ hình thức nào cũng cần phải phản ánh đến nhà mạng để có hướng xử lýkịp thời.

"Nếu nhận đượcthông tin sớm, chúng tôi có thể hỗ trợ chặn, thu hồi seri card đã bị lừa để trảlại cho khách. Các chiêu lừa ngày càng tinh vi, việc thuê bao phản ánh giúpchúng tôi cập nhật, cảnh báo sớm đến toàn bộ khách hàng và xử lý kịp thời", vịđại diện này nói.

Theo VNE



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.