Tái cấu trúc - Những khuyến nghị chính sách

Thứ nhất, việc tái cấu trúc nền kinh tế theo mô hình cơ cấu kinh tế 2 tầng với tầng trên là các tập đoàn kinh tế mạnh đang sở hữu và hoạt động đa ngành liên quốc gia là cần thiết và dưới là các doanh nghiệp vừa và nhỏ mạnh có liên kết với nhau và liên kết với tầng trên

Theochuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong, có 2 nguyên tắc cần phải xác lập trongthời gian tới: tái cấu trúc nền kinh tế nói chung và tái cấu trúc ở các tập đoàn,doanh nghiệp Nhà nước.

Thứ nhất, việc tái cấu trúc nền kinh tế theo mô hình cơ cấu kinh tế 2 tầng vớitầng trên là các tập đoàn kinh tế mạnh đang sở hữu và hoạt động đa ngành liênquốc gia là cần thiết và dưới là các doanh nghiệp vừa và nhỏ mạnh có liên kếtvới nhau và liên kết với tầng trên. Thứ hai là những tập đoàn Nhà nước chỉ nêntập trung ở một số lĩnh vực thật đặc biệt mà kinh tế tư nhân không tham dự đượchoặc không được phép tham dự.

“Đây là mộttrong những định hướng mang tính chất chung. Điều cần nhấn mạnh ở đây là các tậpđoàn hiện nay là các tập đoàn đa sở hữu, trong đó có các công ty cổ phần, có sựtham gia của những khu vực kinh tế ngoài Nhà nước chứ không phải tập đoàn kinhtế Nhà nước như mô hình chúng ta có hiện nay.

Đây là điểm nhấn đảm bảo tính hiệuquả cũng như là tính cạnh tranh được của các tập đoàn này trong thời gian tới.Những tập đoàn Nhà nước chỉ nên tập trung ở một số lĩnh vực thật đặc biệt màkinh tế tư nhân không tham dự được hoặc là không được phép tham dự”.

Trong khi đó, Trưởng ban Ban nghiên cứu cải cách doanh nghiệp, Viện Nghiên cứuQuản lý Kinh tế Trung ương (Bộ Kế hoạch & Đầu tư), Tiến sỹ Trần Tiến Cường kiếnnghị: Đã đến lúc phải rà soát lại các dự án đầu tư của các doanh nghiệp Nhà nước,các tập đoàn để từ đó xác định các mục tiêu chính của các tập đoàn, nhất quyếtkhông để xảy ra tình trạng “chệch hướng” như thời gian qua.

“Đối với mỗitập đoàn kinh tế, phải rà soát lại xem nguồn lực của mình đầu tư như thế nào?nguồn nhân lực để kiểm soát giám sát việc đầu tư kinh doanh vào ngành nghề chínhvà ngành nghề liên quan ra sao để đảm bảo mục tiêu chính mà chủ sở hữu nhà nướcgiao cho từng tập đoàn, tổng công ty Nhà nước? Bên cạnh đó, chủ sở hữu nhà nướccũng phải xác định rõ ràng các tập đoàn kinh tế mục tiêu chính là làm gì? ngànhnghề gì là chính?” - ông Cường đề nghị.

Dưới góc độ của chuyên gia tài chính, Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc Chươngtrình Giảng dạy kinh tế Fulbrigh lại cho rằng: Đã đến lúc phải phân bổ nguồn lựcmột cách hiệu quả, cần đặt doanh nghiệp Nhà nước vào một môi trường cạnh tranhthực sự.

Tái cấu trúc - Những khuyến nghị chính sách
Tái cấu trúc - Những khuyến nghị chính sách (Ảnh: Tinkinhte.com)

“Khu vực nàocó hiệu quả nhất của nền kinh tế thì phải được phân bổ nguồn lực một cách tươngứng. Những khu vực nào kém cạnh tranh và không tạo được giá trị gia tăng thìphải được phân bổ ít nguồn lực. Chúng ta chọn khu vực kém hiệu quả nhất làm độnglực tăng trưởng, làm chủ đạo thì chúng ta “đi chậm” là phải thôi. Tất cả nềnkinh tế thành công đều có cạnh tranh. Cạnh tranh ở đây là cạnh tranh trong nướcvà cạnh tranh với nước ngoài”.

Tái cấu trúc tập đoàn cũng cần phải thực hiện 2 điểm cốt lõi. Điểm thứ nhất,phải có cơ chế lãnh đạo của các tập đoàn này theo nghĩa mở hơn, tức là cán bộ ởđây có thể tách biệt giữa quyền sở hữu với quyền khai thác sử dụng. Nói cáchkhác là đại bộ phận phần vốn nhà nước sẽ nằm trong quyền quyết định của Chủ tịchHội đồng quản trị.

Còn vai tròchỉ đạo điều hành, giám đốc điều hành thì nên huy động những chuyên gia thực sự,kể cả những người ở khu vực kinh tế tư nhân để họ thực hiện những hợp đồng quảnlý, điều hành theo chỉ đạo của Chính phủ nói chung, cũng như những chỉ đạo củaHội đồng quản trị.

Chuyên gia tưvấn Trần Bạt, Tổng Giám đốcCông ty Invest Consut đề xuất: “Nếu chúng ta cử đại diện nằm trong Hội đồng quảntrị để giám sát việc sử dụng đồng vốn Nhà nước thì vô nghĩa. Vì quyền lợi củangười giám sáttrùng với quyền lợi của ngườikinh doanh và không thể nào người ta phân biệt được trách nhiệm. Giám sát khôngphải công việc của Hội đồng quản trị. Công việc của Hội đồng quản trị là giámsát quá trình kinh doanh chứ không phải là giám sát chi tiêu đồng vốn của Nhànước.

Tái cấu trúc - Những khuyến nghị chính sách

Ở đây có sựhiểu lầm chức năng giám sát của Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị giám sáthành vi kinh doanh của bộ máy điều hành chứ không giám sát tài sản quốc giatrong trường hợp này. Mục tiêu giám sát tài sản quốc gia là phải thực hiện bởicơ cấu khác bên ngoài Hội đồng quản trị”.

Điểm thứ 2 là công tác giám sát phải được thực hiện một cách độc lập tránh hiệntượng mà chính cơ quan chủ quản lại là người vừa ra quyết định đầu tư cho doanhnghiệp vừa là người đi giám sát thì nhiều lúc sẽ bị chi phối bởi chính bản thânngười ra quyết định.

Có lẽ sẽ còn phải bàn nhiều về chiến lược phát triển của các tập đoàn, doanhnghiệp mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn trong giai đoạn tới đây, song rõ ràng, nếukhông xác định rõ mục tiêu hoạt động, trách nhiệm của khu vực doanh nghiệp nàyvới mục tiêu phát triển quốc gia thì việc kiểm soát hoạt động của họ khó có thểđạt hiệu quả như mong muốn, đặc biệt là kể từ sau ngày 1/7 vừa rồi, khi mà toànbộ các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước phải chuyển đổi sang loại hình công tyTNHH một thànhviên.

Bởi, lúc đó quyền tự quyết của lãnh đạo các doanh nghiệp này là lớnhơn nhiều so với hiện nay.

Hy vọng rằng, những ý kiến của các chuyên gia mà chúng tôi đã đăng tải sẽ là ýkiến góp ý về việc nhìn nhận những lỗ hổng của tập đoàn và cùng tìm hướng để táicơ cấu các doanh nghiệp nhà nước, các tập đoàn thời gian tới.

Theovovnews.vn



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.