Xử lý nợ theo tiêu chuẩn mới, ngân hàng "khỏe" lên

Đưa nợ xấu ra ánh sáng

Nợ xấu toàn hệ thống ngân hàng đang nằm ở mức 2 - 3%, theo cách phân loại nợhiện hành. Khi áp dụng phân loại nợ theo tiêu chuẩn mới, tỷ lệ nợ xấu tăng lên,từ thực tế ở ba ngân hàng.

Đưa nợ xấu ra ánh sáng

Ông Lê Xuân Nghĩa, phó chủ tịch uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia, cho rằngnhiều lãnh đạo ngân hàng lo lắng nợ xấu sẽ gia tăng khi áp dụng cách phân loạinợ xấu theo tiêu chuẩn mới. Theo ông, bình quân nợ xấu toàn ngành ở tỷ lệ 2 -3%, nhưng tỷ lệ này cao hơn ở một số “mắt xích yếu trong hệ thống ngân hàng”.

Đến nay, VCB, BIDV và Agribank là ba ngân hàng thực hiện phân loại nợ theo chuẩnmới này.

VCB áp dụng từ tháng 4, nợ xấu dự kiến sẽ tăng từ 2,47% trong năm 2009 lên 3,5%trong năm nay.

Năm 2005 BIDV còn thực hiện phân loại nợ theo chuẩn cũ, với tỷ lệ nợ xấu là12,47%. Áp dụng theo chuẩn mực quốc tế do kiểm toán quốc tế thực hiện, nợ xấuvọt lên mức 31%. Nhưng hai năm kế tiếp, BIDV đã giảm tỷ lệ nợ xấu từ mức 9,6%xuống còn 3,9%.

Theo các thông tin đã được công bố, năm 2008, Agribank áp dụng chuẩn mới nợ xấuở mức 2,7% so với mức 1,9% năm 2006.

Xử lý nợ theo tiêu chuẩn mới, ngân hàng "khỏe" lên
Do chịu nhiều áp lực, cổ phiếu ngân hàng đã trượt dốc dài từ cuối năm 2009 đến nay (Ảnh: Lê Quang Nhật)

Theo TS Lê Thẩm Dương, trưởng khoa kinh doanh đại học Ngân hàng TP.HCM, chínhviệc áp dụng tiêu chuẩn mới trong phân loại nợ đã giúp đưa nợ xấu của ngân hàngra ánh sáng.

“Thuốc đắng dã tật”

Khi tỷ lệ nợ xấu tăng lên, đồng nghĩa với việc ngân hàng phải trích lập dự phòngtăng, ảnh hưởng tới lợi nhuận. Do không có quy định, hướng dẫn của ngân hàng Nhànước về cách xếp hạng tín dụng nội bộ, các ngân hàng đã tự xây dựng hệ thống nàytheo cách riêng. Điều này tạo sự không thống nhất trong quản lý chất lượng tíndụng giữa các ngân hàng, khiến ngân hàng Nhà nước khó khăn trong quản lý.

Xử lý nợ theo tiêu chuẩn mới, ngân hàng "khỏe" lên

Đó làlý do cơ quan này phải soạn dự thảo quy định về phân loại nợ theo chuẩn mới nhằmkiểm soát chất lượng hoạt động tín dụng, quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàntrong hoạt động tín dụng, quy định về thông tin tín dụng,... mà ngân hàng Nhànước dự kiến ban hành giữa tháng 7 tới. Được biết, Ernst & Young Việt Nam là mộttrong những đơn vị tư vấn cho dự thảo này. Vì vậy, để đi sát với quy định mới,vài ngân hàng như TienPhongBank, Sacombank… đã nhờ công ty này tư vấn xây dựnghệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.

Bản thân các ngân hàng cũng sẽ góp vốn, chia sẻ thông tin để lập trung tâm thôngtin tín dụng doanh nghiệp tư nhân, nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạtđộng tín dụng, bên cạnh trung tâm thông tin tín dụng của ngân hàng Nhà nước (CIC).

Theo ông Lê Thẩm Dương, các ngân hàng phân loại nợ xấu theo tiêu chuẩn mới cũnggiống như “uống thuốc”, những khoản nợ xấu được “định dạng” lại, bộc lộ rõ hơn,tỷ lệ nợ xấu tăng, nhưng không có nghĩa là ngân hàng hoạt động yếu đi, mà làđang tự giúp mình khoẻ mạnh hơn.

Hai cách phân loại nợ

Theo TS Lê Thẩm Dương, trưởng khoa kinh doanh đại học Ngân hàng TP.HCM, trong quyết định phân loại nợ xấu ban hành năm 2005, thì ngân hàng có thể chọn phân loại nợ theo hai cách:

Cách thứ nhất được hầu hết các ngân hàng áp dụng: phân loại nợ dựa vào thời gian quá hạn và số lần cơ cấu khoản nợ, từ đó chia thành năm nhóm, từ mức đủ tiêu chuẩn cho tới mức nợ có khả năng mất vốn. Thí dụ, nợ quá hạn dưới 90 ngày thì đưa vào nợ cần chú ý, nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày đưa vào nhóm nợ nghi ngờ. Cách p hân loại như vậy, theo các chuyên gia tài chính và kiểm toán, khi đối chiếu với chuẩn mực kế toán quốc tế, không phản ánh đầy đủ khả năng thu hồi vốn.

Cách thứ hai, khi phân loại nợ, ngân hàng phải xây dựng được hệ thống đánh giá tín dụng doanh nghiệp nội bộ. Với cách xếp hạng này, ngân hàng sẽ chủ động đánh giá được doanh nghiệp trước khi cho vay. Chẳng hạn, nếu đối tượng doanh nghiệp được cho vay là thuộc nhóm có rủi ro cao, thì khoản cho vay đối tượng này cũng phải được xếp vào loại nợ có rủi ro cao, chứ không chờ đến khi rủi ro xảy ra.

Theo Hồng Sương
Sài Gòn tiếp thị



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.