Tránh gây “sốc” cho nền kinh tế

Nhiều chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng việc tăng giá cần tính toán hài hòa lợiích ngành điện và nền kinh tế, tránh “tăng hại”...

Nhiều chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng việc tăng giá cần tính toán hài hòa lợiích ngành điện và nền kinh tế, tránh “tăng hại”... Sau khi ăn tết xong, ngườidân bắt đầu phải nghe thông tin tăng giá điện vì ngày 1-3 hằng năm là thời điểmđiều chỉnh giá điện theo định hướng cơ chế thị trường.

Tăng giá, EVN vẫn lỗ

Năm 2011, theo nguồn tin của chúngtôi, một phương án tăng giá của EVN cho biếtngay cả khi giá điện 2011 tăng khoảng 30%, vẫn phải cắt giảm trên 2 tỉ kWh điệngiá cao từ các nhà máy nhiệt điện. Một quan chức Bộ Công thương cho biết bộ phảigiảm trừ khá nhiều yếu tố tăng giá của EVN và mức thấp nhất có thể chấp nhậnđược năm nay phải lên tới 18%.

Con số này có vẻ cao, nhưng thực tế chỉ tăng gần 200 đồng/kWh. Đồng thời, để đảmbảo ngành điện không quá khó khăn, có nguy cơ ảnh hưởng đến khả năng thiếu điệntrong dài hạn, Bộ Công thương đề xuất ngành than phải “chia sẻ”, không tăng giábán than cho điện năm 2011.

Quan chức này trấn an: ngay cả ở phương án tăng 18%, thấp hơn nhiều so với đềnghị của EVN, Bộ Công thương vẫn yêu cầu EVN phải huy động điện giá cao vì nếucắt, hệ thống điện mùa khô có thể thiếu tới mức khó có thể chấp nhận - trên 4 tỉkWh (trong khi cắt điện mùa khô 2010 chỉ trên 1,3 tỉ kWh).

Để giảm hơn nữa so với mức 18%, theo quan chức trên, là không đơn giản, vì vớitốc độ tăng chi phí, tăng tỉ giá thì EVN dễ lỗ, số lỗ có thể lên tới trên 15.000tỉ đồng năm 2011.

Tránh gây “sốc” cho nền kinh tế
Việc tăng giá điện quá cao chắc chắn sẽ tác động không nhỏ đến đời sống người lao động. Trong ảnh: một bà nội trợ ở Q.Phú Nhuận, TP.HCM liệt kê tiền điện phải trả (Ảnh: Thanh Đạm)

Ông Tô Quốc Trụ - giám đốc Trung tâm tư vấn năng lượng, Hiệp hội Năng lượng -cũng cho rằng việc tăng giá điện năm 2011 là cần thiết để đáp ứng nhiều mụcđích, trong đó có chống thiếu điện về lâu dài, khuyến khích đổi mới công nghệ,tiết kiệm điện...

Ông Trụ cho biết Bộ Tài chính cũng đã có những phương án tăng giá, trong đó cóđề xuất mức tăng khoảng 17%. Tuy nhiên, ông Trụ cho rằng nhiều khả năng Chínhphủ sẽ quyết mức 18% theo đề xuất của Bộ Công thương vì đây là mức hợp lý hơncả.

Chỉ nên tăng vừa phải

Người dân trả thêm từ 5.000-140.000 đồng/tháng

Nếu Chính phủ quyết giá điện năm 2011 tăng 18% theo tính toán, tổng số tiền điện nền kinh tế sẽ phải trả thêm khoảng 19.000 tỉ đồng, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) sẽ tăng 0,54-0,72%. Trong đó, các ngành sản xuất sẽ phải chịu thêm chi phí gần 10.000 tỉ đồng, tăng giá thành từ 0,02-9,03%.

Các hộ nghèo có mức tiêu thụ điện 50 kWh/tháng trở xuống nếu giá điện tăng 18% thì số tiền phải trả tăng thêm hằng tháng khoảng 5.000 đồng, các hộ có mức tiêu thụ điện trung bình dưới 100 kWh/tháng sẽ trả thêm hơn 21.000 đồng/tháng. Hộ tiêu thụ đến 200 kWh/tháng sẽ trả thêm hơn 55.000 đồng/tháng. Các hộ sử dụng lượng điện ở mức 400 kWh/tháng sẽ phải trả thêm từ 100.000-140.000 đồng/tháng.

Ông Nguyễn Tôn Quyền, phó chủ tịch Hiệp hội Gỗ và lâm sản, cho biết với mức giáđiện tăng 18% sẽ tác động không nhỏ tới doanh nghiệp. Theo ông Quyền, giá điệntăng là cần thiết, tuy nhiên mức tăng 18-30% theo đề xuất của Bộ Công thương,ngay cả khi thực hiện ở mức thấp nhất cũng sẽ khiến doanh nghiệp phải chịu tácđộng nhiều vòng.

“Giá điện tăng, từ đó giá thép cũng tăng, giá nhân công tăng... Trong khi đó,ngành gỗ chúng tôi năm 2011 không thể tăng giá bán” - ông Quyền lo lắng. Mứctăng 18%, ông Quyền cho rằng gần gấp ba lần năm trước nên có yếu tố giật cục.

Còn mức tăng tối đa 40% theo đề nghị của EVN, ông Nguyễn Tôn Quyền khẳng địnhkhông thể chấp nhận được với rất nhiều doanh nghiệp và người dân. Ông Quyền đềnghị: “EVN cần tính toán tiết kiệm chi phí vì tiềm năng còn nhiều chứ hiện naymọi thứ chi phí tăng, trong đó có cả tăng lương đổ hết vào doanh nghiệp, ngườidân”.

Bà Nguyễn Tuệ Anh - trưởng ban môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh,Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương - cho biết việc tăng giá điện 18% năm2011 chắc chắn tác động không nhỏ đến người dân, doanh nghiệp.

Nên chọn phương án thấp nhất có thể vì những doanh nghiệp lớn tăng giá điệnkhông ảnh hưởng nhiều, với các doanh nghiệp nhỏ, dùng nhiều điện, tăng chi phígiá điện 18% trong khi không tăng được giá bán sản phẩm có thể khiến họ khókhăn, khó trả nợ, tác động cả đến người lao động và cả hệ thống ngân hàng...

“Tăng bao nhiêu cần có lộ trình, tăng từng bước. Vì cần có thời gian để đo phảnứng trên giá cả và đời sống người dân” - bà Tuệ Anh nói.

EVN cần tiết kiệm hơn nữa

Với chi phí năm 2010 của EVN khoảng 130.000 tỉ đồng, theo bà Tuệ Anh, là rất lớnvà tiềm năng tiết kiệm vẫn còn để chia sẻ bớt cơn sóng tăng giá với người dân.Ngoài ra, bà Tuệ Anh cho rằng với những người nghiên cứu, những lập luận nói EVNlỗ to, chi phí tăng cao... vẫn hơi khó hiểu. C

ác thông tin kiểu này cần có giải trình rõ ràng, như chi phí tăng thì tăng ởkhâu nào, có hợp lý không; lỗ vì mua điện giá cao thì lợi do bán được điện giácao thế nào (khi cắt điện luân phiên chủ yếu cắt điện giá rẻ ở nông thôn)... Vìvậy, cần phải có kiểm toán rõ ràng các thông số của EVN, chứ chỉ nói không nhưvậy khó thuyết phục.

Tránh gây “sốc” cho nền kinh tế

Biểu đồ mức tăng giá điện bình quân qua các năm (Đồ họa: Như Khanh)

Ông Hoàng Văn Tòng, phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên,chia sẻ: năm trước thép là một trong những mặt hàng bình ổn giá, nên bản thânngành thép cũng có khó khăn chứ không chỉ ngành điện. Nên nếu giá điện tăngmạnh, giá thép cũng nhiều khả năng phải tăng vì “giá điện tăng thì cái kim sợichỉ cũng tăng, nói gì đến thép”.

Theo ông Tòng, khi đã tính chuyện tăng giá điện thì chắc chắn phải có người chịuthiệt, đó là dân hay EVN, mức độ mỗi bên thế nào cần cân nhắc kỹ.

Với phương án của EVN cho rằng dù tăng giá 30% vẫn phải cắt cỡ 2 tỉ kWh điện giácao, ông Tòng cho rằng không hiểu phương án này được xây dựng dựa trên lợi íchcủa bên nào, có cục bộ quá không? Nếu cắt điện, doanh nghiệp thép sẽ nhập phôingoại về làm, nếu tăng giá, doanh nghiệp cũng phải tăng giá để tồn tại, ngườichịu tác động cuối cùng là dân.

Vì vậy, cơ quan nhà nước cần tính đúng, tính đủtác động đến đời sống để chọn mức giá điện hợp lý, tránh tâm lý té nước theo mưađã thường trực, hình thành làn sóng tăng giá.

Trước lập luận phải tăng giá điện để doanh nghiệp, người dân tiết kiệm điện,thay đổi công nghệ, Ông Hoàng Văn Tòng cho rằng đúng nhưng chỉ nói vậy chưa đủ.Doanh nghiệp chuẩn bị đầu tư thì có thể thay đổi, chứ vừa đầu tư xong, chưa khấuhao thì bảo đổi mới toàn bộ công nghệ cực khó. Bà Nguyễn Tuệ Anh cũng đồng tìnhquan điểm này khi cho rằng hiện người dân, doanh nghiệp nhỏ, tư nhân đang là đốitượng tiết kiệm nhất.

“Nếu chúng ta không giúp họ chuẩn bị một lộ trình đổi mới công nghệ, thay đổisản phẩm mà cứ nói tăng giá, buộc họ phải thay công nghệ thì họ có thể phải phásản trước khi đổi được công nghệ vì thiếu vốn, năng lực” - bà Tuệ Anh cho hay.

Hè 2011: Hà Nội sẽ thiếu 3 triệu kWh điện/ngày

Sáng 15-2, tại buổi gặp mặt đầu xuân giữa lãnh đạo UBND TP Hà Nội với đại diện các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội, ông Trần Đức Hùng - tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực Hà Nội - cảnh báo: “Trong mùa hè tới, nếu vẫn với thời tiết như mùa hè năm trước, Hà Nội sẽ thiếu khoảng 3 triệu kWh điện/ngày. Ngoài biện pháp tiết kiệm điện thì trong mùa hè này không riêng Hà Nội mà các tỉnh thành đều phải thực hiện tiết giảm điện”.

Dự kiến tại Hà Nội, Tổng công ty Điện lực Hà Nội sẽ phải thực hiện tiết giảm điện trên toàn địa bàn từ đầu tháng 3. Lượng điện tiết giảm từng ngày còn phụ thuộc vào thời tiết nhưng theo dự kiến, ngày nóng cao điểm nhất trong mùa hè ở Hà Nội năm nay có thể phải tiết giảm đến 6 triệu kWh/ngày.

Trừ những phụ tải quan trọng và những phụ tải được ưu tiên, tất cả phụ tải còn lại trên toàn TP sẽ phải cắt điện đồng đều, không tập trung cụ thể vào một khu vực nào. Công ty cũng cam kết mỗi phụ tải sẽ bị tiết giảm điện tối đa 1 lần/ngày và không quá 2 ngày/tuần.

* Ngày 15-2, Thứ trưởng Bộ Công thương Hoàng Quốc Vượng đã phê duyệt kế hoạch cung cấp điện tại các địa phương trong mùa khô 2011.

Theo kế hoạch này, sở công thương các tỉnh thành phối hợp với các đơn vị điện lực lập kế hoạch cung cấp điện hằng tháng. Trong đó có ưu tiên cung cấp điện cho các sự kiện chính trị xã hội quan trọng, các khách hàng quan trọng (được tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt). Sở công thương tại các địa phương có trách nhiệm giám sát việc thực hiện theo kế hoạch trên.

Cũng theo Bộ Công thương, do tình hình khô hạn năm 2010 nên đầu tháng 1-2011, lượng nước tại các hồ thủy điện rất thấp, một số nhà máy điện khu vực miền Bắc chưa vận hành ổn định, Nhà máy điện Phú Mỹ 3 (công suất 720MW) bị sự cố khiến nguồn điện hiện tại thiếu hụt 700 triệu kWh.

Sự cố này càng làm tăng nguy cơ thiếu điện vào mùa khô vì thời gian khắc phục dự kiến kéo dài đến ba tháng.

Nguyễn Hà - Quang Khải

Theo Cầm Văn Kình
Tuổi trẻ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.