Mỹ báo động về khủng hoảng hạt nhân tại Nhật

Mối lo ngại về sự cố cháy nổ gây rò rỉ phóng xạ tại nhà máy Fukushima I sau động đất đang gia tăng tại Mỹ, khi các chuyên gia nước này nhận định rằng nỗ lực làm nguội các lò phản ứng tại đây đang thất bại.

Mối lo ngại về sự cố cháy nổgây rò rỉ phóng xạ tại nhà máy Fukushima I sau động đất đang gia tăng tại Mỹ,khi các chuyên gia nước này nhận định rằng nỗ lực làm nguội các lò phản ứng tạiđây đang thất bại.


Greg Jaczko, chủ tịch Uỷ ban điềutiết hạt nhân Mỹ (NRC), cho rằng những nỗ lực làm nguội các lò phản ứng bằngnước biển và ngăn nguy cơ hạt nhân bị tan chảy tại nhà máy Fukushima I rõ ràngđang không thu được thành công.

"Chúng tôi tin rằng xung quanhkhu vực lò phản ứng có mức độ phóng xạ cao. Rất khó để các nhân viên cứu hộ khẩncấp tiếp cận những lò phản ứng này. Nồng độ phóng xạ mà họ có thể bị phơi nhiễmcó khả năng ở mức nguy cơ gây chết người chỉ trong một thời gian rất ngắn", BBCdẫn lời cảnh báo của ông Jaczko trước tiểu ban thương mại và năng lượng của quốchội Mỹ.

NRC hiện có 11 chuyên gia tạiTokyo để theo dõi diễn biến cuộc khủng hoảng hạt nhân tại đây. Giám đốc Cơ quannăng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) của Liên Hợp Quốc Yukio Amano cũng đang trênđường tới Nhật Bản để thu thập thêm thông tin.

Mỹ báo động về khủng hoảng hạt nhân tại Nhật
Quanh cảnh nhà máy Fukushima I với các lò phản ứng bị hư hại sau những vụ cháy nổ liên tiếp. Ảnh: BBC

Bộ trưởng Năng lượng MỹSteven Chu thì nhận định tình hình tại nhà máy điện nguyên tử của Nhật hiệnnay nghiêm trọng hơn vụ tan chảy một phần hạt nhân ở nhà máy Three MileIsland, bang Pennsylvania, năm 1979. Sự cố tại Mỹ hơn 30 năm trước là mộttrong những tai nạn đen tối nhất của ngành hạt nhân thế giới.

Cũng trongngày hôm qua, Bộ Ngoại giao Mỹ kêu gọi công dân sống trong bán kính 80 km cáchnhà máy Fukushima I rời khỏi khu vực này, rộng hơn nhiều so với bán kính sơ tán20 km do chính phủ Nhật đưa ra. Một số sĩ quan Mỹ tại Nhật cũng được cấp phátthuốc chống các ảnh hưởng của nhiễm phóng xạ.

Trong khi đó, các kỹ sư đang chạyđua với thời gian để tránh một thảm hoạ hạt nhân tại nhà máy Fukushima I, nơitrận động đất và sóng thần dữ dội hôm 11/3 đã phá huỷ máy phát điện dự phòngchạy bằng diesel của nhà máy dẫn đến tê liệt hệ thống tự làm mát các lò phản ứngcủa cơ sở hạt nhân này.

Nhóm công nhân đang hối hả bơmnước biển vào các lò phản ứng để ổn định nhiệt độ bên trong lò. Biện pháp khẩncấp cũng đồng nghĩa với việc tiêu diệt khả năng phục hồi hoạt động của nhà máynày được thực hiện từ thứ bảy tuần trước, sau khi xảy ra vụ nổ đầu tiên ở lòphản ứng số 1.

Đơn vị chủ quản nhà máy FukushimaI là Công ty điện lực Tokyo cho biết họ đang tìm cách phục hồi nguồn điện cho hệthống làm mát tự động của các lò phản ứng "trong thời gian sớm nhất". Nhà máynày chỉ cách Tokyo 220 km về phía đông bắc và sau sự cố, nồng độ phóng xạ tạithủ đô Nhật được xác định cao hơn bình thường nhưng chưa đến mức đe doạ sức khoẻcon người.

Trong một diễn biến hôm qua, Nhậthoàng Akihito có buổi xuất hiện hiếm hoi trên truyền hình để bày tỏ "mối lo ngạisâu sắc" về cuộc khủng hoảng mà đất nước của ông đang phải đối mặt. Truyền hìnhquốc gia Nhật cắt ngang các chương trình để truyền lời phát biểu của hoàng đế môtả tình hình khó khăn ở nước này là "chưa từng có tiền lệ".

Nhiều công ty nước ngoài đang cóchương trình đưa nhân viên sơ tán khỏi Nhật Bản, hoặc rời Tokyo xuống phía namđể tránh xa khu vực ảnh hưởng rò rỉ phóng xạ. Một số nước như Anh thì khuyêncông dân đang có mặt ở Tokyo hoặc vùng phía bắc thành phố cân nhắc việc rời đi.

Pháp cũng hối thúc các công dâncủa mình ở Tokyo rời Nhật Bản hoặc lui về phía nam. Hai chiếc máy bay của hãngAir France đã được cử tới Nhật để bắt đầu cuộc sơ tán. Australia cũng có cảnhbáo tương tự đối với các công dân, trong khi Thổ Nhĩ Kỳ khuyên người dân khôngnên đến Nhật vào lúc này.


Theo Đình Nguyễn
Vnexpres



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.